Or you want a quick look: 1. Các loại biển báo nguy hiểm
Các loại biển báo nguy hiểm. Khi tham gia giao thông, các bạn cần lưu ý đến các loại biển báo, nhất là biển báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình. Những nhóm biển báo nguy hiểm được thiết kế với hình thức dễ dàng nhận diện, gây được sự chú ý. Cùng Mobitool VN tìm hiểu nhé.
1. Các loại biển báo nguy hiểm
Các loại biển báo nguy hiểm được quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT.
Nhóm này gồm 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247. Mỗi kiểu có thể gồm 1 hoặc nhiều biển có ý nghĩa tương tự.
Biển cảnh báo này không cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện phải thực hiện một hành động nào (như nhóm biển báo cấm, hay biển hiệu lệnh).
Dưới đây là bảng tóm tắt tên và số thứ tự của hệ thống biển báo nguy hiểm. Đây là hệ thống biển báo cập nhật mới nhất theo Quy chuẩn 41. Bạn nên lưu ý: trên internet có rất nhiều hình ảnh về biển báo giao thông đã lỗi thời.
2. Quy định về biển báo nguy hiểm
Hình thức biển báo nguy hiểm được quy định tại Điều 33 Quy chuẩn 41 như sau:
- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường.
- Biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo: có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. Hình tam giác đều có một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên (trừ biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì đỉnh hướng xuống dưới)
3. Vị trí đặt biển báo nguy hiểm
- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được đặt trước nơi định báo một khoảng cách phù hợp với phương tiện tham gia giao thông và thực tế hiện trường đảm bảo dễ quan sát, không ảnh hưởng tới tầm nhìn.
- Khoảng cách từ biển đến nơi định báo nên thống nhất trên cả đoạn đường Có tốc độ trung bình xe như nhau. Trường hợp đặc biệt cần thiết, có thể đặt biển xa hoặc gần hơn, cần thiết có thêm biển phụ SỐ S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”.
- Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”: trong khu đông dân cư đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ngoài khu đông dân cư thì tùy theo khoảng cách đặt xa hay gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà có thêm biển phụ số S.502.
- Mỗi kiểu biển báo báo một yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra ở một vị trí hoặc một đoạn đường. Nếu yếu tố nguy hiểm xảy ra trên một đoạn đường, đặt biển phụ số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” để chỉ rõ chiều dài đoạn đường nguy hiểm bên dưới các biển SỐ W.202 (a,b), W.219, W.220, W.221a, W.225, W.228, W.231, W.232. Nếu chiều dài có cùng yếu tố nguy hiểm lớn thì đặt biển nhắc lại kèm biển phụ SỐ S.501 ghi chiều dài yếu tố nguy hiểm còn lại tiếp đó.
- Hạn chế sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo tràn lan nếu các tính chất không thực sự gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
- Trong phạm vi những đoạn đường hạn chế tốc độ:
- Trường hợp chỗ ngoặt nguy hiểm đã có biển hạn chế tốc độ tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 40 km/h thì không phải đặt biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm (biển số W.201 (a,b) và biển số W.202 (a,b);
- Trường hợp đường xấu, trơn, không bằng phẳng, nếu đã đặt biển hạn chế tốc độ tối đa dưới 50 km/h thì không phải đặt biển báo về đường không bằng phẳng, đường trơn (biển số W.221 (a,b) và biển số W.222a);
- Đường trong khu đông dân cư, tốc độ xe đi chậm, liên tục có đường giao nhau tại ngã ba, ngã tư thì không nhất thiết đặt biển số W205 (a, b, c, d, e) “Đường giao nhau”.
- Tại các nơi đường được ưu tiên giao với các đường khác mà không được xem là nơi đường giao nhau theo quy định của Quy chuẩn này thì không cần đặt các biển W.207, W.208. Tuy nhiên, có thể sử dụng các biển này hoặc sử dụng vạch sơn kiểu mắt võng khi thấy cần thiết.
Việc đọc hiểu biển báo nguy hiểm rất quan trọng trong quá trình tham gia giao thông an toàn. Khác với những loại biển báo khác, nếu bạn không tuân thủ biển báo nguy hiểm thì bạn sẽ không phải chịu xử phạt hành chính. Nhưng việc không tuân thủ này sẽ dẫn đến những nguy hiểm không lường trước được, có thể gây ra các vụ tai nạn thương tâm. Chính vì vậy mà mọi người khi thấy những biển có nền vàng hình tam giác ngược như thế này thì nên chú ý nhé.
Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc hệ thống các biển báo nguy hiểm
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Thời gian thăng cấp bậc hàm trong Quân đội và Công an
- Quy định mang mặc quân phục trong Quân đội
- Biển báo 509 chiều cao an toàn