Bài văn tả cảnh đẹp địa phương em – văn mẫu lớp 5

Or you want a quick look:

Để giúp các em học sinh lớp 5 tăng thêm vốn từ ngữ, trau dồi kỹ năng viết văn miêu tả và chuẩn bị cho bài kiểm tra, bài thi cuối kỳ môn tiếng việt chúng tôi giới thiệu đến các em những bài văn hay miêu tả cảnh đẹp ở địa phương đã chọn lọc. Chúng ta hãy cùng tham khảo một vài bài văn hay sau đây nhé.Gợi ý dàn bài tả cảnh đẹp địa phương emMở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp địa phương mà em định miêu tả (có thể là bất cứ cảnh đẹp, địa danh, địa điểm du lịch nào của quê hương mà em yêu thích)Thân bài:Tả bao quát chung: cảnh đẹp đó có rộng lớn không, nằm ở vị trí nào, màu sắc, mùi vị như thế nào…Tả chi tiết: tả chi tiết cụ thể từng không gian (vd tả cánh đồng miêu tả những thửa ruộng kế tiếp nhau, cạnh những con kênh, có hàng cây, hạt lúa chín vàng, căng mẩy…), sinh hoạt của người nông dân trên cánh đồng (tiếng cười nói, hành động cắt lúa như thế nào…Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp quê hương, em có yêu quý không, thấy gắn bó và ghi dấu ấn với em thế nào.Bài văn miêu tả cảnh đẹp địa phương em 1Em sinh ra và lớn lên ở một vùng ngoại ô, những khung cảnh đơn sơ và rất đỗi quen thuộc hàng ngày in đậm trong tâm trí em về một vùng quên đẹp yên bình như những hàng cây cổ thụ, cánh đồng lúa chín, con sông chảy hiền hòa. Một trong những cảnh đẹp mà em yêu thích nhất đó chính là cánh đồng lúa quê hương.Ở những miền quê nông thôn hay vùng ngoại ô như quê hương em thì trồng và thu hoạch lúa vẫn là công việc chính mang lại thu nhập cho mọi nhà. Hàng ngày trên con đường dẫn từ nhà đến trường em đều đi qua cánh đồng lúa, được chứng kiến cây lúa lớn lên từng ngày từ cây mạ non đến khi lúa chín khiến em vô cùng thích thú. Em thích nhất cảnh đồng lúa khi chín, lúc này cả cánh đồng như được thay một chiếc áo mới rực rỡ báo hiệu một vụ mùa bội thu cho người nông dân. Những bông lúa nặng trĩu hạt đung đưa trong gió thoang thoảng mùi thơm lúa mới khiến cho bất kỳ ai cũng xao lòng. Mỗi buổi sáng đi ngang qua em đều tranh thủ hít hà hương thơm lúa mới và ngắm nhìn cảnh đẹp từ những con kênh chạy dọc cánh đồng, hàng cây lao xao trong gió, những bông hoa dại mọc ven bờ, tất cả như một bức tranh sinh động nhiều màu sắc in đậm trong ký ức của mỗi người dân quê.Khi những hạt lúa vàng ươm, nở căng tròn, chắc mẩy cũng là lúc báo hiệu mùa thu hoạch đã đến. Rất nhanh thôi cả cánh đồng sẽ hiện lên cảnh tượng các bác nông dân thi nhau cắt lúa, tiếng cười, tiếng nói rộn rã vang lên khắp cả cánh đồng nghe rất vui tai. Lúc này không còn hiện lên cảnh đẹp của đồng lúa chín nữa mà thay vào đó là nét đẹp lao động của người nông dân. Những giọt mồ hôi rơi lẫn vào từng hạt lúa khiến cho em biết yêu quý hơn những bát cơm ăn hàng ngày hơn. Tuy lao động vất vả nhưng ai ai cũng đều cười nói vui vẻ vì mùa thu hoạch lúa sẽ mang đến nguồn hy vọng và thu nhập cho cả gia đình.Mỗi một địa phương lại có những cảnh đẹp khác nhau, nếu như ở thành phố là những công trình cao tầng, đường xá tấp nập nhưng cảnh tượng đồng lúa chín với vẻ đẹp bình dị, yên bình ở vùng quê như quê em thì khó mà có được. Chỉ là một cảnh tượng rất đơn sơ nhưng em rất yêu và tự hào về quê hương của mình, chắc chắn sau này những ký ức đẹp đẽ ấy sẽ theo em trên bước đường trưởng thành.Tả cảnh đẹp địa phương em 2Tả cảnh đẹp địa phương “Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày, quê hương nếu ai không có, sẽ không lớn nổi thành người”. Câu hát quen thuộc mà chắc hẳn bất kỳ ai cũng ngân nga ghi nhớ. Mỗi một vùng quê sẽ có những cảnh đẹp khắc ghi vào tâm trí của mỗi người con quê hương để mỗi khi đi xa lại nhớ về nó da diết và quê hương em cũng vậy. Riêng đối với bản thân em thì dòng sông quê hương chính là một trong những cảnh tượng đẹp in sâu trong tâm trí mà sau này nếu có rời xa chắc chắn sẽ rất nhớ.Con sông chảy qua quê hương em được gọi là sông Mã, em được ông bà lớn tuổi trong gia đình giải thích rằng vì nước sông chảy rất nhanh và rất mạnh như những chú ngựa phi nên được đặt tên là sông Mã. Quả thực, nước ở đây chảy rất nhanh nhưng cũng không phải là chảy siết nên hàng ngày rất nhiều người tắm và vui chơi ở sông. Những ngày trời trong, quang vắng nước sông trong vắt, hiện rõ dưới làn nước là những cây rêu, cây rong phủ đầy những hòn sỏi, thậm chí còn có thể nhìn thấy những chú cá bơi lội dưới lòng sông rất vui mắt. Ngược lại hôm nào trời trở mưa nước sông sẽ trở nên đục ngàu, người dân quê em thường nhìn vào dấu hiệu này để biết được thời tiết, thiên tai sẽ thế nào.Hai bên bờ sông sẽ có bên lở, bên bồi và quê em may mắn được ở bên bồi, trải dài dọc bên bờ sông là bãi cát phủ trắng xóa. Ngay cạnh bãi cát là cánh đồng được sông bồi đắp phù sa nên trồng hoa màu rất tươi tốt, các bác nông dân thường trồng các loại cây như cây ngô, cây lạc, trồng rau bí, trồng rau cải nhìn xanh mướt một màu rất mát mắt…Những ngọn bí đua ra bãi cát mập ú xen lẫn là hoa bí, quả bí sai trĩu chỉ nhìn thôi đã thấy rất thích rồi. Vào mùa hè, mọi người tập trung dưới bãi sông rất đông, đặc biệt là tụi con nít như chúng em, nếu như say sưa tắm trên dòng sông mát lịm đến chán cả đám lại sẽ lên bờ chơi nghịch cát, tìm những đám cỏ gà để thi đấu hay đơn giản chỉ là cùng ngồi với nhau kể lại những câu chuyện vui hàng ngày.Quê em tuy rất đơn sơ, không có những địa điểm tham quan nổi tiếng nhưng những địa phương khác hay tấp nập sầm uất như tại các thành phố lớn nhưng em rất yêu quê hương mình đặc biệt là dòng sông quê hương. Em chắc chắn sẽ ghi nhớ những ký ức đáng nhớ này làm hành trang cho mình đến khi trưởng thành.Tả cảnh đẹp địa phương em 3Nếu hỏi em rằng cảnh đẹp quê hương nào em cảm thấy thích nhất thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là con đường làng em. Con đường gắn bó và in dấu chân em mỗi ngày đến trường, in dấu kỷ niệm đẹp đẽ mà sau này chắc chắn sẽ không thể nào quên.Đường xuyên qua làng là con đường chính đi đến mọi địa điểm, bước chân ra khỏi ngõ là sẽ bắt gặp ngay con đường rộng lớn được trải bê tông phẳng lỳ, sạch sẽ. Nghe người lớn trong nhà kể lại rằng ngày trước cuộc sống còn nghèo khó, đường chưa được trải bê tông như bây giờ con đường chỉ là đường đất nếu trời mưa thì rất trơn trượt. Sau này, khi đời sống khấm khá lên mọi người trong làng cùng nhau gom góp để bê tông hóa giúp cho việc đi lại được dễ dàng hơn vậy nên thế hệ sau như chúng em khi di chuyển thuận tiện chúng em rất biết ơn.Tuy được trải bê tông nhưng cảnh vật xung quanh vẫn rất bình dị, hai bên đường là những ngôi nhà mái ngói đỏ, xen lẫn suốt dọc đường dù đi đến bất cứ địa điểm nào bạn cũng thấy mát mắt bởi được phủ bóng những rặng cây cổ thụ nhiều năm tuổi. Có loại cây còn hơn tuổi cả tuổi ông nội em đó chính là cây bàng cổ thụ, đây cũng là nơi tụ tập của đám trẻ con trong làng, dưới tán cây bàng mát rượi chúng em tha hồ chơi những trò chơi của con nít như đuổi bắt, trèo lên cây bàng hái quả, lấy lá bàng làm trâu và thi nhau xem trâu của đứa nào khỏe hơn. Cứ thế cây bàng dang rộng tay như người mẹ che chở cho em khôn lớn. Vào mùa hè, hay mỗi độ xuân về những rặng cây lại thay áo hoa mới đỏ rực rỡ.Sáng sáng, khi mặt trời vừa ló rạng là mọi người sẽ cùng đổ ra đường, có người đi chợ, có người đi ra đồng từ sớm, đám trẻ con thì tụ thành từng đám chờ nhau đi học. Tiếng người lớn chào hỏi nhau, tiếng cười nói ríu rít của tụi nhỏ, tiếng xe cộ đi lại rất vui tai và khiến con đường thêm nhộn nhịp.Đi một đoạn vào trung tâm làng là chợ cóc, gọi là chợ cóc bởi ở đây chỉ buôn bán lẻ tẻ, hầu hết là những món đồ của người dân mang ra chợ bán, đôi khi chỉ là vài mớ rau, con cá, quả trứng gà hay những thức quả nhà trồng được. Tất cả đều sạch sẽ, an toàn chứ không dùng chất kích thích hay thuốc trừ sâu, mọi người rất yên tâm sử dụng. Nối tiếp từ chợ đến trường làng em phải đi qua một đoạn đường liên thôn qua cánh đồng. Phải nói đây là đoạn đường mà em thích nhất bởi được đi qua cánh đồng lúa, mùi hương lúa với làn gió mát rượi làm cho tâm hồn sáng khoái mỗi buổi sáng đến trường.Phía cuối con đường hiện lên sau những lùm cây là ngôi trường thân yêu, càng đến gần sẽ càng hiện lên những thanh sắc rất quen thuộc, tiếng trống rộn rã thúc giục bước chân, em vội vã vào lớp mà lòng vui khôn tả.Con đường làng trở thành người bạn thân thiết qua mỗi bước chân em, em rất yêu quý và trân trọng người bạn này, sau này lớn lên dù có đi đến đâu chắc chắc em sẽ luôn ghi nhớ con đường quê hương.Tả cảnh đẹp địa phương em 4Quê hương đẹp hơn với cây bàng cổ thụQuê hương đối với ai cũng đều đẹp và ai cũng rất yêu quý quê hương, đối với em hình ảnh gắn liền với tuổi thơ và là hình ảnh đẹp đẽ nhất đó chính là cây bàng cổ thụ.Cây bàng nằm ở ngay đầu làng em, không biết nó đã được trồng từ bao giờ đến cả ông nội em cũng bảo rằng khi ông biết thì cây bàng đã ở đó rồi. Vậy nên mọi người trong làng em đều xem cây bàng là một vị bô lão lớn tuổi, ai ai cũng yêu quý, kính trọng và bảo vệ cây bàng.Nếu nhìn từ xa cây bàng cổ thụ như một người lính hiên ngang trấn giữ bình yên cho cả làng, cây tỏa bóng rộng làm râm mát một khoảng đất ở phía dưới, những tán cây vươn rộng như những cánh tay vươn ra bao bọc và che chở cho đàn con. Vào mùa hè, nếu được trú dưới tán cây hưởng những ngọn gió mát trong lành thì thật tuyệt. Đây cũng thường là nơi mọi người tụ tập trò chuyện vui vẻ, đám trẻ con thì đuổi nhau nô đùa thích thú, người đi xa thì dừng lại hỏi thăm, người đi làm đồng về thì dừng lại nghỉ chân rồi lại tiếp nối câu chuyện thật rôm rả.Vào mùa thu khi những chiếc là bàng từ màu xanh chuyển thành màu vàng, rồi màu đỏ cây bàng như thay chiếc áo khoác khác mang vẻ đẹp trầm ấp, lãng mạn. Đến khi đông sang, lá bàng rụng đầy gốc để trơ ra những cành cây khẳng khiu, cây như thu mình trước giá rét, chuẩn bị sức lực cho mùa xuân đâm chồi nảy lộc.Cảnh tưởng đẹp đẽ dưới tán cây bàng là ký ức in sâu nhất trong tâm trí em, chắc chắn sau này em sẽ còn nhớ mãi những kỷ niệm với bạn bè, người thân bên với cây bàng – người bạn nhiều tuổi nhưng rất thân thiết của mình.Một vài những mẫu văn tả cảnh đẹp địa phương trên sẽ giúp các em có thêm ý tưởng, củng cố từ ngữ và cách hành văn cho những bài văn của mình. Các em học sinh có thể tham khảo và trau dồi kỹ năng viết văn miêu tả chuẩn bị cho kỳ thi phía trước nhé.Bài viết liên quan :

See more articles in the category: Giáo dục
READ  Trị số cảm biến tủ lạnh Samsung, Sharp, Hiatchi, LG [ ĐẦY ĐỦ ]

Leave a Reply