Bài thơ Tây Tiến – Học Điện Tử

Or you want a quick look: Tây Tiến

Tây Tiến là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Quang Dũng. Tác phẩm được giới thiệu đến các bạn học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Đây cũng là một trong những tác phẩm vô cùng quan trọng trong kì thi THPT Quốc Gia sắp tới.

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu đôi nét về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến. Mời bạn đọc tham khảo dưới đây.

Tây Tiến

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

I. Đôi nét về nhà thơ Quang Dũng

– Quang Dũng (1921 – 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm.

– Quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

– Ông học đến bậc Trung học ở Hà Nội. Đến sau Cách mạng tháng Tám, Quang Dung tham gia quân đội. Từ năm 1954, ông là biên tập viên của Nhà xuất bản Văn học.

– Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn nhạc…

– Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

– Một số tác phẩm chính: Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988)…

II. Giới thiệu về bài thơ Tây Tiến

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:

  • Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ của Việt Nam.
  • Địa bàn hoạt động rộng: Hòa Bình, Sơn La, miền Tây Thanh Hóa và Sầm Nứa (Lào).
  • Xuất thân: chủ yếu là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên.
READ  cảm biến hồng ngoại tiếng anh là gì

– Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc tỉnh Hà Đông Cũ)

– Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, lấy tên là “Tây Tiến” và in trong tập “Mây đầu ô”

2. Bố cục

  • Phần 1. 14 câu đầu: Nỗi nhớ của Quang Dũng về núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và Tây Tiến anh hùng.
  • Phần 2. 8 câu tiếp theo: Đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo.
  • Phần 3. 8 câu tiếp theo: Chân dung người lính Tây Tiến hào hùng mà vẫn lãng mạn hào hoa, sự hi sinh mất mát.
  • Phần 4. Còn lại: Khái quát lại những ngày Tây Tiến, những kỉ niệm không thể nào phai.

3. Thể thơ

Bài thơ Tây Tiến được viết theo thể thơ bảy chữ.

4. Ý nghĩa nhan đề

– “Tây Tiến” là tên gọi của một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc tỉnh Hà Đông Cũ).

– Ban đầu nhà thơ đặt tên cho nhan đề của mình là “Nhớ Tây Tiến”, sau đó nhà thơ đổi tên thành “Tây Tiến”, in trong tập Mây đầu ô (1986). Việc đổi tên bài thơ là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Nếu đặt tên là “Nhớ Tây Tiến” cho thấy cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ, nhưng lại không nhấn mạnh được hình tượng trung tâm của bài thơ. Đồng thời khi đọc tác phẩm, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc được nỗi nhớ, việc để chữ “nhớ” ở nhan đề không cần thiết. Mặt khác nhan đề này gợi ra sự ủy mị, mềm mại không phù hợp với hình tượng đoàn quân Tây Tiến mạnh mẽ, hào hùng.

– Khi lược bỏ chữ “nhớ” giúp cho nhan đề trở nên cô đọng hơn. Bởi bản thân hai chữ “Tây Tiến” cũng gợi ra nỗi nhớ. Nhan đề “Tây Tiến” cũng tạo ra âm điệu của nhan đề chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây rộng lớn, thẳm thăm, hùng vị. Cũng như vẻ đẹp của đoàn quân Tây Tiến hào hùng. Mặt khác, nhan đề Tây Tiến cũng giúp cho bài thơ giống như một khúc ca, Tiến Quân Ca, Nam Tiến và ở đây là Tây Tiến.

Xem thêm  Ý nghĩa nhan đề Tây Tiến

5. Nội dung

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng đầy lãng mạn, hào hoa, cùng với đó là hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội và thơ mộng.

READ  Cách tải game Pikachu cổ điển, Pikachu phiên bản cũ miễn phí về máy tính

6. Nghệ thuật

  • Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn
  • Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa…
  • Ngôn ngữ phong phú, linh hoạt…

Tây Tiến là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Quang Dũng. Tác phẩm được giới thiệu đến các bạn học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Đây cũng là một trong những tác phẩm vô cùng quan trọng trong kì thi THPT Quốc Gia sắp tới.

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu đôi nét về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến. Mời bạn đọc tham khảo dưới đây.

Tây Tiến

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

I. Đôi nét về nhà thơ Quang Dũng

– Quang Dũng (1921 – 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm.

– Quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

– Ông học đến bậc Trung học ở Hà Nội. Đến sau Cách mạng tháng Tám, Quang Dung tham gia quân đội. Từ năm 1954, ông là biên tập viên của Nhà xuất bản Văn học.

– Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn nhạc…

– Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

– Một số tác phẩm chính: Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988)…

II. Giới thiệu về bài thơ Tây Tiến

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:

  • Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ của Việt Nam.
  • Địa bàn hoạt động rộng: Hòa Bình, Sơn La, miền Tây Thanh Hóa và Sầm Nứa (Lào).
  • Xuất thân: chủ yếu là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên.
READ  Soạn bài Chính tả Ai có lỗi, Tiếng Việt lớp 3

– Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc tỉnh Hà Đông Cũ)

– Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, lấy tên là “Tây Tiến” và in trong tập “Mây đầu ô”

2. Bố cục

  • Phần 1. 14 câu đầu: Nỗi nhớ của Quang Dũng về núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và Tây Tiến anh hùng.
  • Phần 2. 8 câu tiếp theo: Đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo.
  • Phần 3. 8 câu tiếp theo: Chân dung người lính Tây Tiến hào hùng mà vẫn lãng mạn hào hoa, sự hi sinh mất mát.
  • Phần 4. Còn lại: Khái quát lại những ngày Tây Tiến, những kỉ niệm không thể nào phai.

3. Thể thơ

Bài thơ Tây Tiến được viết theo thể thơ bảy chữ.

4. Ý nghĩa nhan đề

– “Tây Tiến” là tên gọi của một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc tỉnh Hà Đông Cũ).

– Ban đầu nhà thơ đặt tên cho nhan đề của mình là “Nhớ Tây Tiến”, sau đó nhà thơ đổi tên thành “Tây Tiến”, in trong tập Mây đầu ô (1986). Việc đổi tên bài thơ là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Nếu đặt tên là “Nhớ Tây Tiến” cho thấy cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ, nhưng lại không nhấn mạnh được hình tượng trung tâm của bài thơ. Đồng thời khi đọc tác phẩm, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc được nỗi nhớ, việc để chữ “nhớ” ở nhan đề không cần thiết. Mặt khác nhan đề này gợi ra sự ủy mị, mềm mại không phù hợp với hình tượng đoàn quân Tây Tiến mạnh mẽ, hào hùng.

– Khi lược bỏ chữ “nhớ” giúp cho nhan đề trở nên cô đọng hơn. Bởi bản thân hai chữ “Tây Tiến” cũng gợi ra nỗi nhớ. Nhan đề “Tây Tiến” cũng tạo ra âm điệu của nhan đề chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây rộng lớn, thẳm thăm, hùng vị. Cũng như vẻ đẹp của đoàn quân Tây Tiến hào hùng. Mặt khác, nhan đề Tây Tiến cũng giúp cho bài thơ giống như một khúc ca, Tiến Quân Ca, Nam Tiến và ở đây là Tây Tiến.

Xem thêm  Ý nghĩa nhan đề Tây Tiến

5. Nội dung

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng đầy lãng mạn, hào hoa, cùng với đó là hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội và thơ mộng.

6. Nghệ thuật

  • Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn
  • Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa…
  • Ngôn ngữ phong phú, linh hoạt…
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply