Or you want a quick look: Bán phá giá là gì?
Bán phá giá là gì? Bản chất của việc bán phá giá trong thương mại quốc tế là gì? Việc bán phá giá có ảnh hưởng gì đến tỷ giá hối đoái của một quốc gia? Tất cả những thắc mắc xoay quanh vấn đề bán phá giá sẽ được BachkhoaWiki giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Bán phá giá là gì?
Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế. Trong tiếng Anh bán phá giá có nghĩa là Dumping. Hiểu một cách đơn giản thì bán phá giá là hành vi bán các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ với mức giá thấp hơn giá thông thường, cụ thể là thấp hơn giá thành sản sản xuất mặt hàng đó, nhằm thu về quyền lợi riêng cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp đó.
Một số khái niệm liên quan đến bán phá giá
Bán phá giá là gì trong thương mại quốc tế?
Bán phá giá trong thương mại quốc tế được hiểu một cách đơn giản là hành vi nhà xuất khẩu bán sản phẩm của mình tại nước nhập khẩu với giá thành thấp hơn so với giá nội địa của cùng một mặt hàng sản phẩm được bán tại quốc gia mà doanh nghiệp của nhà xuất khẩu đang hoạt động.
Bán phá giá hối đoái là gì?
Bán phá giá hối đoái, hay còn gọi là phá giá tiền tệ (Currency Devaluation), được hiểu là hành vi chủ động làm giảm giá trị của đồng nội tệ so với ngoại tệ, cụ thể là thấp hơn mức tỷ giá hối đoái cố định mà chính phủ đã cam kết duy trì.
Mục tiêu của hành vi bán phá giá là gì?
Về mặt bản chất, hành vi bán phá giá giúp người bán có thể đạt được một số quyền lợi riêng nhằm tăng doanh thu về cho mình.
Cụ thể hơn, trong thương mại quốc tế thì việc bán phá giá sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu bán các sản phẩm của mình với giá rẻ hơn so với thị trường chung tại nước nhập khẩu, từ đó đạt được nguồn khách hàng ổn định cũng như danh tiếng tại quốc gia đó.
Chính vì thế, nếu không có những quy định chặt chẽ liên quan đến vấn đề bán phá giá thì nền kinh tế của quốc gia đó có thể sẽ chịu tổn thất nặng nề. Vì một khi việc bán phá giá của các doanh nghiệp trở nên hiệu quả thì họ dễ dàng thao túng được thị trường, chiếm giữ nguồn khách hàng từ các công ty, doanh nghiệp khác, về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của chính những công ty, doanh nghiệp đó.
Các hình thức bán phá giá
Hiện nay, trên thị trường có 3 hình thức bán phá giá:
Bán phá giá bền vững: đây là hành vi bán phá giá với hình thức bán ra sản phẩm hoặc dịch vụ với giá thành thấp hơn so với giá tại thị trường nội địa, nhằm tối ưu thu nhập của doanh nghiệp xuất khẩu và chiếm giữ nguồn khách hàng nhất định.
Bán phá giá chớp nhoáng: đây là hành vi bán phá giá với hình thức tạm thời bán ra sản phẩm hoặc dịch vụ với giá thấp hơn so với giá tại thị trường nội địa, nhằm tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và loại trừ đối thủ ra khỏi thị trường.
Bán phá giá không thường xuyên: đây là hành vi bán phá giá với hình thức bán ra sản phẩm hoặc dịch vụ với giá thấp hơn so với giá thành chung tại thị trường nội địa, nhằm tránh các rủi ro trên thị trường thế giới và giải quyết tức thì những khó khăn tài chính mà doanh nghiệp xuất khẩu đang mắc phải.
Cách xác định mặt hàng hóa bán phá giá theo quy định của WTO
Theo Hiệp định chống bán phá giá của WTO, chỉ tiêu để xác định hàng có bán phá giá trên thị trường của một quốc gia hay không bao gồm 3 yếu tố :
- Doanh nghiệp xuất khẩu có hành vi bán ra ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của mình tại quốc gia nhập khẩu với mức giá thấp hơn so với giá thành nội địa trong nước mà doanh nghiệp đang hoạt động.
- Việc bán phá giá của doanh nghiệp gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.
- Quốc gia nhập khẩu phải chứng minh được “biên độ phá giá “ đạt từ 2% trở lên. Bởi vì theo Điều 5.8 của Hiệp định chống bán phá giá thì biên độ này sẽ không bị coi là vi phạm nếu nó thấp hơn 2%.
Biên độ phá giá được xác định như sau:
(Giá thông thường (tại thị trường nội địa) – Giá xuất khẩu) : Giá nhập khẩu = Biên độ phá giá
Nếu kết quả lớn hơn 2% thì quốc gia nhập khẩu hoàn toàn có thể xác định doanh nghiệp đó có hành vi bán phá giá.
Chống bán phá giá là gì? Các biện pháp chống bán phá giá
Chống bán phá giá là biện pháp được áp dụng trong trường hợp một doanh nghiệp nào đó được xác định là có hành vi bán phá giá khi nhập khẩu hàng hóa của mình vào một quốc gia cụ thể, gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa sự sống còn của các ngành sản xuất trong chính quốc gia đó.
Hiện nay, có 2 biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế như sau:
Thuế chống bán phá giá: Đây là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường nhằm ngăn chặn sự tiếp diễn của việc bán phá giá. Khoản thuế này được các cơ quan điều tra bán phá giá xác định dựa trên cơ sở của biên độ phá giá, sao cho nhỏ hơn biên độ phá giá trong hiệp định thương mại quốc tế (2%)
Biện pháp cam kết: Trong trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu đã được xác định là có hành vi bán phá giá tại nước nhập khẩu thì quá trình điều tra có thể được kết thúc nếu doanh nghiệp đó chấp nhận cam kết tăng giá tiền của các mặt hàng sản phẩm bán ra hoặc ngừng việc xuất khẩu các mặt hàng đó tại nước quốc gia nhập khẩu.
Ví dụ về bán phá giá
Vụ kiện bán phá giá cá Basa giữa Mỹ và Việt Nam
Năm 2002, Hoa Kỳ (CFA) đã nộp đơn lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế (ITC) nhằm tố cáo Việt Nam đã có hành vi bán phá giá một số mặt hàng thủy sản như cá tra và cá basa, gây thiệt hại vật chất lớn và đe dọa gây thiệt hại vật chất lớn cho ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ.Trên cơ sở đó, các ban ngành có liên quan đã chấp nhận bản tố cáo và tiến hành điều tra.
Sau vụ kiện cáo trên, thuế chống phá giá đối với mặt hàng cá tra, cá ba sa từ Việt Nam đã tăng một mức đáng kể. Điều này đã làm dấy lên nhiều tranh cãi trái chiều từ hai bên.
Điều đáng nói ở đây là vụ tranh chấp xảy ra đúng vào thời điểm triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại Song phương Việt – Mỹ (BTA) và thời gian Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chính vì thế nó đã thu hút sự quan tâm từ đông đảo các nhà kinh doanh trong và ngoài nước.
Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết hơn về vụ việc tại đây.
Vụ kiện bán phá giá giày vào Châu Âu
Năm 2005, Liên đoàn sản xuất giày dép Châu Âu đã nộp đơn lên Ủy ban châu Âu yêu cầu điều tra hành vi bán phá giá mặt hàng giày dép, mũ, da của Việt Nam và Trung Quốc.
Ngày 05/10/2006, Ủy ban châu Âu ra quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc với mức thuế áp dụng đối với hàng giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam là 10% và Trung Quốc là 16.8% trong vòng 4 năm.
Vụ kiện cáo xảy ra đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam rút ra được bài học sâu sắc về góc nhìn pháp lý cũng như chủ động ứng phó với những vấn đề liên quan đến việc bán phá giá.
Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết hơn về vụ kiện tại đây
Xem thêm:
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết được bán phá giá là gì cũng như những thông tin cần thiết về thuật ngữ kinh doanh này. Nếu thấy hữu ích hãy Like và Share bài viết để ủng hộ BachkhoaWiki nhé!