Or you want a quick look: (NLĐO)- Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng sáng 9-11 đã thông tin về nguyên nhân 4 vụ rơi máy bay: Su30, CASA 212, L39 và EC 130T2 thời gian qua.
(NLĐO)- Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng sáng 9-11 đã thông tin về nguyên nhân 4 vụ rơi máy bay: Su30, CASA 212, L39 và EC 130T2 thời gian qua.
Sáng nay 9-11, tại phiên thảo luận tổ của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM, Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, Phó chính uỷ Quân khu 7 đã thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng thông tin đến các ĐBQH về nguyên nhân của 4 vụ máy bay quân sự rơi trong năm 2016, bao gồm: vụ rơi máy bay Su30 MK2, số hiệu 8585 trên vùng biển Nghệ An ngày 14-6; vụ rơi máy bay CASA 212 số hiệu 8983 trên vịnh Bắc Bộ ngày 16-6; vụ rơi máy bay L39 khi đang bay huấn luyện tại Phú Yên ngày 26-8 và vụ rơi máy bay trực thăng EC 130T2 số hiệu VN T8632 ngày 18-10 tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bạn đang xem: Máy bay chiến đấu nga su
Cụ thể, với vụ tại nạn Su30 MK2 số hiệu 8585 rơi ngày 14-6 khiến phi công Trần Quang Khải hi sinh, Thiếu tướng Hoàng cho biết hộp đen đã vỡ, hiện đưa sang Nga để kiểm tra nhưng chưa có kết quả. “Nguyên nhân được cho là quá trình hiệp đồng bay không thống nhất với nhau, trong khi bật dù lên thì người sau cũng bật luôn” - Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng cho hay.
Về trường hợp máy bay CASA 212 số hiệu 8983 rơi khi đang tìm kiếm phi công Trần Quang Khải trong vụ rơi máy bay Su30 MK2 trước đó, thiếu tướng Hoàng cho biết trong quá trình bay, khi phát hiện vật thể lạ thì phi công Lê Kiêm Toàn nghi dấu hiệu và bay thấp, nghiêng đột ngột. Thời tiết xấu nên khi nghiêng có khả năng chạm nước xảy ra tai nạn. “Do tầm nhìn hạn chế và góc xuống mặt biển quá gần, bị tác động của sóng cuốn luôn máy bay. Hộp đen cũng đang đưa đi khám nghiệm” - Thiếu tướng Hoàng thông tin.
Vụ rơi máy bay L39 tại Phú Yên, khi cất cánh không lâu thì máy bay bị hỏng động cơ và phi công đã cố điều khiển ra khỏi khu dân cư, khỏi đường điện cao thế. Khi ra khỏi khu vực này thì không còn cơ hội bung dù để sống sót.
Đối với vụ rơi trực thăng EC 130T2 số hiệu VN T8632 tại núi Dinh (Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu), Thiếu tướng Hoàng cho biết đây là chuyến bay huấn luyện, làm quen bảng hệ thống điều khiển trực thăng. Do máy bay này là máy bay thương mại nên hiện quân đội đang làm việc với cục Hàng không Việt Nam để tìm ra nguyên nhân nhưng chưa có kết quả.
Thiếu tướng Hoàng cho hay số vụ tai nạn đột biến trong năm 2016 đã tăng lên gây tổn thất nghiêm trọng cho không quân Việt Nam. Với các vụ tai nạn xảy ra, đã chỉ đạo xử lý đầy đủ trách nhiệm nghiêm túc các khâu. “Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân từ các cơ quan đơn vị, nhà trường và đã xử lý kỷ luật hơn 40 đồng chí, trong đó có 2 sĩ quan cấp tướng” - Thiếu tướng Hoàng cho biết.
Về nguyên nhân, Thiếu tướng Hoàng cho biết công tác lãnh đạo chỉ đạo an toàn bay có vấn đề, do lỗi chủ quan. Thực tế, trước năm 2014, có ít vụ tai nạn máy bay nên có tâm lý chủ quan trong bảo đảm an toàn bay, rút kinh nghiệm chưa đến nơi đến chốn, chưa cụ thể.
Xem thêm: Vi Sao Adn Có Cau Tao Rat Da Dang Va Dac Thù ? Vì Sao Adn Có Cấu Tạo Rất Đa Dạng Và Đặc Thù
Việc kiểm tra công tác an toàn bay cũng còn đơn giản, không kịp thời; đào tạo cán bộ chưa cơ bản; đánh giá và sử dụng một số vị trí không đúng năng lực; nhận thức về công tác bảo đảm an toàn bay là chưa đúng với yêu cầu.
Ngoài ra, phương tiện cứu hộ cứu nạn thiếu đồng bộ, hiện nay, phương tiện tìm kiếm cứu nạn cứu hộ hàng không của Việt Nam rất ít. Cùng đó, công tác quản lý phi công, tập huấn cho đội ngũ phi công là còn lỏng lẻo và việc này, Quân chủng Phòng không-Không quân cũng đã nhận lỗi.
“Quân ủy Trung ương xác định trách nhiệm trước tiên là do Quân ủy trung ương và Bộ Quốc phòng trong công tác lãnh đạo chỉ đạo và trực tiếp là lỗi của các đơn vị không quân có tai nạn máy bay xảy ra. Chính vì vậy, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã đề ra biện pháp, trước hết là kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân cơ quan đơn vị, như đã nói là kỷ luật hơn 40 đồng chí. Thứ hai là rà soát chất lượng máy bay, nhà trường và đơn vị. Đây là điều đáng lẽ ra phải làm từ lâu rồi nhưng thực tế là chúng ta bắt đầu tiến lên hiện đại thì việc đồng bộ của đơn vị nhà trường hiện đại cũng là một vấn đề” - Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh.
Ông Hoàng cũng cho rằng do vấn đề mất an toàn bay là một nguy cơ, nếu không xử lý một cách rốt ráo nghiêm túc thì còn xảy ra. Quân ủy trung ương và Bộ Quốc phòng đã nhận ra điều này và làm tốt công tác rà soát đánh giá máy bay, kể cả đánh giá cơ quan nhà trường huấn luyện bay, kiểm tra toàn diện các đơn vị phòng không không quân. Trước đó, đã yêu cầu các đơn vị tự kiểm tra đánh giá báo cáo.
Về lâu dài, sẽ có phương án đưa cán bộ, quân nhân đi đào tạo trong và ngoài nước để đảm bảo hiện đại đồng bộ lực lượng không quân và có phương án sửa chữa tăng hạng máy bay.
Riêng về tăng hạng máy bay, Thiếu tướng Hoàng cũng cho rằng việc này rất cần vì hiện nay có việc máy bay đó nhưng chưa chắc đã bay được, không dám bay vì hết hạn, muốn bay phải tăng hạng. Có thể phải đưa ra nước ngoài tăng hạng nhưng lưu ý là rất tốn kém.
Thiếu tướng Hoàng cũng mong các ĐBQH và nhân dân chia sẻ tổn thất qua các vụ rơi máy bay của Quân đội nhân dân Việt Nam. “Quan trọng hơn hết là tổn thất về con người, các phi công mất đi không tìm lại được. Họ đều là những phi công lão luyện, những giờ bay của họ là giờ bay vàng. Mất máy bay có thể dành dụm mua lại nhưng phi công mất đi thì tổn thất rất lớn” - Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng nói.