Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh giữ nguyên chất không bị hỏng

Or you want a quick look:

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ lần đầu tiên làm mẹ nên không biết cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh như thế nào cho đúng cách? Sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh được bao nhiêu lâu? Tất cả sẽ được điện máy Sharp Việt Nam giải thích chi tiết trong bài viết dưới đây. Nội dung bài viết Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách Các mẹ có thể bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh bằng cách sử dụng các túi trữ sữa thường ghi dung tích 150-180 ml nhưng để tiết kiệm không gian tủ lạnh, các bạn có thể chứa đến gần mép cách chỗ khoá kéo khoảng 2-3 cm, sẽ được khoảng 200-250 ml tuỳ loại túi. Nếu ngăn đá nhỏ, bạn nên ép hết không khí ra khỏi túi sữa, hàn kín miệng, có thể sắp xếp 3-4 túi sữa vào một túi zip to, sao cho tận dụng tối đa không gian của ngăn đá. Nếu phải để chung với thức ăn khác, bạn cần lưu ý cho các thức ăn vào hộp nhựa kín để sữa không bị nhiễm khuẩn. Bạn nên sử dụng tủ lạnh loại lớn, có ngăn đá riêng biệt, các túi sữa được để cách nhau 1 cm trong không gian lớn, tránh nhiễm khuẩn chéo. Đặc biệt, mẹ nên để ở phía bên trong, ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Đây là nơi lạnh và duy trì nhiệt độ ổn định nhất. Không nên để sữa ở phía ngoài mép tủ hay cánh cửa tủ vì sẽ làm sữa mau hỏng hơn. Một số lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh bạn cần biết Nếu bạn muốn sữa mẹ trong tủ lạnh giữ nguyên được chất dinh dưỡng và an toàn hợp vệ sinh thì cần lưu ý một số điểm sau: Các mẹ cần rửa tay thật kỹ và vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ vắt sữa, đựng sữa trước khi hút sữa ra để tích trữ. Lau sạch đầu vú trước khi vắt và chườm khăn ấm lên bầu vú khoảng 2 phút trước khi hút sữa mẹ. Sử dụng các túi trữ chuyên dụng để bảo quản sữa. Trước khi cho các túi sữa vào ngăn đá, các mẹ nên ghi lại ngày vắt sữa, dung tích sữa. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi cho việc sử dụng và rã đông sau này. Sau khi vắt sữa xong nên để sữa ở ngăn đá tủ lạnh ngay sau khi vắt, đừng đợi vài tiếng đồng hồ rồi mới bỏ vào tủ. Tuyệt đối không để sữa ở phía ngoài mép tủ hay cánh cửa tủ vì sẽ làm sữa mau hỏng hơn mà các  mẹ nên để ở phía bên trong, ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bởi đây là nơi lạnh và duy trì nhiệt độ ổn định nhất. Trường hợp bị mất điện lâu, bạn bảo quản sữa trong thùng giữ lạnh, đồng thời, mua thêm đá cây để giữ cho sữa đông không bị tan chảy và chuyển sữa trở vào ngăn đá khi có điện.

READ  Công thức tính diện tích hình chữ nhật Lớp 3, lớp 4 ( Có bài tập minh họa )
Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý khi cho bé dùng sữa mẹ trữ trong ngăn đá như sau: Không nên cất và bảo quản sữa mà bé đã sử dụng thừa sau mỗi cữ. Sữa đã rã đông rồi không cho nên cho vào ngăn đá lại, không hâm đi hâm lại nhiều lần. Không đổ lẫn sữa mà mẹ mới vắt với những sữa mà mẹ đã trữ đông cho bé. Thời gian sử dụng của sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh là bao lâu? 1. Thời gian trữ sữa trong ngăn mát  Sữa mẹ được vắt và trữ sữa đúng cách sẽ đảm bảo được việc giữ nguyên dưỡng chất, các kháng thể cũng như đảm bảo an toàn cho bé. Việc sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu phụ thuộc nhiều vào loại tủ lạnh của gia đình bạn. Thời gian lưu trữ sữa mẹ đã vắt trong ngăn mát tủ lạnh có thể giữ được trong 48 giờ. Lưu ý nhiệt độ ngăn mát khoảng 4 – 13oC. 2. Thời gian trữ sữa trong ngăn đá Phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng mở cửa tủ đá, sữa vắt xong nên cho ngay vào ngăn đá tủ lạnh giữ được 7 ngày, thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác. Đối với tủ lạnh mini chỉ có một cửa chung cho cả ngăn đá và ngăn mát chỉ có thể bảo quản được trong 2 – 3 tuần. Còn đối với loại tủ lạnh 2 cánh, có cánh riêng cho ngăn đá và ngăn mát, sữa mẹ vắt ra có thể để được 3 – 6 tháng nhưng thời gian tốt nhất là trước 04 tháng. Ngoài ra, nếu mẹ dùng tủ đông chuyên dụng, loại tủ lạnh dùng riêng để trữ thức ăn đông thì có thể bảo quản sữa tối đa được 6 tháng. Nhiệt độ của tủ chuyên dụng -18 độ C.
READ  Cách tìm kiếm bằng giọng nói trên tivi Sony chi tiết từ A
Môi trường bảo quản sữa Thời gian tối đa Phòng trên 26oC 1 giờ Phòng máy lạnh dưới 26oC 4 – 6 giờ Ngăn mát tủ lạnh (4oC) 48 giờ Ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh một cửa) 2 tuần Ngăn đá tủ lạnh hai cửa (ngăn đá có cửa riêng) (-18oC) 4 tuần Tủ đông lạnh chuyên dụng (-18oC đến -20oC) 6 tuần Các bạn có thể tham khảo: Nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá của tủ lạnh bao nhiêu thì tốt? Cách rã đông sữa mẹ đúng cách Đối với sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các mẹ nên cho bình hoặc túi sữa vào bát nước ấm có nhiệt độ khoảng 40oC. Còn đối với trữ sữa mẹ trong ngăn đá thì đầu tiên mẹ để sữa xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông, sau đó mới cho ra ngoài hâm nóng ở 40oC. Các mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa ở mức 1 với khoảng nhiệt độ này, sữa mẹ sẽ giữ được nguyên các chất dinh dưỡng cần thiết. Một số lưu ý khi ra đông sữa mẹ Sữa sau khi rã đông có mùi hơi hăng, gây nồng, không thơm như sữa mới vắt. Tuy nhiên, dinh dưỡng không thay đổi, nên các mẹ cứ yên tâm cho con sử dụng nếu rã đông đúng cách. Tuyệt đối không rã đông bằng lò vi sóng, vì việc làm nóng quá nhanh có thể khiến một số chất kháng thể trong sữa bị ảnh hưởng. Không được lắc mạnh bình sữa đã rã đông. Cách lắc sữa mình sẽ nói rõ hơn ở phần hâm nóng sữa mẹ ngay bên dưới. Tuyệt đối không dùng nước nóng quá hoặc nước sôi, vì sẽ làm mất dinh dưỡng của sữa. Cách hâm nóng sữa mẹ trước khi cho bé bú
READ  Top 5 máy lọc nước tại vòi bán chạy nhất trên thị trường hiện nay
Cứ đến giờ bú, lấy 1 phần sữa (đủ cho bé ăn một lần) đã rã đông chậm cho vào bình. Ngâm bình trong nước ấm 40oC hoặc máy hâm để tăng nhiệt độ sữa bằng với nhiệt độ cơ thể – thân nhiệt của bé. Sữa để tủ lạnh khi lấy ra sẽ có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi hâm ấm, mẹ nhớ lắc nhẹ để lớp béo hoà tan hoàn toàn. Cách lắc nhẹ bình sữa đã hâm nóng: Dùng 2 lòng bàn tay áp vào bình sữa, thao tác giống như chà 2 bàn tay với nhau một cách nhẹ nhàng. Trước khi cho bé bú hãy thử sữa bằng cách nhỏ một giọt sữa từ bình lên mu bàn tay hoặc trong cườm tay để đảm bảo an toàn cho bé. Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hỏng Sữa có mùi hôi: Sữa thường không có mùi đậm. Nếu khi rã đông và mở túi trữ sữa / bình chứa mà mẹ ngửi được mùi hôi, có nghĩa là sữa đã bị hỏng. Sữa bị vón cục: Sữa phân tách lớp, có lớp váng ở trên là bình thường. Tuy nhiên sữa bị vón cục là dấu hiệu của chất lượng sữa không còn tốt nữa. Sữa có mùi chua như sữa chua, sữa bò bị thiu cũng là dấu hiệu sữa bị hỏng. Sữa quá hạn sử dụng: theo dõi kỹ kỹ ngày lưu trữ sữa và sử dụng sữa trước khi hết hạn theo bảng thời gian bảo quản sữa mẹ ở trên. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn biết cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách mà không bị mất chất dinh dưỡng trong sữa nhé
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply