Nhận biết các loại vận đơn đường biển | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: 1.Phân loại vận đơn đường biển căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa

Vận đơn đường biển rất đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, và được sử dụng vào nhiều công việc khác nhau, đặc biệt là trong thanh toán quốc tế bằng L/C.

Chính vì vậy, việc nhận biết các loại vận đơn đường biển và ý nghĩa của chúng là vấn đề hết sức quan trọng đối với những người có liên quan, đặc biệt là đối với nhà xuất nhập khẩu, các ngân hàng… Có thể dựa vào tình trạng hàng hóa, đặc điểm hành trình, ghi chú trên vận đơn, khả năng lưu thông để nhận biết các loại vận đơn

>>>>> Xem thêm: Điều khoản trọng tài trong hợp đồng mua bán quốc tế

1.Phân loại vận đơn đường biển căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa

Có thể phân thành 2 loại vận đơn đường biển sau: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

a/Vận đơn đường biển đã bốc hàng lên tàu

- Trong thương mại quốc tế, các điều kiện cơ sở giao hàng FOB, CIF, CFR được sử dụng phổ biến, do đó nhà nhập khẩu cũng như ngân hàng phát hành L/C thường yêu cầu xuất trình vận đơn đường biển loại “ Đã bốc hàng lên tàu” thì mới được thanh toán tiền hàng học xuất nhập khẩu

- Cụm từ “ đã bốc hàng lên tàu” có thể được in sẵn hoặc không được in sẵn trên vận đơn. Nếu chưa được in sẵn, để trở thành vận đơn “đã bốc hàng lên tàu” người phát hành sẽ ghi thêm hay đóng dấu các chữ sau đây lên trên mặt trước của vận đơn “ shipped on Board”, “ On Board”, “ Shipped” hoặc “ Laden on Board”. Như vậy, cầm vận đơn nếu có in sẵn hoặc có ghi hay đóng dấu thêm các chữ như vậy thì vận đơn đó goi là “vận đơn đã bốc hàng lên tàu”.

b/Vận đơn đường biển nhận hàng để chở

Vận đơn nhận hàng để chở là loại vận đơn đường biển được phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng để chở và cam kết: khóa học kế toán thực hành

-Sẽ bốc hàng lên tàu tại cảng quy định như đã ghi trên vận đơn

-Hàng hóa được vận chuyển bằng con tàu như đã ghi trên vân đơn

Trong trường hợp, nếu người chuyên chở đã nhận hàng nhưng lại chưa bốc hàng lên tàu do chưa có tàu hay chưa làm xong thủ tục để xếp hàng, hoặc chưa đủ hàng để xếp đầy đủ lên tàu thì người chuyên chở chỉ có thể cấp cho người gửi hàng một vận đơn nhận hàng để chở nên học kế toán ở đâu tốt tại tphcm

2.Căn cứ vào phê chú trên vận đơn đường biển

Trên thực tế, có những phê chú làm mất tính hoàn hảo của vận đơn đường biển nhưng cũng có những phê chú không làm cho vận đơn trở nên không hoàn hảo. Cụ thể như sau:

Vận đơn đường biển không hoàn hảo

Vận đơn không hoàn hảo là vận đơn có phê chú xấu về hàng hóa hoặc bao bì.

Chỉ những phê chú thể hiên rõ ràng về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa hoặc bao bì mới làm cho vận đơn trở nên không hoàn hảo. Ví dụ, các phê chú xấu rõ ràng sau đây sẽ làm cho vận đơn trở nên không hoàn hảo; Bao bì không đáp ứng cho vận tải biển; Một thùng bị vỡ; Hàng bị ướt; Hàng có mùi hôi; Ký mã hiệu không rõ ràng…

Những phê chú không rõ ràng về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa hoặc bao bì không làm cho vận đơn trở nên không hoàn hảo, ví dụ các phê chú sau không làm cho vận đơn trở nên không hoàn hảo: Bao bì có thể đảm bảo cho chuyên chở bằng đường biển; Bao bì dùng lại; Thùng đươc đóng đinh lại… học kỹ năng mềm

READ  Văn mẫu: Miêu tả phong cảnh bằng tiếng Trung

Vận đơn đường biển hoàn hảo

Vận đơn hoàn hảo là vận đơn không có phê chú xấu về hàng hóa hoặc bao bì.

Vận đơn hoàn hảo không cần phải ghi từ “hoàn hảo - Clean”. Ngay cả khi từ này được ghi trên vận đơn, nhưng trên vận đơn lại có phê chú về hàng hóa hoặc bao bì thì vận đơn vẫn bị xem là không hoàn hảo. Tương tự, nếu từ hoàn hảo đã được ghi trên vận đơn, nhưng sau đó lại gạch bỏ, nhưng trên vận đơn không có phê chú xấu về hàng hóa hoặc bao bì thì vận đơn vẫn được xem là hoàn hảo. Thậm chí, ngay cả khi vận đơn có ghi là không hoàn hảo, nhưng trên vận đơn không có phê chú xấu thì cũng không bị xem là không hoàn hảo. học kế toán thuế ở đâu

Như vậy, để phân biệt vận đơn hoàn hảo và vận đơn không hoàn hảo ta phải căn cứ vào phê chú về hàng hóa hoặc bao bì trên vận đơn chứ không căn cứ vào việc có ghi hay không ghi từ hoàn hảo (không hoàn hảo) trên vận đơn.

3.Căn cứ vào tính chất pháp lý về sở hữu hàng hóa

Chứng từ gốc được viết tay hoặc bằng trang đầu của máy đánh chữ thì không cần dấu “Original” cũng được xem là bản gốc. Còn lại những chứng từ được tạo ra bằng phương pháp khác thì phải có dấu “Original” mới trở thành bản gốc. Các bản sao chụp muốn trở thành bản gốc thì phải được ký bằng tay và đóng dấu “Original”. Chứng từ đã được ký nhưng sao chụp lại không được coi là bản gốc dù có dấu “Original”. khóa học kế toán thực hành

Hiện nay, các hãng tàu đều in sẵn mẫu vận đơn đường biển, trên đó có thể in sẵn từ “Original” hoặc “copy” để phân biệt vận đơn gốc và bản sao. Trường hợp in sẵn, vận đơn gốc và bản sao đều giống nhau về nội dung ở mặt trước; mặt sau của vận đơn gốc in các điều khoản về chuyên chở, còn mặt sau của bản sao vận đơn được in đen trắng. Tuy nhiên, trường hợp bản gốc và bản sao vận đơn của hãng tàu là hoàn toàn giống nhau về hình thức và nội dung, để phân biệt, ta phải căn cứ vào dấu hiệu trên vận đơn như sau:

Bản sao là chứng từ có dấu “Copy” hoặc các chứng từ được tạo ra không phải bằng viết tay hay bằng trang ddaaud của máy đánh chữ mà không có dấu “Original” . Bản sao không cần phải ký. Do hiện nay, vận đơn là chứng từ được in sẵn (không được tạo ra bằng viết tay hay đánh máy chữ), và một bộ vận đơn gồm nhiều bản, trong đó thường có 3 bản gốc và nhiều bản sao. học kế toán thuế online miễn phí

4.Căn cứ theo tính lưu thông của hàng hoá

a/Vận đơn đích danh (Straight B/L):

Là loại vận đơn được ghi rõ tên người nhận hàng. Trên vận đơn người ta ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

Không chuyển nhượng được cho người khác bằng cách ký hậu chuyển nhượng và chỉ người có tên trên vận đơn mới được phép nhận hàng.

Các trường hợp hàng hoá của vận đơn đích danh bao gồm:

  • Cá nhân gửi cá nhân,
  • Quà biếu học logistics ở đâu
  • Hàng hoá dùng để triển lãm học kế toán thực tế ở đâu tốt
  • Hàng hoá vận chuyển trọng nội bộ công ty.

b/Vận đơn theo lệnh (To order B/L):

Là loại B/L trên đó không ghi tên và địa chỉ người nhận hàng mà chỉ ghi “theo lệnh” (to order) hoặc có ghi tên của người nhận hàng nhưng đồng thời ghi thêm “hoặc theo lệnh” (or to order)

Người nào được quyền đi nhận hàng là tùy thuộc vào người ra lệnh

Tại mục người nhận hàng (Consignee) có thể ghi:

  • To order of shipper
  • To order of consignee
  • To order of bank

Vận đơn theo lệnh phổ biến trong vận tải quốc tế, có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu. cách học đầu tư chứng khoán

- Ký hậu (endorsement): là một thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên B/L từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác.

- Người ký hậu phải ký tên, đóng dấu vào mặt sau B/L và trao cho người hưởng lợi

- Về mặt pháp lý, hành vi ký hậu của người ký tên trên B/L thừa nhận việc từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa ghi trên B/L cho người được hưởng.

- Người ký hậu phải tuân thủ các quy định:

+) Ký hậu bằng ngôn ngữ của chính người hưởng lợi trên B/L

+) Phải ký vào chính B/L gốc

+) Phải thể hiện rõ ý chí về việc chuyển nhượng quyền sở hữu B/L

Các cách ký hậu: học kế toán trưởng ở đâu

READ  Sân cầu lông tại Hà Nội: Giá thuê sân, địa chỉ chi tiết

- Ký hậu đích danh: mặt sau của B/L gốc, người ký hậu ghi rõ tên người hưởng lợi, ký và đóng dấu xác nhận

- Ký hậu theo lệnh: mặt sau của B/L gốc, người ký hậu ghi “theo lệnh của…”

- Ký hậu vô danh/để trống: mặt sau của B/L gốc, người ký hậu chỉ ghi tên mình, ký và đóng dấu xác nhận hoặc ghi rõ là để trống

- Ký hậu miễn truy đòi

c/Vận đơn vô danh (to bearer B/L):

Là loại vận đơn đường biển mà trên đó tên người nhận hàng bị bỏ trống, được ghi là vô danh, hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ là theo lệnh của ai, hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi nhưng người đó đã ký hậu vận đơn và không chỉ định một người hưởng lợi khác. học kế toán ở đâu tốt nhất tphcm

Vận đơn đường biển

5.Căn cứ theo phương thức thuê tàu

a.Vận đơn tàu chợ

Tàu chợ (Liner) là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định và theo một lịch trình đã định trước. Như vậy, khi hàng hóa được gửi theo tàu chợ, người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một vận đơn, gọi là vận đơn tàu chợ. học nguyên lý kế toán ở đâu tốt nhất

Khác với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, trên mặt sau vận đơn tàu chợ in sẵn các điều khoản và điều kiện về chuyên chở hàng hóa, còn mặt trước vận đơn có chữ ký của người chuyên chở. Khi có tranh chấp xảy ra, người ta dùng vận đơn (các điều khoản ghi ở mặt sau) hoặc Công ước quốc tế để giải quyết.

Như vậy, vận đơn tàu chợ có giá trị không những là chứng từ sở hữu hàng hóa, mà còn có giá trị pháp lý đầy đủ như một hợp đồng chuyên chở.

b/Vận đơn tàu chuyến

Tàu chuyến (Voyage Charter) là tàu thuê theo chuyến để chuyên chở giữa các cảng theo yêu cầu của chủ hàng mà không theo một tuyến đường nhất định. Khi chuyên chở theo hợp đồng thuê tàu chuyến, thì chủ tàu hay thuyền trưởng sẽ phát hành một vận đơn tàu chuyến và trên vận đơn có ghi cầu ” sử dụng với hợp đồng thuê tàu - to be used with charter party” hoặc câu “phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu - Issued pursuant to charter party dated…”, nghĩa là biểu hiện sự phụ thuộc của vận đơn vào hợp đồng thuê tàu.

Thông thường, trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chỉ dẫn chiếu đến một số điều khoản nhất định ghi ở mặt trước, các điều khoản khác được dẫn chiếu đến hợp đồng thuê tàu. Do ràng buộc như vậy, nên vận đơn tàu chuyến không có tính độc lập, mà phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu. Và các nội dung của hợp đồng thuê tàu lý do các bên ký kết thỏa thuận. Do đó việc chuyển nhượng vận đơn theo hợp đồng thuê tàu phức tạp hơn so với vận đơn đường biển thông thường, nên việc chuyển nhượng phải phụ thuộc vào nội dung quy định trong hợp đồng thuê tàu.

Về nguyên tắc, vận đơn theo hợp đồng thuê tàu muốn có tác dụng phải đính kèm hợp đồng thuê tàu. Vậy, nếu một L/C cho phép xuất trình một vận đơn theo hợp đồng thuê tàu thì ngân hàng có phải kiểm tra chính bản thân hợp đồng thuê tàu hay không?

6.Căn cứ theo hành trình chuyên chở

a/Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)

Là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng mà không có chuyển tải dọc đường.

Chuyển tải có nghĩa là việc dỡ hàng xuống rồi lại bốc hàng lên từ một con tàu này sang một con tàu khác trong hành trình vận tải biển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng.

Vì không có chuyển tải nên nếu trên vận đơn có ô “transhipment” thì phải để trống, không ghi gì; do đó, khi hợp đồng thương mại hay L/C yêu cầu vận đơn đi thẳng được thể hiện bằng câu “transhipment not allowed”, mà trên vận đơnlại thể hiện cảng chuyển tải, thì vận đơn đó coi như không đáp ứng được yêu cầu của hợp đồng hay L/C. Trong trường hợp này, người bán có thể bị từ chối thanh toán tiền hàng ghi trên vận đơn.

b/Vận đơn chở suốt (throight B/L)

Là vận đơn đường biển được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng nhiều con tàu, bởi một hay nhiều người chuyên chở, nghĩa là hàng hóa phải chuyển tải dọc đường. Vì được chuyển tải, nếu trên vận đơn chở suốt phải thể hiện là được phép chuyển tải (transhipment allowed) và phải thể hiện rõ cảng bốc, cảng dỡ và cảng chuyển tải và tên con tàu chuyển tải. Vì có nhiều người chuyên chở cùng tham gia, nên thường có một người đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm về toàn bộ hàng trình chuyên chở; người này được quyền cấp vận đơn chở suốt.

READ  Quả óc chó ở Việt Nam ở trồng ở đâu ?

Nếu hàng hóa được chuyên chở bởi một hãng tàu, thì khi chuyển tải, các đại lý của người chuyên chở sẽ làm thủ tục giao nhận cới nhay bằng chứng từ cùng với danh mục hàng hóa (manifest). Nếu hàng hóa được chuyên chở bởi nhiều hãng tàu khác nhau, thì khi chuyển tải, mỗi người chuyên chở cấp một vận đơn chặng (hay vận đơn địa hạt - local B/L). Cả hai loại chứng từ này (manifest và Local B/L) chỉ có giá trị như là biên lai giao nhận hàng hóa giữa các đại lý hay giữa những người chuyên chở với nhau, không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa như vận đơn giao cho người gửi hàng (vận đơn chở suốt). phân tích báo cáo tài chính

7.Một số loại vận đơn khác

a/Vận đơn rút gọn (Short B/L)

Là vận đơn chỉ có nội dung ở mặt trước, mặt sau để trống. Ở mặt trước, ngoài những điều khoản có trên tờ vận đơn đường biển bình thường, còn có nguồn dẫn chiếu để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh. Vận đơn rút gọn thường được sử dụng khi thuê tàu chuyến vì ngoài vận đơn còn có hợp đồng thuê tàu chuyến. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

b/Vận đơn hải quan (Custom’s B/L):

Khi hàng hóa chưa được bốc lên tàu mà phải nhập kho hải quan để làm thủ tục, thì Hải quan cấp cho chủ hàng một loại vận đơn gọi là vận đơn hải quan. Vận đơn hải quan chỉ được sử dụng để giải quyết thủ tục hải quan. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

c/Vận đơn của người giao nhận:

Thông thường, vận đơn phải do người chuyên chở/người đại diện cho họ cấp; tuy nhiên, ngày nay người giao nhận không chỉ làm đại lý, ủy thác giao nhận hàng hóa, mà còn có thể cung cấp dịch vụ vận tải. Khi cấp vận đơn, người giao nhận sử dụng thống nhất mẫu vận đơn do FIATA phát hành. FIATA là tên viết tắt của Liên đoàn Quốc tế các nhà giao nhận hàng hóa.

Vận đơn của FIATA (FBL) đã được ICC và các Ngân hàng chấp nhận. FBL tạo nên một hợp đồng chuyên chở do người giao nhận cấp với tư cách là một pháp nhân có chức năng chuyên chở/người MTO, không phải là đại lý giao nhận hàng hóa đơn thuần. Vì các công ty giao nhận hàng hóa có thể là người chuyên chở hay người MTO, nhưng cũng có thể chỉ là đại lý giao nhận của người chuyên chở hay người MTO. Nếu là đại lý được ủy quyền của người chuyên chở hay người MTO, người giao nhận sẽ thay mặt họ phát hành vận đơn. Trong trường hợp này, người giao nhận phải dùng mẫu vận đơn đường biển có ghi tên người chuyên chở/ MTO cấp cho người gửi hàng.

Khi người giao nhận chỉ là đại lý giao nhận hàng hóa đơn thuần, tức không có chức năng chuyên chở và không được người chuyên chở/MTO ủy quyền cấp vận đơn, thì khi giao nhận, người giao nhận cấp cho chủ hàng một biên lai nhận hàng. FCR và FCT không phải là chứng từ vận tải, mà chỉ là biên lai nhận hàng của đại lý giao nhận. Do đó, người mua cũng như ngân hàng phát hành L/C sẽ từ chối loại chứng từ này.

d/Vận đơn của bên thứ ba (third party Bill of Lading):

Là vận đơn, trên đó người gửi hàng không phải là người hưởng lợi L/C, mà là người khác. Theo phương thức tín dụng chứng từ, người hưởng lợi L/C thường là người bán, tức người giao hàng, và được thể hiện trên vận đơn là Consignor hay Shipper. Tuy nhiên, trường hợp L/C chuyển nhượng, người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ, trong đó vận đơn thể hiện người giao hàng lại là người khác (người thứ ba hay người được chuyển nhượng). học logistics ở đâu tốt tốt nhất tphcm

8.Kết luận

Vận đơn là chứng từ quan trọng không thể thiếu trong thương mại và thanh toán quốc tế.

Để giảm thiểu rủi ro và các tranh chấp thì việc nhận biết và sử dụng tốt các loại vận đơn đường biển là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các bên liên quan, đặc biệt là cán bộ ngân hàng làm công tác thanh toán quốc tế và những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.

Mong bài viết về chứng từ xuất nhập khẩu này của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!

Nguồn tham khảo: vuidulich.vn

Ngoài các bài viết chuyên sâu về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn cũng có thể đón đọc những bài viết review hữu ích về việc học xuất nhập khẩu của chúng tôi.

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply