Các dạng bài tập ancol và phương pháp giải bài tập về ancol

Or you want a quick look:

Chuyên đề Ancol là phần kiến thức quan trọng trong chương trình hóa học lớp 11. Vậy cụ thể ancol là gì? Các dạng bài tập Ancol? Phương pháp giải bài tập về ancol?… Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây nhé!. 

Nội dung chính bài viết

Tìm hiểu lý thuyết ancol là gì? 

Xem chi tiết >>> Ancol là gì? Ancol etylic là chất gì? Công thức và Tính chất của Ancol

Các dạng bài tập ancol trong đề thi đại học

  • Dạng 1: Viết đồng phân gọi tên ancol
  • Dạng 2: Xác định CTPT của ancol
  • Dạng 3: Ancol tách nước tạo Anken
  • Dạng 4: Ancol tách nước trong điều kiện thích hợp
  • Dạng 5: Ancol tách nước tạo Este
  • Dạng 6: Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của ancol
  • Dạng 7: Phản ứng oxi hóa hoàn toàn (phản ứng cháy)

Phương pháp giải bài tập ancol

Dạng 1: Viết đồng phân gọi tên ancol

  • Có 2 cách gọi tên ancol
  • Tên gốc – chức: “Ancol” + tên gốc hidrocacbon + “ic”
    • Ví dụ: (CH_{3}CH_{2}OH) là ancol etylic
  • Tên thay thế: Tên hidrocacbon + số chỉ vị trí nhóm OH + “ol”
      • Ví dụ: (CH_{3}CH_{2}OH) là etanol

Dạng 2: Xác định CTPT của ancol

  • Từ công thức đơn giản hoặc công thức thực nghiệm,  ta suy luận dựa vào công thức tổng quát của ancol (no đơn chức, không no đơn chức, đa chức…)
  • Trong CTTQ: (C_{x}H_{y}O_{z})
    • Ta có: y = 2x+2 và y luôn chẵn.
  • Trong ancol đa chức thì số nhóm OH > 1

Dạng 3: Ancol tách nước tạo Anken

  • Ancol tách nước và tạo 1 anken duy nhất thì ancol đó là ancol no đơn chức, bậc 1.
  • Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có: 
    • (m_{ancol} = m_{anken} + m_{H_{2}O})
    • (n_{ancol} = n_{anken} = n_{H_{2}O})
  • Hỗn hợp X gồm 2 ancol tách nước thu được hỗn hợp Y gồm các olefin thì lượng (CO_{2}) thu được khi đốt cháy X bằng khi đốt cháy Y.

Dạng 4: Ancol tách nước trong điều kiện thích hợp

Phương pháp giải nhanh:

Ancol X tách nước trong điều kiện thích hợp để tạo sản phẩm hữu cơ Y thì:

  • Nếu tỉ khối của Y so với X nhỏ hơn 1 thì Y là anken và (d_{Y/X} = frac{14}{14n + 18})
  • Nếu tỉ khối của Y so với X lớn hơn 1 thì Y là ete và (d_{Y/X} = frac{2R+16}{R + 17})

Dạng 5: Ancol tách nước tạo Este

Hỗn hợp 2 ancol tách nước tạo 3 ete, 3 ancol tách nước tạo 6 ete

  • Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có: 
    • (m_{ancol} = m_{anken} + m_{H_{2}O})
    • (n_{ete} = n_{H_{2}O} = n_{ancol})

***Lưu ý: 

  • Các ete có số mol bằng nhau thì các ancol cũng có số mol bằng nhau
  • Tổng số nguyên tử cacbon trong ancol bằng số nguyên tử trong ete

Dạng 6: Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của ancol

Khi đun nóng với CuO thì:

  • Ancol bậc I bị oxi hóa thành anđehit.
  • Ancol bậc II bị oxi hóa thành xeton.
  • Ancol bậc III không bị oxi hóa.

Với ancol no, đơn chức mạch hở thì ta có thể viết dưới dạng:

(C_{n}H_{2n+2}O + CuO rightarrow C_{n}H_{2n}O + Cu + H_{2}O)

Dạng 7: Phản ứng oxi hóa hoàn toàn (phản ứng cháy)

Phản ứng đốt cháy ancol:

Các dạng bài tập ancol có lời giải

Bài tập ancol phenol

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam một ancol thu được 1,334 lít khí cacbonic (đktc) và 1,44 gam nước. Công thức phân tử của X là gì?

Cách giải

Ta thấy (n_{H_{2}O} > n_{CO_{2}} Rightarrow) X là no: (C_{n}H_{2n+2}O_{x})

(n_{X} = n_{H_{2}O} – n_{CO_{2}} = 0,02)

(Rightarrow M_{X} = 76 = 14n + 2 + 16x)

(Rightarrow left{begin{matrix} x = 2 n = 3 end{matrix}right.)

Vậy CTPT của X là: (C_{3}H_{6}(OH)_{2})

Bài 2: Hỗn hợp X gồm 3 rượu no đơn chức AOH, BOH, ROH. Đun nóng X với hỗn hợp axit sunfuric đặc ở nhiệt độ 1800 độ C thu được hai olefin. Mặt khác đun nóng 132,8 gam hỗn hợp X với axit sunfuric đặc ở 1400 độ C thu được 111,2 gam hỗn hợp este có số mol bằng nhau.

Tìm CTCT của các ancol. Biết rằng các rượu này đều có từ 2 cacbon trở lên.

Cách giải

Vì các rượu này đều có từ 2 cacbon trở lên mà khử nước chỉ tạo 2 olefin. Suy ra có 2 rượu là đồng phân của nhau.

Giả sử AOH và BOH là đồng phân.

bài tập ancol có lời giải chi tiết Các dạng bài tập ancol và phương pháp giải bài tập về ancol

Bài tập dẫn xuất halogen ancol phenol

Bài 3: Sắp xếp khả năng phản ứng thế nguyên tử halogen của các chất sau đây theo thứ tự giảm dần: (CH_{3}CH_{2}CH_{2}Cl, CH_{3}CH_{2}CH_{2}Br, CH_{3}CH_{2}CH_{2}F, CH_{3}CH_{2}CH_{2}I)

Cách giải

(CH_{3}CH_{2}CH_{2}I < CH_{3}CH_{2}CH_{2}Br < CH_{3}CH_{2}CH_{2}Cl < CH_{3}CH_{2}CH_{2}F)

Bài 4: Đun nóng 13,875 gam một ankyl clorua Y với dung dịch NaOH, tách bỏ lớp hữu cơ, axit hóa phần còn lại bằng dung dịch (HNO_{3}), nhỏ tiếp vào dd (AgNO_{3}) thấy tạo thành 21,525 gam kết tủa. Xác định CTPT của Y?

Cách giải

Gọi CTPT của ankyl clorua Y là (C_{n}H_{2n+1}Cl)

Phương trình phản ứng: 

(C_{n}H_{2n+1}Cl + NaOH rightarrow C_{n}H_{2n+1}OH + NaCl)

(NaCl + AgNO_{3} rightarrow AgCl + NaNO_{3})

(n_{AgCl} = frac{21,525}{143,5} = 0,15, mol)

(Rightarrow n_{ankyl, clorua} = 0,15, mol)

(M_{ankyl, clorua} = frac{13,875}{0,15} = 92,5 Rightarrow n = 4)

Vậy CTPT của Y là: (C_{4}H_{9}Cl)

Một số bài tập trắc nghiệm ancol phenol 

Câu 1: Dãy chất được xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi là:

một số dạng bài tập ancol phenol Các dạng bài tập ancol và phương pháp giải bài tập về ancol

Câu 2: Để nhận biết các chất (CH_{3}-CH_{2}-Cl, CH_{3}-CH_{2}-Br, CH_{3}-CH_{2}-I) người ta dùng:

  1. Bột Mg (xúc tác este khan)
  2. Dung dịch (AgNO_{3})
  3. Dung dịch NaOH
  4. Dung dịch HBr

Câu 3: Để phân biệt ba lọ đựng ba chất là butyl clorua, anlyl clorua, m-điclobenzen người ta dùng:

  1. Dung dịch (AgNO_{3})
  2. Dung dịch NaOH và dung dịch brom
  3. Dung dịch NaOH và dung dịch (AgNO_{3})
  4. Dung dịch brom

Câu 4: Teflon là một polome bền với nhiệt tới trên 300 độ C nên được dùng làm che phủ chống bám dính cho xoong, chảo, thùng chứa. Teflon được tổng hợp từ:

  1. (CH_{2}=CHCl)
  2. (CHF = CHF)
  3. (CH_{2}=CHF)
  4. (CF_{2}=CF_{2})

Câu 5: Phương pháp điều chế nào dưới đây giúp ta thu được 2-clobutan tinh khiết hơn cả?

  1. Butan tác dụng với clo, chiếu sáng, tỉ lệ 1:1
  2. But-2-en tác dụng với hiđro clorua
  3. But-1-en tác dụng với hiđro clorua
  4. Chỉ có một chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom

Đáp án

Câu 1 – C

Câu 2 – C

Câu 3 – B

Câu 4 – D

Câu 5 – B

Như vậy, trong bài viết trên đây, DINHNGHIA.COM.VN đã giúp bạn tổng hợp kiến thức về ancol cùng một số dạng bài tập ancol thường gặp. Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp cho chủ đề bài tập ancol, đừng quên để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé. Chúc bạn luôn học tốt!.

Xem chi tiết qua video của thầy Phạm Thanh Tùng:

See more articles in the category: wiki
READ  Hô hấp kị khí là gì? So sánh hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí ở vi sinh vật

Leave a Reply