4 ngôi làng cổ đẹp ngất ngây gần Hà Nội nên đi ngay cuối tuần này

Or you want a quick look:

Làng cổ Đường Lâm (TX.Sơn Tây, Hà Nội)

Làng cổ Đường Lâm tọa lạc tại thị xã Sơn Tây, chỉ cách Thủ đô Hà Nội khoảng 44 km nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ của làng quê đồng bằng Bắc Bộ; từ cổng làng, giếng nước đến những ngôi nhà cổ kính.

Điểm nhấn của ngôi làng này là cổng làng Mông Phụ đơn sơ, không có gác như những cổng làng nơi khác, hai bên đường đi là lúa xanh mơn mởn bắt mắt. Đây là một trong 4 ngôi làng cổ đẹp ngất ngây của Hà Nội rất được nhiều bạn trẻ ưa thích.

Làng cổ Đường Lâm

Cổng làng Mông Phụ (Ảnh:@trqan.11193)

Đi sâu vào trong, du khách chắc chắn sẽ cảm thấy rất thích thú khi được chiêm ngưỡng những mái ngói cổ xưa có tuổi đời hơn 300 năm lúp xúp che phủ cho hàng trăm bức tường đá ong, những con đường gạch đỏ có sức sống mãnh liệt trường tồn theo năm tháng. Nhiều người đến thăm Đường Lâm để được tận mắt chiêm ngưỡng 956 ngôi nhà truyền thống, nhiều trong số đố được xây dựng từ thế kỷ 17. Ngoài ra, được mệnh danh là mảnh đất 2 Vua, đền thờ Phùng Hưng và lăng Ngô Quyền là hai điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đã ghé lại Đường Lâm.

Không quá khó khăn để du khách khám phá hết làng cổ Đường Lâm chỉ trong một ngày cuối tuần bằng cách đi bộ hoặc thuê xe đạp của những hộ dân nơi đây với giá chỉ từ 20.000 đồng -30.000 đồng.

Làng cổ Đường Lâm

Du khách hoàn toàn có thể khám phá làng cổ Đường Lâm bằng xe đạp (@camxxi_21)

Đường Lâm nổi tiếng với nghề truyền thống làm tương và món thịt ba chỉ nướng riềng nức tiếng. Tương Đường Lâm ngon không thua kém gì tương Bần rất được du khách gần xa ưa chuộng. Dịch vụ ăn uống ở đây còn hạn chế, một số món ăn dân dã du khách nên thưởng thức nơi đây là gà luộc, mướp hương xào, rau muống luộc chấm tương Mông Phụ và kẹo dồi, bánh tẻ hay bánh gai.

READ  17 Mẫu vườn hoa đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh.

Làng cổ Đường Lâm

Một thoáng Đường Lâm (Ảnh:@myng0an) Du lịch Hà Nội: Du lịch Tham Quan Các Làng Nghề Quanh Hà Nội 1 Ngày

Ngoài ra, du khách có thể kết hợp tham quan Làng Cổ cùng với Thành Cổ Sơn Tây (nằm trong trung tâm thành phố Sơn Tây), Đền Và cách đó 3km, đây đều là những địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng

Làng Cựu (H.Phú Xuyên, Hà Nội)

Nằm bên bờ con sông Nhuệ, làng Cựu thuộc địa phận xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã có tuổi đời trên 500 năm, gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử đất nước.

Làng Cựu

Nét cổ xưa tại làng Cựu (Ảnh:@jusuho)

Cổng làng Cựu xây kiểu tam quan nhà chùa, một cửa giữa có mái vòm rất rộng. Phía trên có đôi kỳ lân cùng hai chú chó giữ cổng. Phía mặt trong cổng có nậm rượu, nụ hoa điểm xuyết, cùng những hàng chữ Nho mực đen đã nhạt màu. Cổng làng Cựu được quét ve vàng từ xa xưa, nay đã bạc màu, có chỗ loang đen. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cổng làng Cựu không cổ mà cũng không hiện đại. Chính cấu trúc giống cổng trường thành này khiến cổng làng Cựu được nhiều chuyên gia đánh giá là cổng làng đẹp nhất Việt Nam.

Làng Cựu

Cổng Làng Cựu được đánh giá là cổng làng đẹp nhất Việt Nam. (Ảnh:@phamhaomask)

>> Đọc thêm: 8 món quà sáng yêu thích của người Hà Nội

Làng Cựu xưa nay nổi tiếng với những căn biệt thự pha lẫn kiến trúc Việt cổ và Pháp rất độc đáo. Vào giai đoạn Pháp thuộc nhiều gia đình ăn nên làm ra, người làng đều thuộc hàng khá giả nên mỗi gia đình đều sở hữu một căn biệt thự riêng. Trải qua thời gian, nhiều ngôi nhà trong số này trở nên vắng chủ, xuống cấp mà không được tu sửa; hiện chỉ còn trên 20 căn biệt thự trong làng vẫn còn nguyên vẹn.

Làng Cựu

Nét kiến trúc đặc trưng tại làng Cựu (Ảnh:@thanhhang14)

Kiến trúc đặc trưng của hầu hết các ngôi biệt thự tại làng Cựu là Gô-tích - kiểu kiến trúc đặc trưng nước Pháp. Ngoài ra cũng xen lẫn nhiều ngôi nhà mang đậm phong cách Việt với mái ngói đỏ, đường làng uốn lượn, nhiều ngõ ngách...

Làng Cựu

Những ngôi nhà pha trộn giữ phong cách phương Tây và truyền thống (Ảnh:@kieen)

>> Xem thêm: Cẩm nang du lịch Hà Nội đầy đủ và chi tiết nhất

Không giống như Đường Lâm; làng Cựu chưa bị hút vào vòng xoáy của du lịch nên vẫn còn rất hoang sơ, dịch vụ chưa phát triển. Ở nơi đây, những ngôi nhà hiện đại gần như không có. Nhà cấp bốn kiểu mẫu thời bao cấp cũng khó tìm thấy. Nét đẹp rất lạ pha chút tráng lệ pha chút bình dân, vừa hào hoa nhưng lại chân chất mang đến cho làng Cựu vẻ đẹp không lẫn vào đâu hút hồn du khách ngay lần đầu ghé thăm.

READ  Làng nghề truyền thống Xã Vân hà, H.Đông anh - Đồ gỗ mỹ nghệ Ngọc Diệp

Làng cổ Cự Đà (H.Thanh Oai, Hà Nội)

Làng cổ Cự Đà là điểm đến lý tưởng tại Hà Nội mà bất cứ ai nếu có niềm yêu thích đối với kiến trúc, lịch sử Việt Nam, những làng nghề truyền thống hay muốn được thả hồn mình vào khung cảnh bình yên cho 2 ngày nghỉ cuối tuần đều không nên bỏ qua.

Làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, nằm ngay cạnh dòng sông Nhuệ hiền hòa.

Lảng cổ Cự Đà

Làng Cổ Cự Đà nhìn từ trên cao (Nguồn ảnh: Internet)

Điểm đặc biệt trong nét kiến trúc của những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi thuộc làng Cự Đà là sự kết hợp giữa cổ kính và hiện đại. Đa phần những ngôi biệt thự này đều được chạm trổ cầu kỳ, những chi tiết như nền nhà hay cột nhà được lát gạch hoa mang về từ nước Pháp.

Làng cổ Cự Đà

Nhiều ngôi nhà hàng trăm năm tuổi được lưu giữ tại Cự Đà (Ảnh:@nguyenduc2507)

Làng Cự Đà cũng là một trong những địa danh hiếm hoi còn lưu giữ hình ảnh cây cổ thụ, mái đình, chùa, cổng làng, các ngôi nhà rêu phong… nên lui tới khi du lịch Hà Nội. Nhiều công trình trong làng hiện tại đều đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Trên chiếc cổng làng vẫn còn nguyên chiếc đồng hồ đánh dấu cho một giai đoạn sung túc vàng son trong lịch sử.

Đến thăm làng cổ Cự Đà du khách đừng lo lắng chuyện mua quà cho những người thân yêu bởi ngôi làng này vốn nổi tiếng với nghề làm miến, làm tương. Từ xưa món tương đặc sản nơi đây đã được người đời nhắc đến trong câu “Tương Cự Đà - cà làng Đám”. Hình ảnh những hũ tương phơi nắng ngoài sân, từng bó miến vàng óng trên đồng cũng tạo nên nét đẹp riêng biệt chỉ Cự Đà mới có.

Làng cổ Cự Đà

Nét cổ xưa Cự Đà (Ảnh:@hongtrang12) Làng cổ Cự Đà

READ  TOP 26 danh lam thắng cảnh Việt Nam nổi tiếng thế giới - Travelgear Blog

Miến Cự Đà được đem phơi trong những ngày nắng(Ảnh:@hongtrang12)

Nếu bên ngoài thế giới là những bon chen, chật chội thì trong ngôi làng bên dòng sông Nhuệ này, du khách sẽ được thả hồn vào bức tranh quê bình yên tĩnh lặng để lắng lòng mình sau cả tuần mệt mỏi với công việc và cuộc sống.

Làng Nôm (Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên)

Làng Nôm thuộc tỉnh Hưng Yên chỉ cách Thủ đô Hà Nội khoảng 30km rất phù hợp để du khách khám phá trong hai ngày cuối tuần.

Làng Nôm

Cổng làng Nôm (Ảnh:@xuanle)

Làng Nôm được nhiều người biết đến bởi nét đẹp mộc mạc, yên bình nép sau cánh cổng làng uy nghi, hoài cổ và những rặng tre kĩu kịt gió đưa. Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, những ngôi nhà mái ngói đơn sơ... quen thuộc của làng quê vùng châu thổ sông Hồng đều có thể dễ dàng tìm thấy ở đây.

Làng Nôm

Khung cảnh yên bình nơi làng Nôm (Ảnh:@trangqbui) Làng Nôm

Những bức hình mang phong cách cổ xưa tại làng (Ảnh:@methocmam)

Những con đường gạch đỏ son và bờ rào duối hiếm hoi còn lại xen lẫn với dãy bờ tường xây dẫn vào các ngõ ngách của làng.

Điểm dừng chân nổi tiếng nhất làng không thể không kể đến chợ Nôm - ngôi chợ cổ tường gạch đỏ au đã lở vỡ theo thời gian hay Cầu Nôm - chiếc cầu bắc qua sông Nguyệt Đức chảy quanh làng, gồm có 9 trụ xây bằng đá được chạm khắc đầu rồng tinh xảo và cầu kỳ.

Làng Nôm

Một góc chùa Nôm (Ảnh:@finokim08)

Ngôi chùa với Tam quan to, cao nhất nhì Đông Nam Á và đình Tam Giang - nơi thờ một vị tướng của Hai Bà Trưng cũng là những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại làng.

Những cột đá, giếng cổ trải qua hai thế kỷ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Những ngôi nhà cổ ven hồ, nhà thờ tổ của tộc họ Nguyễn, Lê, Tạ, Đan tạo nên một vượng khí muôn thuở của thời gian và nói lên nét văn hóa độc nhất vô nhị ở cái đất kinh kỳ phố Hiến xưa nay.

Hai ngày cuối tuần thảnh thơi du khách đừng quên ghé thăm 4 ngôi làng cổ đẹp ngất ngây gần Hà Nội để tận hưởng không khí an yên hay để lưu giữ những bức ảnh đẹp tại nơi làng quê thanh bình, cổ kính.

Nguồn: Báo Hà Nội Mới

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply