Bài văn phân tích bài phú sông Bạch Đằng hay nhất

Or you want a quick look:

Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu để thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua con mắt của tác giả đồng thời thể hiện lòng tự hào về non sông đất nước của nhà thơ. Cùng tham khảo mẫu bài phân tích sau đây để hiểu sâu về bài phú hơn các em nhé.Giới thiệu dàn ý bài phân tích bài phú sông Bạch ĐằngPhú sông Bạch Đằng là một tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt NamMở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả Trương Hán Siêu, tác phẩm phú sông Bạch Đằng là một tác phẩm tiêu biểu của thể phú trong văn học trung đại.Thân bài:Phân tích cảm xúc của nhân vật ‘khách” trước vẻ đẹp của sông Bạch Đằng+ cảnh sắc trên sông+ hành trình du ngoạn của nhân vật+ tâm trạng của người “khách”Các chiến tích trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các vị bô lãNhững lời bàn luận về chiến công năm xưa của các bô lão+ nguyên nhân của những thắng lợi trên sông+ khẳng định tài năng của vị tướng quân lãnh đạo Trần Quốc TuấnLời ca ngợi của các bô lão và vị “khách” : ca ngợi con người, khẳng định yếu tố con người là mấu chốt cho những chiến thắng.Kết bài: khẳng định lại nội dung và những giá trị nghệ thuật của bài Phú, bày tỏ lòng tự hào dân tộc qua những trang sử bằng thơ.Phân tích bài Phú sông Bạch ĐằngTrương Hán Siêu là người gốc Thái Bình, Tự là Thăng Phủ. Ông là người từng giữ rất nhiều chức vụ quan trọng dưới triều đại nhà Trần, với học vấn cao uyên thâm nên ông được rất nhiều học trò và nhân dân kính trọng, đặc biệt đến các nhà vua thời Trần còn phải nể phục. Thời đó ông được ban tặng tước vị Thái Bảo, Thái Phó khi mất đi ông được thờ ở Văn Miếu quốc tử giám. Ông tham gia vào việc viết lách thơ văn nhưng để lại không nhiều tác phẩm, nhưng trong số tác phẩm ông sáng tác có bài “ Phú sông Bạch Đằng”. Tác phẩm còn được người đời đánh giá là phú xuất sắc nhất của văn học trung đại. Bài phú có thể được chia làm 4 đoạn: đoạn 1 là cảm xúc rất lịch sự của nhà thơ đối với sông Bạch Đằng; đoạn 2 là lời của các bộ lão kể lại cho tác giả về lịch sử trên sông; đoạn 3 là suy ngẫm của nhà thơ về những lời kể của các lão bộ; đoạn 4 là sự ca ngợi về con sông và cả con người.Bài phú thể hiện tình yêu nước, niềm tự hào dân tộcMở đầu bài thơ là hình ảnh một thế giới hùng vĩ hiện ra trước mắtKhách có lẻGiương buồm trong gió chơi vơi,Lướt bể chơi trăng mải miết.Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.Cửu Giang, Ngũ HồTam Ngô, Bách ViệtNơi có người điĐâu mà chẳng biết.Đầm Vân Mộng chứ vài trăm trong dạ cũng nhiều….Qua cửa Đại ThanNgược bến Đông ChiềuĐến sông Bạch ĐằngThuyền bơi một chiềuBát ngát sóng kình muôn dặmThướt tha đuôi trĩ một màuNước trời một sắcPhong cảnh ba thuBờ lau san sátBến lách đìu hiuSông chìm giáo gãyGò đầy xương khôBuồn vì cảnh thảmĐứng lặng giờ lâu.Thương nỗi anh hùng đầy vắng táTiếc thay dấu vết luống còn lưu.Nhân vật “khách” ở đây chính là sự phân thân của tác giả, tác giả tự đặt mình vào vị trí đi du ngoại của một người khách lạ đến thăm những danh lam thắng cảnh. Vị khách ấy đi thăm các địa danh nổi tiếng như Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt và đầm Mộng Vân. Thật là thú vị khi đây là những địa danh mà chỉ biết đến qua sách vở mà vị khách ấy lại được du ngoại đến thật nhẹ nhàng qua trí tưởng tượng của nhà thơ rồi lại bước chân ngay về tới Đại Than, Đông Triều cuối cùng dừng chân ở Bạch Đằng. Một cuộc hành trình khá dài nhưng qua con mắt của tác giả nó lại rất nhanh chóng, tưởng chừng như chúng liền sát nhau vậy. Với cách viết thơ cách điệu “ Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương/ Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt” thì thật sự biến hành trình dài ấy chỉ cần một ngày có thể hoàn thành được rồi. Không khó để hiểu vì sao mà nhà thơ lại có sự tưởng tượng hay đến vậy, đó chính là vì sự hiểu biết của nhà thơ rất phong phú, sâu rộng kèm thêm tình yêu thiên nhiên với quê hương với đất nước thì việc liên tưởng đó thật sự đáng ngưỡng mộ. Cả không gian và thời gian đã đưa sự say mê chủ động của vị “khách” ấy đến với thiên nhiên rất dịu êm, cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng vừa hùng dũng vừa thơ mộng, trữ tình lại vừa hoang vu lần lượt lộ ra từng chi tiết qua hàng loạt hình ảnh như: “sóng kình muôn dặm”, “Đuôi trĩ một màu”, “đìu hiu, san sát”, “xương khô, giáo gãy”. Với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng hữu tình như thế rất dễ khiếp người ta có cảm giác buồn thương, tiếc nuối. Tiếc ơ đây là tiếc cho những người đã khuất không còn được ngắm nhìn sự thay đổi tuyệt đẹp của cảnh vật thiên nhiên, với tư thế “đứng lặng chờ lâu” của tác giả khiến ta như cảm nhận được rằng nội tâm của “khách” đang chìm trong sự ngậm ngùi. Tạm bùi ngùi ở đây tác giả đã chuyển sang cuộc kể chuyện của cac lão bộ về những lịch sử chiến công trên sông Bạch Đằng cho người “khách” ở phương xa đến nghe.“Bên sông bô lão hỏiHỏi ý ta sở cầu.Có kẻ gậy lê chống trước,Có người thuyền nhẹ bơi sau.Vái ta mà thưa rằng:“Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”Đương khi ây:Thuyền tàu muôn đội,Tinh kì phất phới.Hùng hổ sáu quân,Giáo gươm sáng chói.Trận đánh được thua chửa phân,Chiến lũy bắc nam chống đối.Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,Bầu trời đất chừ sắp đổiKìa:Tất Liệt thế cường,Lưu Cung chước dốiNhững tưởng gieo roi một lầnQuét sạch Nam bang bốn cõiThế nhưng:Trời cũng chiều người,Hung đồ hết lối,….Đến nay sông nước tuy chảy hoài,Mà nhục quân thù khôn rửa nổiTái tạo công lao,Nghìn xưa ca ngợi.”Bài phú thể hiện tài hoa trong ngòi bút của tác giả qua những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuậtCó thể hình ảnh các bô lao chính là sự phân thân của chính tác giả, chính sự phân thân ấy lại giúp ta hình dung rõ được thái độ của từng nhân vật dành cho nhau. Các bô lão kể cho khách nghe từ không khí cho đến diễn biến trận đánh trên chiến trường nhằm khẳng định tình yêu và lòng tự hào đối với dân tộc. Trên chiến trường không khí diễn ra rất sôi nổi, khẩn trương một sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng của quân nhà Trần trong trận đánh gay go quyết liệt như thế cho thấy một có đôi chút kiêu căng, hung hăng của những con người đang chiến đấu. Kết thúc trận đánh tất cả đều đang ở giữa vùng trời đẫm máu, một sự hi sinh không hề nhẹ của đội quân. Với biện pháp so sánh tăng dần làm tăng phần thất bại khảm khốc, tăng sự nhục nhã lên gấp bội phần, tất cả như cảm súc sung sướng về sự thắng lợi của dân ta nhưng lại không tung hô mà lại đi sâu vào nỗi nhục của quân thù. Từ đó càng khẳng định thêm tìn yêu quê hương đất nước và lòng tự hào, hãnh diện về dân tộc ta. Khi được nghe chính các bô lão kể lại cho nghe tất tật về trận chiến đấu như thể trận đấu đang hiện hữu ngay trước mắt nhân vật “khách”. Các bô lão hăng say bình luận, kể cho bị ‘khách” đặc biệt những chiến công lừng lẫy.Tuy nhiên:Từ có vũ trụ,Đã có giang sơnQuả là: trời đất cho nơi hiểm trở,Cũng nhờ: nhân tài giưc cuộc điện an!Hội nào bằng hội Mạnh Tân, có vương sư họ Lã,Trận nào bằng trận Duy Thủy, có quốc sĩ họ Hàn.Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.Tiếng thơm còn mãi,Bia miệng không mòn.Đến chơi sông chừ ử mặt,Nhớ người xưa chừ lệ chan.Có thể nói nguyên nhân thắng lợi qua lời kể của các bô lão là từ đất trời cho địa thế hiểm trở, nhân tài giữ cuộc điện an và không thể thiếu đó là đại vương. Dù cho các lão bô cũng ý chỉ nguyên nhân thắng lợi là nhờ sự thuận lời trời cho nhưng vẫn nhấn mạnh yếu tố chủ chốt đó là con người. Hình ảnh các bô lão cho con người là yếu tố quan trọng nhất làm ta gợi nhớ đến người anh hùng Trần Quốc Tuấn trong những vị anh hùng từ xưa. Lấy con người làm trung tâm của vũ trụ là hình ảnh khẳng định một sức mạnh lớn lao của những con người tài cao nhất là vị lãnh đạo của toàn quân. Ở đó không chỉ nêu cao vai trò của con người mà con mang một giá trị nhân văn cao cho cả tác phẩm. Âm thanh, màu sắc cùng với tưởng tượng phong phú của tác giác tạo cảm giác mọi thứ đang được tô đậm thêm tất cả tạo nên một sự cộng hưởng. Cuối cùng là lời ca khẳng định tài đức của con người:“ Rồi vừa đi vừa ca rằng:“Sông Đằng một dải dài ghê,Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.Những người bất nghĩa tiêu vong,Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!”Khách cũng nối tiếp mà ca:“Anh minh hai vị thánh quân,Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.Giặc tan muôn thuở thanh bình,…Tất cả tình yêu và niềm tự hào về dân tộc về cảnh vật thiên nhiên quê hương đều đã hiện hữu qua những hình tượng sông mênh mông, rộng lớn,..sóng dồn về biển Đông vốn là một quy luật của tự nhiên vậy mà nhà thơ lại lấy nó là một điều mới mẻ để khái quát quy luật của con người. Để tiếp ca của các lão bô vị khách cũng không ngại gì ca vài câu để tạo thành một bản phú đặc sắc, cũng vẫn là nhwungx lời ca ngợi về con sông Bạch Đằng, về tài năng của vị anh hùng tài năng và mới hơn chính là cuộc sống thanh bình của dân tộc ta sau khi giặc tan. Chỉ qua một đoạn đối ca cùng nhau cũng chạm được một điều chung ý trí chung nội tâm của cả vị khách và các lão bô. Cả hai đều ca ngợi, tự hào về non sông hùng vĩ của dân tộc đều mang âm hưởng thi ca đều mong muốn cuộc sống thanh bình cho quê hương, dân tộc.Kết thúc bài phú cho ta được rất nhiều những giá trị cả về nội dung và nghệ thuật.Với bố cục chặt chẽ mang điểm nhấn của thể phú nên cách thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào về dân tộc rất dễ đi vào lòng người, dễ hiểu dễ cảm nhận. Đề cao tinh thần kháng chiên hết mình, sự lãnh đạo tài tình cùng hàng loạt những con người trí tuệ sáng suốt đã hành trang trên chiến trường, xả thân vì tổ quốc. Còn về phần nghệ thuật lại được tác giả sử dụng rất đơn giản như câu từ đơn giản, lời văn uyển chuyển, linh hoạt, hình tượng nghệ thuật rất sinh động, ngôn từ thì kính trọng, lắng đọng mà giàu suy tư.Trên đây là bài gợi ý phân tích chi tiết cho các em học sinh tham khảo và cũng gợi mở những ý tưởng mới mẻ cho các em học sinh lớp 10 về bài phú này. Sau khi đã tham khảo hãy tự  tin viết bài phân tích theo ý hiểu của mình nhé.Bài viết liên quan :

See more articles in the category: Giáo dục
READ  4 cách sửa tại nhà đúng kỹ thuật

Leave a Reply