Khám phá vẻ đẹp đảo Hòn Bà – Thị xã LaGi, Bình Thuận | Blog Phượt

Or you want a quick look: Đảo Hòn Bà cách bờ biển Lagi, huyện Hàm Tân gần 2km về hướng Ðông, cách Phan Thiết khoảng 70km về phía Ðông Nam. Hòn Bà tuy nhỏ nhưng có khá nhiều điều thú vị đấy.

Cập nhật vào 16/07

Đảo Hòn Bà cách bờ biển Lagi, huyện Hàm Tân gần 2km về hướng Ðông, cách Phan Thiết khoảng 70km về phía Ðông Nam. Hòn Bà tuy nhỏ nhưng có khá nhiều điều thú vị đấy.

1. Giới thiệu về đảo Hòn Bà

Đảo Hòn Bà có đỉnh cao so mặt biển 38m, diện tích khoảng 2,8ha và đường chu vi chân đảo từ 700m - 800m.

Chiều cao của đảo khoảng 40m, rộng hơn 2ha. Nhìn từ xa, đảo có hình dáng như một con rùa khổng lồ đang vươn mình ra khơi.

Đảo Hòn Bà nhìn từ bãi biển LaGi

2. Sự tích Hòn Bà LaGi

Huyền thoại về Hòn Bà qua truyền khẩu nhiều đời, dẫu có những chi tiết khác nhau nhưng vẫn là câu chuyện tình đầy tính sử thi. Người ta kể rằng, xưa có đôi vợ chồng trẻ sống thật hạnh phúc bên nhau trên mảnh đất LaGi khi chưa có dấu chân người, tưởng chừng không có gì thay đổi được.

Một hôm, người chồng thẫn thờ nghe tiếng con chim lạ hót đã gieo vào lòng chàng bao điều nghĩ ngợi, bàng hoàng. Thế rồi chàng xách ná, tên đi theo tiếng chim mãi về hướng núi xa, với hy vọng sẽ gặp điều may mắn.

READ  10 homestay Quy Nhơn gần biển, giá rẻ chỉ từ 120.000 vnđ

Đến một vùng đất lạ, thú rừng không gặp nhưng hoa ở quanh chàng hiện ra khung cảnh của ngàn hoa và những hình bóng mỹ nữ diễm kiều. Chàng quên cả lối về với người vợ chân quê.

Ở nhà, nàng nóng lòng bên chảo nước réo sôi, lửa lại sắp tàn, mòn mỏi ngóng chờ chàng mang về những con thịt rừng và tấm da thú màu lông sặc sỡ.

Ngày tiếp ngày, nàng vẫn kiên trì nhóm hồng bếp lửa để giữ cho chảo nước luôn sôi. Nhưng trong một đêm được báo mộng, người vợ hiểu ra chàng đã phụ bạc, quay lưng với tình yêu nồng ấm ngày nào nên nàng nổi cơn ghen, hất đổ chảo nước đang sôi như một lời thề đoạn tuyệt.

Nàng dậm chân ba dậm, Động Bà Sang bỗng tách một phần đất để trở thành hòn đảo cô đơn chia lìa với bao kỷ niệm. Đó là Hòn Bà!

Trên phần đất tiếp giáp giữa huyện Hàm Tân và Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) có suối nước nóng Bình Châu. Người ta nói là dấu tích chảo nước sôi bị bà đạp đổ.

Còn nói về người chồng, có lẽ gặp điều trắc ẩn mà không có cơ hội giãi bày nên ngàn năm đứng mãi ở ngọn núi cao, trông ngóng về hướng biển đông thương nhớ người vợ thủy chung. Địa danh Núi Ông ở huyện Tánh Linh (Bình Thuận) lại gắn với sự tích ở miền biển này.

3. Cách đi ra đảo Hòn Bà - LaGi

Hành trình đến đảo vô cùng gian nan, chỉ có những con người thích khám phá, mạo hiểm mới thích nơi này vì nó không ồn ào, không náo nhiệt như đất liền.

READ  Review Mia resort Nha Trang chi tiết &quotcho người mới đi&quot | Vuidulich.vn

Bạn có thể thuê Cano, tàu thuyền ra đảo. Có dịch vụ của Công ty du lịch Ông Giàu hoặc Công ty TNHH Ba Thật. Giá cả chiều đi và về khoảng 150 - 200k.

4. Hòn Bà có gì?

Bao quanh đảo toàn là đá, chỉ có một bờ cát nhỏ duy nhất là nơi cập thuyền. Đảo nhỏ, lại gần bờ, nhưng đặt chân lên đảo, bạn sẽ có cảm giác đây là một khu rừng giữa biển khơi với những tàn cây cổ thụ quanh năm xanh ngát.

Xung quanh đảo Hòn Bà toàn là đá

Ở ngay lối lên đỉnh Hòn Bà có một am thờ ông Cai, cạnh ngay gốc cây trôm già. Có một câu chuyện nhỏ: Người ta nói có một thương buôn khi cặp thuyền ghé đảo núp gió, rung động trước nhan sắc của người chủ đảo, không cầm lòng được nên đã lỡ lời thô lỗ, suýt vong mạng. Nhưng Bà đã tha thứ và người thương buôn này xin tình nguyện làm kẻ hầu hạ bà suốt đời.

Hòn Bà có hơn 100 bậc thang để đi lên tới đỉnh của hòn đảo, nơi tọa lạc của ngôi đền thờ nữ thần Thiên Y A Na (Pô Inư Nagar) - một vị nữ thần linh thiêng với nhiều truyền thuyết tín ngưỡng.. Nơi đây không có cư dân sinh sống mà chỉ có một người trông coi ngôi đền.

Nửa đầu thế kỷ XVII người Chăm đã dựng lên một ngôi đền để thờ nữ Thần Thiên Y Ana, vị Thần thiêng liêng của vương quốc Chămpa cổ. Cũng từ đây hòn đảo có tên là Hòn Bà.

Cổng lên đền thờ nữ thần Thiên Y Ana

Ngôi đền thờ có kết cấu kiến trúc và trang trí nghệ thuật giống như ngôi miếu của người Việt cùng thời. Trong ngôi đền thờ, tượng nữ Thần Thiên Y Ana bằng đá, được các nghệ nhân Chăm tạc từ một khối đá nguyên tại chỗ.

Việc thờ tượng Bà ở trên đỉnh Hòn Bà thể hiện sự tôn vinh của người Chăm với nữ Thần. Mặt khác ở những thế kỷ trước đây, nghề biển là nghề chính thu hút đông đảo ngư dân Chăm ven bờ mà dấu vết của những làng ngư cổ vẫn còn.

READ  Xem thông tin hữu ích về Hòn non bộ ở Huế - Liên hệ: 0936430656

Do vậy, việc thờ tượng Nữ thần ở đây cũng là sự cầu mong cho Nữ thần phù hộ, cứu nạn cho họ trên biển. Hàng năm người Chăm ở các nơi thường đến đây làm lễ cầu mưa và các nghi lễ tôn giáo khác.

Lễ hội ở đây là ngày giỗ Nữ Thần Thiên Y Ana mà dân địa phương gọi là ngày Vía Bà. Nghi lễ được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Đền thờ nữ thần Thiên Y Ana

Ngồi trên gành đá chân đảo nhìn qua làn nước biếc xanh như ngọc, thấy những chòm san hô lấp lành và từng đàn cá tôm hồn nhiên bơi lội dễ quên ta đang ở giữa biển mênh mông. Khung cảnh hữu tình như thế nên có lời ví von: “Hòn Bà là động tiên sa”.

  • Bạn có thể tham khảo những bãi biển đẹp nhất ở LaGi trong bài viết: Biển LaGi.

5. Món ăn trên đảo

Trên đảo Hòn Bà có một món ăn gọi là: Hào sữa. Dùng chiếc dao sắt hoặc viên đá để tự khai thác những con hào có bộ vỏ sần sùi bám trên gành đá ẩm mặn nhiều vô kể. Một chút muối tiêu, chanh hoặc mù tạt thì ngon thôi rồi.

Con hàu sữa trên đảo Hòn Bà

Độc đáo hơn là những con “vú nàng” ở trên đảo, khi được luộc chín thì không còn thứ mỹ vị nào sánh được và phải nhớ mãi như kẻ tương tư…

Ốc Vú Nàng trên đảo Hòn Bà

Ốc Vú Nàng trên đảo Hòn Bà

Nếu có dịp đến LaGi, Bình Thuận thì đừng bỏ qua cơ hội khám phá đảo Hòn Bà bạn nhé!

See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply