Bảng minh chứng đánh giá xếp loại chuẩn Hiệu trưởng trường Mầm non

Or you want a quick look:

Tiêu chí

Mức tiêu chí

Ví dụ minh chứng

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường, có phong cách làm việc khoa học; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc

Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc; chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường

– Bản đánh giá, xếp loại viên chức hàng năm thể hiện thực hiện tốt quy định đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc.

– Bản đánh giá, phân loại đảng viên hàng năm thể hiện thực hiện tốt quy định đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc.

– Văn bản có nội dung chỉ đạo về thực hiện nghiêm túc quy định đạo đức nhà giáo trong nhà trường.

Mức khá: Thường xuyên tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có ý thức rèn luyện tạo dựng phong cách làm việc khoa học; phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên; chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định trong nhà trường

– Bản đánh giá, xếp loại viên chức hàng năm thể hiện thường xuyên tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có ý thức rèn luyện tạo dựng phong cách làm việc khoa học.

– Văn bản, biên bản họp về chấn chỉnh, xử lý các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, trẻ.

– Văn bản ban hành nội quy, quy định về đạo đức nhà giáo, bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường thể hiện sự sáng tạo.

Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực trong nhà trường về đạo đức nghề nghiệp; có ảnh hưởng tích cực và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, phong cách làm việc khoa học trong nhà trường

– Ý kiến ghi nhận của giáo viên, nhân viên trong nhà trường, của cơ quan quản lý cấp trên về việc là tấm gương mẫu mực trong nhà trường về đạo đức nghề nghiệp.

– Chuyên đề, báo cáo, bài viết liên quan đến tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận.

– Báo cáo đề xuất, giới thiệu các hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận sự ảnh hưởng tích cực về tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức trong nhà trường.

Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường

Mức đạt: Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường

– Bài phát biểu, các ý kiến tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên và chính quyền địa phương thể hiện tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.

– Chuyên đề, báo cáo, bài viết nhận thể hiện tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác.

– Các văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động trong nhà trường thể hiện tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.

Mức khá: Lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường

– Văn bản, biên bản cuộc họp có nội dung chỉ đạo, khuyến khích, hướng dẫn giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện đổi mới trong công việc và khuyến khích trẻ chủ động đổi mới trong học tập.

– Ý kiến nhận xét của cơ quan quản lý cấp trên, ý kiến ghi nhận của giáo viên, nhân viên trong nhà trường về việc tư tưởng đổi mới của hiệu trưởng lan tỏa đến thành viên trong nhà trường.

Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến các bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường

– Chuyên đề, báo cáo, bài viết liên quan đến tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận.

– Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận sự ảnh hưởng về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.

Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân

Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật kịp thời các yêu cầu đổi mới của ngành về chuyên môn nghiệp vụ

– Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

– Kế hoạch học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.

– Bài viết, bài thu hoạch, báo cáo về nội dung học tập, bồi dưỡng của bản thân gắn với các yêu cầu đổi mới của ngành về chuyên môn, nghiệp vụ.

Mức khá: Chủ động tự học, cập nhật phát triển kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

– Kế hoạch học tập, bồi dưỡng của bản thân về kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em.

– Bài viết, bài thu hoạch, báo cáo về nội dung học tập, bồi dưỡng của bản thân về kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em.

Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

– Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận.

– Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, tập huấn.

– Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên hoặc các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường

Quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện trẻ em, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của trẻ trong nhà trường.

Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường

Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường

Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường

Mức đạt: Tổ chức xây dựng kế hoạch và giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp thực tiễn; chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên và nhân viên xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo quy định

– Kế hoạch phát triển nhà trường, các văn bản chỉ đạo giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường.

– Văn bản, kế hoạch, bản phân công, biên bản họp chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên, nhân viên xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo quy định.

– Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em của tổ chuyên môn và giáo viên, nhân viên.

Mức khá: Đổi mới, sáng tạo trong tổ chức xây dựng kế hoạch; giám sát, đánh giá thực việc hiện kế hoạch phát triển nhà trường và kế hoạch của tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên

– Kế hoạch phát triển nhà trường, các văn bản chỉ đạo giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường thể hiện sự đổi mới, sáng tạo

– Báo cáo tổng kết có đánh giá về hiệu quả của những đổi mới, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường và kế hoạch của tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên.

– Ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên, nhân viên trong nhà trường về những đổi mới, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường và kế hoạch của tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên.

Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về tổ chức xây dựng, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường

– Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, bài viết về xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận.

– Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường.

Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em

Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em và đánh giá sự phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em theo quy định

– Các văn bản chỉ đạo về xây dựng kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em và đánh giá sự phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em theo quy định.

– Kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em và đánh giá sự phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em theo quy định.

– Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá về hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em và đánh giá sự phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em theo quy định.

– Báo cáo kết quả phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em.

Mức khá: Đổi mới quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em; đảm bảo giáo viên thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp với nhu cầu đa dạng và hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em; kết quả phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ nâng cao

READ  Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (đầy đủ cả năm)

– Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá về hiệu quả của đổi mới quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em.

– Báo cáo về phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em có thể hiện được kết quả được nâng cao do có tác động của đổi mới trong quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em.

– Bài giảng, biên bản các buổi sinh hoạt chuyên môn của giáo viên thể hiện việc vận dụng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp với nhu cầu đa dạng và hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em.

– Ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên, nhân viên trong nhà trường về những đổi mới trong quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em.

Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em

– Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, bài viết về quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận.

– Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em.

Tiêu chí 6. Quản trị hoạt động giáo dục trẻ em

Mức đạt: Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ em; đánh giá mức độ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ của trẻ theo quy định

– Các văn bản chỉ đạo về xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ em và đánh giá mức độ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ của trẻ theo quy định.

– Kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ em và đánh giá mức độ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ của trẻ theo quy định.

– Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá về hiệu quả hoạt động giáo dục trẻ em và đánh giá mức độ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ của trẻ theo quy định.

– Báo cáo kết quả phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em.

Mức khá: Đổi mới quản trị hoạt động giáo dục trẻ hiệu quả; đảm bảo giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với sự phát triển của từng trẻ và yêu cầu đổi mới giáo dục; kết quả phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ của trẻ được nâng cao

– Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá về hiệu quả của đổi mới quản trị hoạt động giáo dục trẻ em.

– Báo cáo về mức độ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ của trẻ có thể hiện được kết quả được nâng cao do có tác động của đổi mới trong quản trị hoạt động giáo dục trẻ em.

– Bài giảng, biên bản các buổi sinh hoạt chuyên môn của giáo viên thể hiện việc vận dụng các hoạt động giáo dục trẻ em phù hợp với nhu cầu đa dạng và hướng tới sự phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ của trẻ.

– Ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên, nhân viên trong nhà trường về những đổi mới trong quản trị hoạt động giáo dục trẻ em.

Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị hoạt động giáo dục trẻ em

– Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, bài viết về quản trị hoạt động giáo dục trẻ em được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận.

– Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về quản trị hoạt động giáo dục trẻ em được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị hoạt động giáo dục trẻ em trẻ em.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non quản trị hoạt động giáo dục trẻ em.

Tiêu chí 7. Quản trị nhân sự nhà trường

Mức đạt: Tổ chức xây dựng đề án vị trí việc làm; chủ động đề xuất tuyển dụng nhân sự theo quy định; sử dụng giáo viên, nhân viên đúng chuyên môn, nghiệp vụ; đánh giá, phân loại giáo viên, nhân viên; tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của nhà trường; thực hiện chế độ chính sách và thi đua khen thưởng đúng quy định

– Đề án vị trí việc làm của nhà trường.

– Văn bản đề xuất tuyển dụng nhân sự.

– Kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường, văn bản chỉ đạo, điều hành có nội dung phân công nhiệm vụ giáo viên, nhân viên phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực chuyên môn của mỗi người.

– Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của nhà trường.

– Báo cáo tổng kết của nhà trường có nội dung về tuyển dụng, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ theo quy định.

– Quy định của nhà trường về khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên được giáo viên, nhân viên đồng tình.

– Văn bản chỉ đạo, biên bản bình xét, quyết định về thực hiện chế độ chính sách và thi đua khen thưởng đúng quy định.

Mức khá: Sử dụng giáo viên, nhân viên tinh gọn, hiệu quả; tạo động lực phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên cho giáo viên, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của nhà trường có hiệu quả

– Ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên, nhân viên, cơ quan quản lý cấp trên về việc sử dụng giáo viên, nhân viên đúng chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.

– Tài liệu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân giáo viên, nhân viên.

Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị nhân sự trong nhà trường

– Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, bài viết về quản trị quản trị nhân sự trong nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận.

– Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về quản trị nhân sự trong nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị nhân sự trong nhà trường.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị nhân sự trong nhà trường.

Tiêu chí 8. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường

Mức đạt: Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy định cụ thể về tổ chức, hành chính trong nhà trường; thực hiện phân công, phối hợp giữa các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác thực hiện nhiệm vụ theo quy định

– Văn bản quy định về tổ chức, hành chính trong nhà trường.

– Văn bản phân công, phối hợp giữa các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác thực hiện nhiệm vụ.

– Báo cáo tổng kết có đánh giá về hiệu quả phối hợp công việc giữa các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác trong nhà trường.

Mức khá: Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả; phân cấp, ủy quyền cho các bộ phận, cá nhân trong nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ

– Kế hoạch cải tiến tổ chức, phân công, phối hợp trong nhà trường.

– Các quy định, quy chế hoạt động của nhà trường thể hiện việc phân cấp, ủy quyền cho các bộ phận, cá nhân.

– Báo cáo tổng kết có đánh giá về hiệu quả sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, có tác động tích cực đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân trong nhà trường.

Mức tốt: Tin học hóa các hoạt động quản trị tổ chức, hành chính của trường; hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tổ chức, hành chính của nhà trường

– Website của trường cung cấp cho các bên liên quan thông tin về hoạt động của trường; các phần mềm sử dụng trong quản lý, điều hành các hoạt động của trường.

– Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, bài viết về quản trị tổ chức, hành chính của trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận.

– Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về quản trị tổ chức, hành chính của trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, hiệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tổ chức, hành chính của trường.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tổ chức, hành chính của trường.

Tiêu chí 9. Quản trị tài chính nhà trường

Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, lập dự toán, thực hiện thu chi, báo cáo tài chính, kiểm tra tài chính, công khai tài chính của nhà trường theo quy định

– Quy chế chi tiêu nội bộ.

– Kế hoạch kế hoạch tài chính (dự toán ngân sách) của trường.

– Báo cáo tài chính và hồ sơ sổ sách về tài chính.

– Kết luận thanh tra, kiểm toán về việc hoạt động quản trị tài chính của nhà trường thực hiện đúng quy định.

Mức khá: Sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

– Thông tin tài chính công khai của trường thể hiện ưu tiên nhu cầu giảng dạy, học tập.

– Biên bản ghi nhớ, thư điện tử và các tài liệu khác phản ánh các nguồn tài chính được sử dụng hiệu quả cho mục đích nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ, truyền thông, dư luận xã hội về việc nguồn tài chính được sử dụng hiệu quả cho mục đích nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

READ  Đánh giá Kaspersky Total Security 2021: Bộ công cụ bảo mật toàn diện cho cả gia đình

Mức tốt: Huy động các nguồn tài chính hợp pháp nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tài chính nhà trường

– Hồ sơ quản lý nguồn tài chính huy động thể hiện ưu tiên nhu cầu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về quản trị tài chính nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Các văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tài chính nhà trường.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tài chính nhà trường.

Tiêu chí 10. Quản, trị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường

Mức đạt: Tổ chức xây dựng thực hiện quy định của nhà trường về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học; tổ chức lập và thực hiện kế hoạch mua sắm, kiểm kê, bảo quản, sửa chữa và sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học theo quy định

– Văn bản quy định của nhà trường về quản trị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường.

– Kế hoạch mua sắm, kiểm kê, bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường.

– Kết luận thanh tra, kiểm tra thể hiện việc sử dụng, mua sắm, kiểm kê, bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường đúng quy định.

Mức khá: Khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học của trường nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

– Báo cáo tổng kết có đánh giá tốt hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường.

– Hồ sơ, sổ sách sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường phản ánh sự chú ý đến các ưu tiên hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em.

– Ý kiến của giáo viên, nhân viên, trẻ ghi nhận hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường.

Mức tốt: Huy động các nguồn lực hợp pháp để tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường; hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học trong nhà trường

– Hồ sơ quản lý nguồn lực về tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường.

– Ý kiến của giáo viên, nhân viên, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận kết quả huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường.

– Báo cáo kinh nghiệm về quản trị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường.

Tiêu chí 11. Quản trị chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường

Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường theo quy định

– Các mẫu phiếu hỏi ý kiến để giáo viên phản hồi về thực tiễn chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường.

– Báo cáo tự đánh giá chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường.

– Công bố trên website chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường.

Mức khá: Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, khắc phục điểm yếu theo kết quả tự đánh giá của nhà trường

– Kế hoạch cải tiến hoạt động nhằm nâng cao kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường.

– Báo cáo đánh giá kết quả cải tiến hoạt động nhằm nâng cao kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường có hiệu quả.

Mức tốt: Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển chất lượng giáo dục bền vững; hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị đảm bảo chất lượng giáo dục nhà trường

– Kế hoạch phát triển chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường theo hướng bền vững.

– Báo cáo kinh nghiệm về quản trị chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường.

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ phòng chống bạo lực học đường

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 12. Xây dựng văn hóa nhà trường

Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường theo quy định

– Văn bản ban hành nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường.

– Các văn bản, biên bản họp chỉ đạo thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường.

Mức khá: Xây dựng được các điển hình tiên tiến về thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nội quy của nhà trường

– Thư khen, giấy khen, bằng khen; biên bản bình xét, bình bầu về các điển hình tiên tiến về thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường.

– Văn bản, biên bản họp xử lý các vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường.

Mức tốt: Tạo lập được môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng văn hóa nhà trường

– Ý kiến nhận xét, đánh giá của cơ quan quản lý cấp trên, giáo viên, nhân viên và các bên liên quan về môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhà trường.

– Báo cáo kinh nghiệm về xây dựng môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Tiêu chí 13. Thực hiện dân chủ trong nhà trường

Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định

– Quy chế dân chủ cơ sở của nhà trường.

– Văn bản, biên bản họp chỉ đạo tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường.

– Các hình thức tiếp nhận thông tin từ giáo viên, nhân viên, trẻ, cha mẹ trẻ về hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường.

Mức khá: Phát huy quyền làm chủ của các thành viên, các tổ chức trong nhà trường, để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; bảo vệ những cá nhân công khai bày tỏ ý kiến; chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường

– Ý kiến góp ý, bày tỏ nguyện vọng của giáo viên, nhân viên, trẻ, cha mẹ trẻ về hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường.

– Văn bản, biên bản họp, quyết định xử lý các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ ở trong nhà trường.

– Biên bản các cuộc đối thoại giữa hiệu trưởng với giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ được hiệu trưởng quan tâm xem xét.

Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường

– Báo cáo kinh nghiệm về thực hiện dân chủ cơ sở ở trong nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Các văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện dân chủ cơ sở ở trong nhà trường.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện dân chủ cơ sở ở trong nhà trường.

Tiêu chí 14. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch của nhà trường về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

– Văn bản quy định, tài liệu tuyên truyền về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường công bố công khai trong nhà trường.

– Văn bản về phương án ứng phó rủi ro, thảm họa của nhà trường.

– Báo cáo tổng kết thể hiện nội dung trường học an toàn, không có bạo lực học đường.

– Báo cáo, biên bản kiểm tra, ý kiến ghi nhận của cơ quan quản lý cấp trên, giáo viên, nhân viên, trẻ thể hiện môi trường nhà trường an toàn, không có bạo lực học đường.

Mức khá: Có giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi bạo lực học đường, vi phạm quy định về trường học an toàn

– Hình ảnh, tư liệu về hoạt động của giáo viên, nhân viên tham gia hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

– Có kênh tiếp nhận thông báo (hòm thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng…) về các trường hợp vi phạm quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

– Văn bản, biên bản họp, quyết định xử lý các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

– Báo cáo kinh nghiệm về mô hình trường học an toàn, phòng chống bạo lực học được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

READ  Top 6 Địa chỉ in áo bóng đá rẻ và đẹp nhất Hà Nội

– Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về tạo lập mô hình trường học an toàn, phòng chống bạo lực học.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về tạo lập mô hình trường học an toàn, phòng chống bạo lực học.

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

Tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Mức đạt: Tổ chức truyền thông về mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non, tích cực phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phổ biến chương trình và kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan

– Các thông tin về mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non, kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em được công bố công khai trên website của nhà trường, tại các cuộc họp với cha mẹ trẻ và các bên liên quan.

– Biên bản các cuộc họp với cha mẹ trẻ và các bên liên quan có công bố thông tin về chương trình và kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường.

– Website của nhà trường đăng tải công khai chương trình và kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường.

Mức khá: Phối hợp với cha mẹ trẻ em hoặc người giám hộ của trẻ em và các bên liên quan tổ chức thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và thực hiện quyền trẻ em; công khai, minh bạch các thông tin về kết quả thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường; tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động của địa phương; tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương về phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn

– Biên bản các cuộc họp với cha mẹ trẻ và các bên liên quan có nội dung về phối hợp trong thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và thực hiện quyền trẻ em.

– Website của nhà trường đăng tải công khai kết quả thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường.

– Kênh tiếp nhận thông tin tin phản hồi của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan (hòm thư góp ý, thư điện tử…) về thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường.

– Biên bản làm việc, văn bản trả lời các thông tin phản hồi của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan về thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường.

– Các hình ảnh, tư liệu thể hiện cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động của địa phương.

– Các văn bản, ý kiến tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương về phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn.

Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

– Báo cáo kinh nghiệm về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường

Mức đạt: Tổ chức cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về thực trạng, nhu cầu nguồn lực để phát triển nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và các bên liên quan; phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và các bên liên quan trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường theo quy định

– Biên bản các cuộc họp với cha mẹ trẻ và các bên có liên quan có nội dung về thực trạng, nhu cầu nguồn lực để phát triển nhà trường.

– Báo cáo thực trạng và nhu cầu về nguồn lực để phát triển nhà trường gửi đến cơ quan quản lý cấp trên và chính quyền địa phương.

– Biên bản các cuộc họp với cha mẹ trẻ và các bên liên quan có nội dung về huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường theo quy định.

Mức khá: Tham mưu, đề xuất địa phương và cơ quan quản lý giáo dục giải pháp huy động nguồn lực để phát triển nhà trường. Sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhà trường; giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và các bên liên quan về huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường

– Các ý kiến tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cấp trên về nhu cầu nguồn lực phát triển nhà trường.

– Danh sách, hồ sơ quản lý các nguồn lực huy động được để phát triển nhà trường theo quy định.

– Báo cáo tổng kết có nội dung về phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

– Báo cáo công khai việc sử dụng các nguồn lực huy động được để phát triển nhà trường.

– Biên bản làm việc, văn bản trả lời các thông tin phản hồi của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan về huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

– Ý kiến của của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan về việc nhà trường đã giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi về việc huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường

– Báo cáo kinh nghiệm về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.

– Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

– Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc) và công nghệ thông tin

Có khả năng sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc) và công nghệ thông tin

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc) và công nghệ thông tin

Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ

Mức đạt: Nghe, nói được một số câu giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh); hoặc giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số

– Hình ảnh, tư liệu về việc trao đổi, giao tiếp với người nước ngoài bằng ngoại ngữ.

– Thư, thư điện tử trao đổi thông tin bằng ngoại ngữ.

Mức khá: Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường; hoặc giao tiếp bằng tiếng dân tộc vùng dân tộc thiểu số trong việc phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

– Kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho giáo viên, nhân viên, trẻ trong trường.

– Báo cáo tổng kết (có nội dung đánh giá về việc thực hiện kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên, nhân viên, trẻ trong trường).

Mức tốt: Viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng một ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em (ưu tiên tiếng Anh); hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số; chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc)

– Hình ảnh, tư liệu tham gia các hội thảo, tập huấn sử dụng ngoại ngữ.

– Thư, thư điện tử trao đổi công việc, chuyên môn bằng ngoại ngữ; các bài viết về chuyên môn, nghiệp vụ bằng ngoại ngữ.

– Biên bản các buổi sinh hoạt chuyên đề bằng ngoại ngữ; các câu lạc bộ ngoại ngữ của giáo viên, trẻ.

Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ thông tin

Mức đạt: Sử dụng được một số công cụ công nghệ thông tin thông dụng trong quản trị cơ sở giáo dục mầm non

– Sử dụng thư điện tử để trao đổi thông tin, công việc với giáo viên, cha mẹ trẻ và các bên có liên quan.

– Tham gia mạng xã hội để nắm bắt và trao đổi thông tin với giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và các bên có liên quan.

Mức khá: Sử dụng được các phần mềm hỗ trợ quản trị cơ sở giáo dục mầm non

– Danh sách các phần mềm được sử dụng trong nhà trường như các phần mềm: quản lý văn bản điện tử, xây dựng thời khóa biểu, quản lý thông tin nhân sự.

– Báo cáo tổng kết có nội dung đánh giá về việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản trị các công việc của nhà trường.

Mức tốt: Tạo lập được môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản trị nhà trường; chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về ứng dụng công nghệ thông tin

– Văn bản, quy định của nhà trường về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy, học và quản trị nhà trường.

– Bài giảng, học liệu điện tử của giáo viên được sử dụng trong hoạt động dạy học, giáo dục trẻ và sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường.

– Ý kiến của giáo viên, nhân viên ghi nhận về thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản trị nhà trường.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply