Or you want a quick look: Địa chỉ bệnh viện khám chữa bệnh tiểu đường tốt tại Hà Nội
https://bienchungtieuduong.co/wp-content/uploads/2019/06/41-HTD-Benh-vien-nao-kham-chua-benh-tieu-duong-tot-nhat-tai-Viet-Nam.mp3
Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính khó điều trị. Bởi vậy, việc chọn được một địa chỉ hay bác sĩ khám chữa bệnh tốt sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và biến chứng hiệu quả hơn. Dưới đây là địa chỉ các bệnh viện khám chữa bệnh tiểu đường tốt nhất tại Việt Nam. Tham khảo ngay để được chẩn đoán và điều trị tiểu đường một cách hiệu quả nhất.
Lựa chọn được địa chỉ khám chữa uy tín sẽ giúp người bệnh an tâm và điều trị tốt hơn.
Địa chỉ bệnh viện khám chữa bệnh tiểu đường tốt tại Hà Nội
Hà Nội là nơi tập trung nhiều bệnh viện đứng đầu cả nước. Vì vậy, nếu bạn ở Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm bệnh viện nào chữa bệnh tiểu đường tốt nhất. Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo bao gồm:
Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
Địa chỉ: Ngõ 215 Ngọc Hồi - Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội hoặc số 80, ngõ 82 Yên Lãng - Đống Đa - Hà Nội. Điện thoại: 024 3853 3527
Bệnh viện Nội tiết Trung Ương là đơn vị đi đầu tại nước ta trong lĩnh vực điều trị các bệnh Nội tiết. Hầu hết các ca bệnh phức tạp về tiểu đường đều được chuyển về đây để điều trị. Đặc biệt, đây là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam có riêng 1 khoa chăm sóc bàn chân cho người bệnh bị biến chứng bàn chân.
Thời gian làm việc của bệnh viện kéo dài từ 6h sáng đến 5h chiều vào các ngày thứ 2 đến thứ 6. Riêng thứ 7, chủ nhật, thời gian làm việc sẽ ngắn hơn từ 7h30 sáng đến 12h trưa.
Hiện nay, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người bệnh, bệnh viện Nội tiết cũng đã triển khai việc khám ngoài giờ, khám theo yêu cầu và khám chọn bác sĩ. Thông tin cụ thể về các dịch vụ này, bạn có thể tham khảo tại trang web của bệnh viện: vuidulich.vn/
Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 024 3869 3731
Đây cũng là một trong những bệnh viện hàng đầu, có rất nhiều giáo sư, bác sĩ giỏi trong lĩnh vực Nội khoa của nước ta. So với bệnh viện Nội tiết thì bệnh viện Bạch Mai sẽ có nhiều chuyên khoa hơn. Vì vậy, nếu đến khám ở đây, bạn sẽ cần đến khoa Nội tiết - Đái tháo đường (Tầng 6 nhà P) hoặc khoa Khám bệnh (gần cổng 1).
Bệnh viện làm việc từ 6h30 sáng đến 18h chiều (nghỉ trưa từ 12h - 13h30) từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7, chủ nhật, bạn có thể vào khoa Khám bệnh theo yêu cầu.
Sơ đồ bệnh viện Bạch Mai - một trong các bệnh viện chữa tiểu đường tốt nhất.
Bệnh viện Thanh Nhàn
Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Điện thoại: 091 122 4099
Bệnh viện Thanh Nhàn cũng là một địa chỉ khám chữa có thế mạnh về tiểu đường. So với trước đây, hiện nay bệnh viện đã đầu tư đổi mới cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị giúp người bệnh được chăm sóc tốt hơn.
Khi đi khám ở bệnh viện, bạn lưu ý bệnh viện chỉ khám từ 7h - 16h (thứ 2 - thứ 6) và 7h30 - 12h (thứ 7, chủ nhật). Có 2 khoa bạn có thể lựa chọn là là Khoa khám bệnh (khám thường) hoặc Phòng khám theo yêu cầu (ít phải chờ đợi hơn). Để đặt lịch khám tại bệnh viện Thanh Nhàn.
Có thể bạn quan tâm: Lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi đi khám định kỳ
Bệnh viện nào chữa bệnh tiểu đường tốt nhất tại Hồ Chí Minh?
Nếu bạn đang ở tại hoặc xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể lựa chọn các bệnh viện sau:
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: Đa khoa - Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM. Điện thoại: 028 3855 4269
- Cơ sở 2: Đa khoa - Số 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. HCM. Điện thoại: 028 3955 5548
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM là bệnh viện tập trung nhiều bác sĩ đầu ngành của khu vực miền Nam. Do đó, bạn có thể yên tâm về chất lượng khám chữa bệnh tại đây. Tuy nhiên, bệnh viện chỉ làm việc đến hết sáng thứ 7. Cụ thể từ 6h30 - 16h30 (thứ 2 - thứ 6) và 6h30 - 12h (thứ 7). Nên khi đến khám, bạn cần bố trí thời gian phù hợp.
Từ ngày 1/6/2019, bệnh viện đã triển khai hình thức đặt lịch khám online qua trang web: vuidulich.vn/. Người bệnh không có bảo hiểm y tế sau khi đặt khám online thành công sẽ không cần phải in số khám ở quầy tiếp nhận. Bạn chỉ cần đến trước giờ hẹn 15 - 30 phút sau đó khám bệnh theo đúng lịch đã đặt.
Người bệnh tiểu đường tại TP. HCM có thể đến khám chữa bệnh tại BV Đại học Y dược.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Địa chỉ: 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 3923 4332
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là bệnh viện đầu tiên có khoa Nội tiết của thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, trang thiết bị tốt, khoa Nội tiết của bệnh viện là một địa điểm được nhiều bệnh nhân tiểu đường lựa chọn.
Thời gian làm việc của bệnh viện kéo dài từ 7h30 đến 12h sáng và 13h - 16:30 chiều từ thứ 2 đến thứ 7. Bệnh viện cũng có khoa Khám bệnh Dịch vụ. Nếu bạn có nhu cầu có thể chuyển sang khoa này thay vì khoa Khám bệnh thông thường.
Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3855 4269/ 028 3950 6126
Ngoài bệnh viện Đại học Y dược và Nguyễn Tri Phương, bạn cũng có thể lựa chọn bệnh viện chợ Rẫy. Thế mạnh nổi bật của bệnh viện Chợ Rẫy là sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa, nhờ đó có thể mang lại hiệu quả thăm khám và điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Bệnh viện làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h đến 16h. Bạn có thể đặt lịch khám trực tiếp tại bệnh viện hoặc liên hệ đến tổng đài 028 3955 6079 vào giờ hành chính.
Ngoài ra, bệnh viện đang triển khai phòng khám chuyên gia được đặt tại lầu 1 khu Khám Bệnh của bệnh viện. Người bệnh đến phòng khám sẽ được khám chữa bởi những chuyên gia đầu ngành của bệnh viện. Thông tin chi tiết về lịch làm việc của phòng khám này.
Bạn có thể đặt lịch khám với chuyên gia Nội tiết của bệnh viện Chợ Rẫy vào thứ 2 và thứ 5.
Danh sách 1 số bệnh viện chuyên về tiểu đường khác
Ngoài những bệnh viện kể trên, có nhiều bệnh viện, phòng khám lớn khác cũng có chất lượng khám chữa bệnh tiểu đường tốt. Chẳng hạn như:
- Bệnh viện Lão khoa Trung ương, số 1A Phương Mai - quận Đống Đa - Hà Nội. Điện thoại 024 3576 4558
- Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại 024 3574 7788
- Bệnh viện 115, số 527, Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10. Điện thoại 028 3865 4249
- Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, số 120 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM. Điện thoại: 028 3855 0207
Trường hợp ở tuyến xã, huyện, tỉnh, bạn cũng có thể chọn các bệnh viện Đa khoa gần nhà để không phải di chuyển quá xa. Chất lượng của các bệnh viện này hiện nay đã cao hơn so với trước đây khá nhiều. Bởi Bộ Y Tế đã đưa hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường phổ cập đến các tuyến dưới. Đồng thời, bản thân các bệnh viện này cũng đang chủ động hơn trong việc mời chuyên gia đầu ngành về đào tạo để nâng cao chuyên môn.
Một số lưu ý cần biết khi đi khám bệnh tiểu đường
Để kết quả thăm khám chính xác và giúp bác sĩ đưa ra cách điều trị phù hợp nhất, trước khi đến bệnh viện khám bệnh tiểu đường bạn nên thực hiện các lưu ý sau:
- Ghi lại các triệu chứng bất thường và các băn khoăn mà bạn đang gặp phải. Nếu có máy đo đường huyết cầm tay tại nhà, nên tự đo đường huyết trước khi đi khám khoảng 3 ngày và ghi lại để bác sĩ có thêm thông tin.
- Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu 8 tiếng. Bạn có thể uống nước lọc nhưng các loại đồ uống khác như cà phê, sữa, trà, nước trái cây… thì không nên uống.
- Chuẩn bị sẵn các giấy tờ cần thiết như chứng minh thư, sổ khám bệnh, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu có).
- Nên đặt lịch khám online để giảm bớt thời gian chờ đợi. Nếu bệnh viện chưa có dịch vụ này, bạn nên đến sớm để lấy số khám bệnh.
- Giữ tâm trạng thoải mái trước khi khám. Hãy tự tin hỏi bác sĩ những điều mà bạn chưa rõ. Nếu lo lắng không thể ghi nhớ hết lời tư vấn của bác sĩ, bạn có thể mang theo 1 cuốn sổ ghi chép hoặc ghi âm bằng điện thoại.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “bệnh viện nào chữa bệnh tiểu đường tốt nhất” hay “khám bệnh tiểu đường ở đâu”. Nếu có bất cứ băn khoăn nào về căn bệnh này, bạn có thể để lại câu hỏi dưới bài viết hoặc gọi đến hotline 0962 326 300 để được tư vấn.
Có thể bạn quan tâm:
1. Đường huyết bao nhiêu là bình thường, là bị tiểu đường? 2. Các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 tốt nhất hiện nay