Phân biệt các biển cấm tải trọng và tổng tải trọng cụ thể nhất

Or you want a quick look: Biển báo cấm tải trọng là gì?

Biển báo cấm là một trong những nhóm biển quan trọng nhất trong giao thông đường bộ. Bởi nếu vi phạm sẽ bị phạt ngay lập tức. Trong đó, biển cấm tải trọng và tổng tải trọng là các biển báo được nhiều tài xế quan tâm. Bởi nó rất dễ gây nhầm lẫn. Vậy nó là gì? ý nghĩa các loại biển cấm tải trọng ?

biển cấm
Biển cấm tải trọng

Biển báo cấm tải trọng là gì?

Khi đi đường, chúng ta có thể sẽ bắt gặp những biển cấm tải trọng. Chúng thường có hình tròn, có nền hoặc viền màu đỏ tươi. Loại biển này có gạch đỏ gạch chéo từ góc trên bên trái xuống góc bên phải. Ở giữa có hình một chiếc ô tô tải màu đen với kí hiệu thông số trên thùng ô tô. (2,5T= 2,5 tấn hay 5T = 5 tấn…). Mô tả những điều cấm về tải trọng cho các phương tiện giao thông. Buộc các tài xế phải chấp hành những biển này, nếu không sẽ bị coi là phạm luật.

Đây được coi là nhóm biển giao thông quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến tính tuân thủ pháp luật giao thông. Ngoài ra còn ảnh hưởng sự an toàn của chính người đi đường. Đó là lí do bạn phải học thuộc những biển báo cấm này để có thể lấy Giấy phép lái xe.

Nhóm biển cấm tải trọng gồm có nhóm 4 biển chính, gồm Biển số 106a, Biển báo cấm 106b, biển báo cấm P.115 và biển P.116.

biển cấm tải trọng
Biển cấm tải trọng và tổng tải trọng

Ý nghĩa biển cấm tải trọng và tổng tải trọng

Biển số 106a “Cấm ô tô tải”, cấm tất cả các loại xe tải có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Kể cả xe máy kéo và xe chuyên dùng khác.

Biển báo cấm 106b “Cấm ô tô tải”. Là biển báo đường cấm tất cả các loại xe ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật) lớn hơn một giá trị nhất định được ghi trên biển. Kể cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng.

READ  20 thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng thế giới | Báo Dân trí

Biển P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe“: Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tổng tải trọng vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

Giải thích các biển cấm tải trọng xe

Các quy định liên quan đến biển cấm tải trọng và tổng tải trọng được ban hành. Nhằm mục đích bảo đảm an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc. Đặc biệt nếu không có quy định về biển cấm tải trọng và tổng tải trọng, cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống sẽ rất nhanh xuống cấp.

Biển cấm xe tải 106a ( tải trọng 1,5 tấn)

biển 106a
Biển 106a

Theo quy chuẩn mới có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới nay. Biển P.106b là biển cấm xe ô tô tải, được giải thích cụ thể như sau:

Biển P.106a có ý nghĩa là cấm tất cả các loại ô tô tải có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên . Biển có hiệu lực với cả máy kéo cùng xe máy chuyên dùng (ngoại trừ xe ưu tiên). Trong đó, khối lượng chuyên chở là tổng khối lượng của tất cả hàng hóa và người cùng đồ vật trên xe. Mà không tính khối lượng riêng của xe tải đó.

Tại Việt Nam, thường phổ biến các loại xe bán tải có khối lượng chuyên chở dưới 1.5 tấn và có 5 chỗ ngồi. Loại xe này sẽ dc áp dụng theo quy chuẩn mới, cụ thể: Được xem như xe con, do đó khi thấy biển P.106a sẽ không bị cấm.

Biển cấm xe tải 106b (cấm tải trọng 2.5 t)

Biển số P.106b sẽ áp dụng cho các loại xe tải; xe máy kéo; các xe máy chuyên dùng có khối lượng chuyên chở theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Mà lớn/ nhỏ hơn giá trị nhất định ghi trên biển P.106b, không phụ thuộc vào thực tế xe có chở hàng hay không.

biển 106b
Biển 106b

Vì vậy, muốn xác định xem xe có được đi hay không. Cần căn cứ vào khối lượng chuyên chở theo Giấy chứng nhận kiểm định của xe bạn:

- Nếu lớn hơn giá trị ghi trên biển thì bạn không được đi vào đoạn đường có biển này;

- Nếu nhỏ hơn hoặc bằng giá trị ghi trên biển thì bạn được đi vào đoạn đường này.

Ví dụ, Biển báo cấm xe tải P.106b ghi là cấm tải trọng chuyên chở lớn hơn 2.5 tấn. Nghĩa là nếu xe tải của bạn có khối lượng chuyên chở lớn hơn 2,5 tấn. Sẽ không được đi vào làn đường có biển này. Không kể khối lượng bản thân của xe tải đó là bao nhiêu.

READ  Top 29 bài văn mẫu tả cảnh Hồ Gươm Hà Nội đạt điểm cao mới nhất - Bài viết hay

Biển P.115 (biển cấm xe tải trên 3,5 tấn)

biển 115
Biển 115

Về ý nghĩa biển báo cấm P.115( thuộc biển cấm tải trọng và tổng tải trọng)

Theo quy định tại Phụ lục B Quy chuẩn 41:2016/BGTVT - Ý nghĩa - sử dụng biển báo cấm. Biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe“: Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

Như vậy, khi đi vào đường có biển báo 115 cấm tải trọng toàn bộ xe từ 3,5 tấn trở lên. Mà xe bạn có tải trọng vượt quá 3,5 tấn. Khi đó, nếu bạn cho xe đi vào đường này sẽ bị xử phạt lỗi vượt quá tải trọng của đường.

Biển P.116 (biển cấm tải trọng trục xe)

biển cấm tải trọng và tổng tải trọng 116
Biển 116

Phụ lục B, Quy chuẩn 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định như sau:

“Phụ lục B - Ý nghĩa - Sử dụng biển báo cấm

B.16. Biển số P.116 “Hạn chế tải trọng trên trục xe”

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (cả xe và hàng) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe (tải trọng trục xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.116 “Hạn chế tải trọng trên trục xe” “

Điều 3 Quy chuẩn 41 năm 2019 có giải thích rõ: Tải trọng trục xe là phần của trọng tải toàn bộ xe phân bổ trên mỗi trục xe . Bao gồm :trục đơn, cụm trục kép, cụm trục ba.

Như vậy, căn cứ theo hai quy định này thì biển cấm P.116 là biển cấm xe có tổng trọng tải phân bổ trên một trục bất kỳ của xe vượt quá giá trị ghi trên biển này. Ví dụ khi biển P.116 hạn chế tải trọng trục xe 7 tấn. Nếu xe bạn có tổng trọng tải là 9 tấn thì sẽ không được phép đi vào.

Phân biệt biển cấm tải trọng và tổng tải trọng

Trọng tải bản thân xe là khối lượng bản thân của xe ở trạng thái tĩnh . Đo bằng kg hoặc tấn , không kể đến khối lượng người trong xe và khối lượng hàng hóa trên xe.

Trọng tải toàn bộ xe cho phép bằng trọng tải bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định. Khác với Tải trọng của xe ám chỉ số cân lượng hàng hóa có trên xe.

READ  Báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2021 | TopDev | Vuidulich.vn
biển báo cấm
Biển báo cấm trọng tải

Từ những khái nhiệm trên, ta có 2 loại biển cần phân biệt:

Biển số P.106b.

Biển số P.106b sẽ cấm các loại xe tải; xe máy kéo; các xe máy chuyên dùng. Mà có khối lượng chuyên chở theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Mà lớn hơn giá trị nhất định ghi trên biển P.106b.

Biển P.115

Theo Điều 3 Quy chuẩn 41 năm 2019 có giải thích rõ: Trọng tải toàn bộ xe (tổng trọng tải) là bằng khối lượng bản thân xe cộng với khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).

Như vậy, Biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe“( hay còn gọi là tổng tải trọng): Cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ). Kể cả các xe được ưu tiên theo quy định. Mà có tổng tải trọng vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

Mức phạt cho lệnh cấm xe tải mới nhất

biển cấm tải trọng và tổng tải trọng
Cấm xe tải

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ cùng Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Đối với phương tiện là ô tô khi đi vào đường có biển báo cấm. Cụ thể ví dụ như biển cấm tải trọng và tổng tải trọng. Sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Ngoài ra sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng cho đến 03 tháng.

Đối với mô tô và xe gắn máy( kể cả xe máy điện) khi đi vào đường có biển báo cấm sẽ phải chịu mức phạt là từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng cho đến 03 tháng.

Đối với phương tiện giao thông như máy kéo hay xe máy chuyên dùng đi vào đường có biển cấm. Sẽ chịu mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng . Và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Trong trường hợp gây ra tai nạn giao thông

Như vậy nắm được biển cấm tải trọng và tổng tải trọng là điều cần thiết. Ngoài ra chúng ta cũng cần nắm rõ lệnh cấm giờ đối với xe tải. Để tránh được các mức phạt không đáng có khi lưu hành xe trên đường.

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply