Bài Hát Cây Thùy Dương Là Cây Gì, Cây Thùy Dương vuidulich.vn

Or you want a quick look:

****
Trang web của Hội những người Việt Nam tốt nghiêp trường KGU – Веб сайт Общества вьетнамских выпусткников КГУ
*
*
* Tác giả: LuongDT

Bạch Dương & Thuỳ Dương

Đặng Thanh Lương

Cũng chẳng biết từ khi nào, giai điệu bài hát đó đã ngấm vào trong tôi như thể tôi đã được sinh ra và lớn lên trong điệu nhạc du dương và ấm áp ấy. Và cũng chẳng hiểu vì sao tôi lại luôn có ý nghĩ rằng cây Thùy dương và cây Bạch dương, hai cây là một. Có thể là do tôi đã hình dung ra nước Nga qua giai điệu của bài hát đó, qua những vũ điệu dân gian trong những phim “made in Liên Xô” ngày ấy. Và cũng có thể tôi đã hít căng đầy bầu không khí tràn ngập hương Bạch dương khi đoàn tầu đưa chúng tôi qua những dải đất dài vô tận của Nước Nga hùng vĩ.

Bạn đang xem: Cây thùy dương là cây gì

Chiều dần buông màu tím vẳng bên sông lời hát êm đềm

Hoà với tiếng tàu đêm chập chờn đi về xa phía chân trời

Cất tiếng hát bước chân đi cùng ngồi bên thùy dương mờ in bóng

Điệu nhạc đó vẫn luôn văng vẳng bên tai mỗi khi tôi nhớ đến miền quê xa xôi ấy. Nơi chúng tôi đã có bao nhiêu kỷ niệm về thời sinh viên sôi nổi, về những mối tình đầu bị ngăn cấm dại khờ, về những tình cảm chan chứa yêu thương, về những đêm dài nhớ mẹ nhớ cha, nhớ luỹ tre làng, nhớ tiếng sáo chiều, nhớ mùi hương bưởi nồng nàn, nhớ những cánh đồng lúa mới chín vàng...

READ  Ricardo Milos là ai? Tiểu sử về Ricardo Milos meme

Cảm nhận về cái đẹp của rừng Bạch dương chỉ thực đến với tôi khi tôi đứng trước bức tranh rừng Bạch dương của Isaak Levitan trong viện bảo tàng Tретьяковская галерея

*

Rừng Bạch dương (1885-1889)- Isaak Levitan

Tôi còn nhớ hôm đó là ngày nghỉ hè đầu tiên ở nước Nga. Bước vào viện bảo tàng, đi qua mấy căn phòng trưng bày tranh thì bỗng nhiên tôi cảm thấy mình như lạc vào một khu rừng cổ tích: phía trước là những tia nắng đung đưa trong gió, giữa những tiếng rì rào của lá cây; mùi hương nồng nồng của nhựa Bạch dương lan toả khắp cánh rừng. Đâu đó là tiếng chim ríu rít gọi bạn và lạ hơn, tôi có cảm giác xa xa là những thiếu nữ Nga với mái tóc vàng dài óng mượt, thướt tha trong những chiếc váy hoa dài đủ mầu sắc, lúc ẩn lúc hiện sau những cây Bạch dương thân trắng điểm những đốm đen huyền bí như mắt nai, tung tăng chạy nhảy dưới những tán lá xanh rì.

Nhìn mấy cánh hoa trắng rơi lòng ngập ngừng nghe trái tim bồi hồi

Này cành thùy dương yêu mến

biết chăng em vì cớ sao buồn

Rừng Bạch dương sống động như vậy đó.

Xem thêm: Chia sẻ cách bắt tổng đề qua kinh nghiệm của những chuyên gia THABET.

Tôi nghĩ Bạch dương dường như đang đeo bồng số phận của của một đời người: vào mùa Xuân mầu lá non của Bạch dương xanh trong mơn mởn của một thời niên thiếu; mùa Hè dáng Bạch dương tươi giòncủa sức trẻ; mùa Thu Bạch dương được phủ lên mình một mầu vàng rực rỡ như thể ta đã đạt được mọi ý nguyện của cuộc đời; để rồi mùa Đông đến, đứng âm thầm trong lạnh lẽo cô đơn mong đợi một mùa xuân mới tới. Xuân Hạ Thu Đông điệp khúc của thiên nhiên như giai điệu của tình yêu.

READ  Ca Sĩ Bebe Rexha Là Ai

Này cành thùy dương yêu mến

biết chăng em vì cớ sao buồn

Mùa Xuân

*

Mùa Hạ

Mùa Thu

*

Mùa Đông

Trong các chuyến đi công tác, dù là lên phương Bắc hay sang bên kia Đại Tây Dương hay ở đảo quốc Mặt trời mọc, mỗi khi đoàn xe đưa chúng tôi đi qua những cánh đồng, những núi đồi nơi có những hàng Bạch dương rủ bóng bên đường, đâu đâu tôi cũng có cảm giác thân thương như mình đang ở nước Nga, được hít thở bầu không khí trong lành từ những cánh rừng Bạch dương Nga bát ngát, được đắm chìm trong những giai điệu Nga. Tôi như nghe trong gió những âm thanh huyền diệu:

Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào…

Прощай, любимый город! Уходим завтра в море…

Tечёт река Волга… Течёт река Волга, А мне семнадцать лет…

Nhìn mấy cánh hoa trắng rơi lòng ngập ngừng nghe trái tim bồi hồi

Này cành thùy dương yêu mến

biết chăng em vì cớ sao buồn…

Thế đấy, nước Nga trong tôi là những rừng Bạch dương bát ngát, muôn sắc mầu; là những giai điệu nồng nàn chan chứa yêu thương.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply