Bài dự thi Bố là tất cả

You are viewing the article: Bài dự thi Bố là tất cả at Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Bài dự thi Bố là tất cả – Mẫu 1

Cuộc thi “Bố là tất cả” nhằm hướng tới kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam – 28/6. Đây là hoạt động tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ, học sinh, sinh viên và nhân dân về tình cảm gắn bó, yêu thương trong gia đình thông qua việc khắc họa hình ảnh đẹp của người cha trong mắt con. Qua đó tuyên truyền, giáo dục để phổ biến, nhân rộng, khuyến khích, động viên nam giới cùng học tập, làm theo.

Theo đó, Ban tổ chức cuộc thi đã ban hành thể lệ hình thức bài dự thi dưới 3 hình thức: bài viết; ảnh (ảnh đơn hoặc bộ ảnh); video clip. Sau đây là mẫu bài dự thi Bố là tất cả được Mobitool tổng hợp và đăng tải ngay sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo và tải tại đây.

Bài dự thi Bố là tất cả – Mẫu 1

….….ngày …tháng ….năm….

Thư gửi bố!

Hôm nay Hà Nội lại mưa bố ạ, cái thời tiết ẩm ương khó chịu này lại làm con bị dị ứng bố ạ. Ba ngày rồi con không dám ra khỏi nhà, khắp người lở loét, ửng đỏ, đau lắm bố ơi, chẳng hiểu sao con chỉ biết úp mặt vào tường khóc, mắt cứ nhòe đi chỉ đơn giản vì con nhớ bố nhiều lắm bố ạ. Hôm nay là sinh nhật bố nhưng con chẳng có can đảm gọi điện chúc bố một câu, con sợ rằng cái giọng thều thào, khản đặc lại khiến bố lo lắng, con xin lỗi bố nhiều…

Lặng nhìn qua ô cửa sổ phòng trọ con chợt thấy bóng dáng bố ngoài kia, chú ấy nhìn giống bố lắm chú khoác áo mưa đen đạp chiếc xe đạp thống nhất xanh lấp ló phía sau yên là đôi dép mèo hello kitty của con nhóc tầm 5-6 tuổi. Trời mưa to quá 2 bố con chú ấy trú mưa ngay dưới hiên phòng trọ con bố ạ, cuộc trò chuyện của 2 bố con chú ấy lại đưa con quay ngược thời gian lại 13 năm trước. Năm ấy con chập chững vào lớp 1, bố còn sốt sắng chuẩn bị đủ thứ cho con đi học còn hơn cả mẹ, bút, sách, thước kẻ, cục tẩy… gì cũng đủ cả. Ngày ấy kinh tế đâu được như bây giờ bố đi làm cửu vạn vất vả lắm nhưng bố chẳng để con thiếu gì… Hôm ấy cũng mưa 2 cha con tất tưởi đến trường, con thì ngồi sau xe réo ầm lên:

– Nhanh lên bố ơi, muộn học con mất rồi, con bắt đền bố đấy ….

Nước ngập đến ngang bắp chân bố, đường lầy lội vô cùng, thế rồi bố dắt bộ xe đưa con đến lớp, vừa đến cổng trường thì trống đánh vào lớp. Bố định dắt con vào nhưng khi bố nhìn lại mình quần ống thấp ống cao, bùn đất lem nhem khắp, tóc rối bù xù… chắc vì sợ con xấu hổ bố gọi con lại dặn :

– Mối đi học ngoan, bố bận việc rồi, bố xin lỗi không vào cùng con được… Thế rồi con lại phụng phịu, dỗi hờn bố, ngày ấy con có biết gì đâu chỉ nghĩ cũng phải được như bạn như bè có bố mẹ dắt vào, bây giờ lớn rồi con lại càng thương bố nhiều hơn…

Thế rồi từng dòng kí ức lại ùa về trong con… Mùa đông năm ấy bố đèo con đi học thêm, cái rét cắt da cắt thịt không cản được bố, bố một mực đòi đèo con đi học. Mắt bố ngày ấy cũng kém, đi đến chỗ dốc Dược 2 bố con ngã xe, nhưng điều đầu tiên bố làm là quay sang hỏi con:

– Đau không con, chảy máu hay xây xát gì không, đúng là bố ngu quá mà thấy ổ voi không tránh được thì đâm xuống quách cho xong, còn lắm chuyện tránh…

Chân bố chảy máu nhiều lắm nhưng bố không quan tâm vẫn bắt con lên xe bố chở về nhà. Nghĩ lại thấy con tồi quá bố ạ chẳng hiểu sao miệng con khi ấy tê cứng, một câu quan tâm cũng không thốt ra nổi, con tệ quá bố ơi…

Bao năm trôi qua bố có biết điều con day dứt và ám ảnh con mãi cho tới bây giờ là gì không hả bố? Đấy là khi bố ngỏ ý hỏi con nếu bây giờ có thêm em bé thì sao, khi ấy con đã giãy nảy lên như đỉa phải vôi:

– Con ghét em, nhà 2 chị em con là đủ rồi bố ạ, con không thích em đâu, từ nay bố đừng hỏi con về chuyện ấy nữa.

Thế rồi bố lặng thinh, ngồi trầm ngâm. Nghĩ lại bây giờ con chỉ muốn tát vào mặt mình thật đau thôi bố ạ, tát vì khi ấy đã hỗn hào với bố, tát vì tính ích kỉ xấu xa của bản thân, tát vì đã làm bố buồn. Bây giờ con đã hiểu và thương bố nhiều lắm, chắc bố đã chạnh lòng nhiều, đôi khi tủi thân nữa phải không bố. Là một người đàn ông ai chẳng muốn gia đình có nếp có tẻ, nhưng vì thương mẹ bị băng huyết sau 2 lần sinh 2 chị em con nên bố sợ mất mẹ, con biết bố thương mẹ con nhiều, vì miệng lưỡi thiên hạ đã nói rằng “mẹ không biết đẻ”. Tâm sự của một người đàn ông bố chẳng biết chia sẻ cùng ai, bố cứ giữ trọn trong lòng, bố chẳng cho ai biết… Hằng ngày bố vẫn vui cười với 3 mẹ con, nhưng con hờn, con giận vì cái hủ tục lạc hậu ở quê mình bố ạ. Con hiểu cảm giác của bố mỗi lần giỗ chạp, khi các chú các bác đẩy bố xuống mâm dưới, rồi nói bằng cái giọng lè nhè:

– Nhà chú không có thằng cu thì xuống mâm dưới ngồi đi… Con uất ức, tức nghẹn trong lòng, bố thì cười cười cho qua chuyện, con không dám nói gì, vì bố dặn “dù thế nào cũng không được hỗn với người lớn, con có ăn có học khác với người không có chữ…”. Câu nói ấy của bố chính là lời nhắc con mỗi lần làm việc gì đều phải cân nhắc kĩ…

Bố ơi! Con muốn nói rằng dù nhà mình không có em trai nhưng con sẽ luôn cố là một “thằng con trai đích thực” bố ạ. Dù phải gồng mình gánh vác gia đình mình con cũng sẽ làm được bố nhé vì đơn giản con là con gái bố… Con không muốn nói với bố con sẽ cố gắng mà con muốn nói với bố rằng con phải làm được, con không yếu đuối nữa đâu bố ạ, hãy tin tưởng ở con bố nhé!

READ  TOP phần mềm gỡ cài đặt miễn phí tốt nhất cho Windows

Con yêu bố nhiều lắm!

Kí tên:

Con gái bố …

Bài dự thi Bố là tất cả – Mẫu 2

Với bố, con là tất cả cuộc đời này

Đã hơn bốn năm kể từ ngày bố đi xa, bốn năm trôi qua trong những giấc mơ của con là tiếng chày giã sứ của bố.

Ngày bố mất con không kịp về chỉ nghe em kể lại rằng phút cuối trước lúc nhắm mắt bố gọi tên mẹ và chị em con. Để con có được ngày hôm nay, bố đã đổi bằng cả cuộc sống của mình, bố nhỉ? Bố là giáo viên dạy pháo binh, bố là chú bộ đội kiên cường mà mẹ luôn tự hào.

Khi con ra đời, bố thương mẹ vất vả nên đã chuyển ngành sang làm doanh nghiệp. Cuộc sống càng khó khăn hơn vì công ty của bố mẹ bị phá sản. Hàng ngày, bố mẹ phải đi chợ bán hàng theo mùa vụ. Mùa xoài thì bán xoài, mùa dừa thì bán dừa, mùa vải lại bán vải, bán dưa… Khi ấy con mới bước vào học cấp II nhưng đã đảm đang tất cả công việc nhà vì gia đình mình quá khổ. Cứ 3h bố mẹ đã dậy đi mỗi người một chợ, mãi chiều tối mới về chở đầy xe hàng để bán ngày hôm sau. Khi thì lãi, khi lại lỗ, con quá bé để cảm nhận được niềm hạnh phúc của những bữa cơm tối đoàn tụ gia đình.

Con học cấp 3 thì nhà mình chuyển về quê. Cuộc sống gia đình mình đỡ vất vả hơn vì mẹ đã xin được việc làm ổn định. Nhà mình gần chợ nên bố mở cửa hàng bán đồ sứ tại nhà. Chị em con càng lớn, gánh nặng của bố mẹ càng nhiều hơn, bố phải nghĩ ra nhiều nghề để làm thêm. Người ta chỉ cho bố cách đóng con tiện xi măng để cung cấp cho những nhà xây mới. Bố đóng ở nhà bán, bố đến cả công trình đang xây để đóng. Nếu không có những ngày nghỉ hè về nhà với bố mẹ để đi phụ làm cùng bố thì con không thể biết bố đã vất vả thế nào.

Trời nắng, một mình bố đội trên vai cả bao xi măng lệ khệ bước lên cầu thang để đóng sứ ở tầng mái. Bố sàng từng thúng cát để lấy những hạt cát mịn. Đôi bàn tay bố thoăn thoắt cho đến khi được vài thúng bố lại đội từng thúng cát trên đầu đi lên tầng mái. Rồi bố lại xuống để xách từng thùng nước lên. Khi tất cả được chuẩn bị xong bố trộn cát, xi măng với nước bằng chiếc xẻng. Việc làm duy nhất con giúp được bố là múc từng bay cát đổ vào trong khuôn con tiện. Một tay bố cầm chày giã sứ, giã nhịp nhàng để vữa được nhồi thật chặt, tay kia bố cầm bay để đập phẳng vữa trên đầu khuôn con sứ đã nhồi xong. Bố đứng dậy bê khuôn sứ đã được nhồi chặt trên tay đi ra cách đó một đoạn để đặt con sứ xuống và tháo khuôn. Cứ một con sứ hoàn thành là được 700 đồng. Suốt 5 năm như thế, bao nhiêu khó nhọc, vất vả để con và em được tốt nghiệp đại học.

Khi chị em con ra trường đi làm, bố mẹ lại kiếm thêm tiền để lo công việc cho con và em. Con đi làm xa nhà nên ít về, có khi cả tháng con mới về thăm bố mẹ một ngày chủ nhật. Một ngày, bác sĩ bảo bố bị ung thư gan không còn sống được bao lâu nữa. Mỗi lần đi làm về quê thăm bố, con lại đi và khóc suốt quãng đường lên Hà Nội. Con biết là con không bao giờ có cơ hội để báo đáp công lao của bố nữa. Ngày bố mất, khi con về đến nhà thì bố đã nằm bất động, đôi bàn tay bị buộc chặt để trên bụng. Đôi bàn tay ấy bao nhiêu năm cầm chày giã sứ bằng cả sức lực của mình để nuôi chị em con. Bố ơi, con xin lỗi bố. Con xin lỗi vì con mà bố khổ cả cuộc đời.

Bài dự thi Bố là tất cả – Mẫu 3

Bố là tất cả. Bố ơi bố ơi.

Bố tôi chính là một ảo thuật gia

Ngày còn bé tôi vẫn thường có suy nghĩ bố mình chính là một ảo thuật gia, xuất thân từ một gánh xiếc nổi tiếng. Vì sao ấy hả vì bố biết hết mọi việc tôi làm và cũng có thể biến ra mọi thứ tôi muốn. Tôi vẫn nhớ khi nhỏ có một trận mưa đá tôi liền chạy ra vườn nhặt các viên mưa đá bé tẹo. Nhưng mà chỉ một lát nó liền tan đi, thế là tôi ngồi khóc mãi. Mưa tạnh đá tan hế tôi lại càng khóc to hơn. Rồi bố liền lấy ra một tảng đá lạnh lớn dỗ dành tôi. Sau đó ông còn biến tảng đá lớn đó thành món mứt dâu đánh đá cho tôi ăn. Sau này lớn mới biết hóa ra tảng đá là từ trong tủ lạnh còn siro dâu đánh đá chỉ cần bỏ vào máy xay sinh tố là xong. Cơ mà lúc đấy bố tôi vẫn rất oách.

Bố tôi là một siêu anh hùng

Ngày tôi còn bé bố thường cho tôi lên trên cổ cõng đi chơi khắp xóm, vui lên ông còn bế ngược tôi lên trời nhào lộn làm tôi cười như nắc nẻ. Lớn lên chỉ cần tôi nói có ai bắt nạt tôi bố liền cho kẻ đó biết tay. Bố có thể trèo lên cây dừa cao tít hái cho tôi một quả dười mát ngọt vào mùa hè. Có thể cầm củ khoai nướng nghi ngút khói bóc cho tôi ăn vào mùa đông mà không thấy nóng tay. Đối với tôi mà nói bố tôi chính là một siêu anh hùng.

Bố tôi là một siêu đầu bếp

Không chỉ ngày bé mà khi tôi đã lớn bố tôi vẫn là một siêu đầu bếp đối với tôi. Trong trí nhớ của tôi thì món gì bố cũng có thể nấu. Từ cá hấp siêu ngon đến canh xương hầm siêu ngọt, gà rán siêu giòn đến chè đậu đỏ siêu mát. Không có món ăn nào trên đời có thể làm khó bố tôi.

Tôi đã lớn đã không còn là cô công chúa nhỏ mà bố bảo bọc trong vòng tay. Tuy nhiên đối với tôi bố vẫn là tất cả. Là người sinh ra nuôi dưỡng tôi thành người. Là người chăm chỉ làm việc để nuôi tôi ăn học. Là người có thể làm tất cả vì con.

READ  Nên mua micro hát karaoke có dây hay không dây?

Cuộc thi “Bố là tất cả” nhằm hướng tới kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam – 28/6. Đây là hoạt động tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ, học sinh, sinh viên và nhân dân về tình cảm gắn bó, yêu thương trong gia đình thông qua việc khắc họa hình ảnh đẹp của người cha trong mắt con. Qua đó tuyên truyền, giáo dục để phổ biến, nhân rộng, khuyến khích, động viên nam giới cùng học tập, làm theo.

Theo đó, Ban tổ chức cuộc thi đã ban hành thể lệ hình thức bài dự thi dưới 3 hình thức: bài viết; ảnh (ảnh đơn hoặc bộ ảnh); video clip. Sau đây là mẫu bài dự thi Bố là tất cả được Mobitool tổng hợp và đăng tải ngay sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo và tải tại đây.

Bài dự thi Bố là tất cả – Mẫu 1

….….ngày …tháng ….năm….

Thư gửi bố!

Hôm nay Hà Nội lại mưa bố ạ, cái thời tiết ẩm ương khó chịu này lại làm con bị dị ứng bố ạ. Ba ngày rồi con không dám ra khỏi nhà, khắp người lở loét, ửng đỏ, đau lắm bố ơi, chẳng hiểu sao con chỉ biết úp mặt vào tường khóc, mắt cứ nhòe đi chỉ đơn giản vì con nhớ bố nhiều lắm bố ạ. Hôm nay là sinh nhật bố nhưng con chẳng có can đảm gọi điện chúc bố một câu, con sợ rằng cái giọng thều thào, khản đặc lại khiến bố lo lắng, con xin lỗi bố nhiều…

Lặng nhìn qua ô cửa sổ phòng trọ con chợt thấy bóng dáng bố ngoài kia, chú ấy nhìn giống bố lắm chú khoác áo mưa đen đạp chiếc xe đạp thống nhất xanh lấp ló phía sau yên là đôi dép mèo hello kitty của con nhóc tầm 5-6 tuổi. Trời mưa to quá 2 bố con chú ấy trú mưa ngay dưới hiên phòng trọ con bố ạ, cuộc trò chuyện của 2 bố con chú ấy lại đưa con quay ngược thời gian lại 13 năm trước. Năm ấy con chập chững vào lớp 1, bố còn sốt sắng chuẩn bị đủ thứ cho con đi học còn hơn cả mẹ, bút, sách, thước kẻ, cục tẩy… gì cũng đủ cả. Ngày ấy kinh tế đâu được như bây giờ bố đi làm cửu vạn vất vả lắm nhưng bố chẳng để con thiếu gì… Hôm ấy cũng mưa 2 cha con tất tưởi đến trường, con thì ngồi sau xe réo ầm lên:

– Nhanh lên bố ơi, muộn học con mất rồi, con bắt đền bố đấy ….

Nước ngập đến ngang bắp chân bố, đường lầy lội vô cùng, thế rồi bố dắt bộ xe đưa con đến lớp, vừa đến cổng trường thì trống đánh vào lớp. Bố định dắt con vào nhưng khi bố nhìn lại mình quần ống thấp ống cao, bùn đất lem nhem khắp, tóc rối bù xù… chắc vì sợ con xấu hổ bố gọi con lại dặn :

– Mối đi học ngoan, bố bận việc rồi, bố xin lỗi không vào cùng con được… Thế rồi con lại phụng phịu, dỗi hờn bố, ngày ấy con có biết gì đâu chỉ nghĩ cũng phải được như bạn như bè có bố mẹ dắt vào, bây giờ lớn rồi con lại càng thương bố nhiều hơn…

Thế rồi từng dòng kí ức lại ùa về trong con… Mùa đông năm ấy bố đèo con đi học thêm, cái rét cắt da cắt thịt không cản được bố, bố một mực đòi đèo con đi học. Mắt bố ngày ấy cũng kém, đi đến chỗ dốc Dược 2 bố con ngã xe, nhưng điều đầu tiên bố làm là quay sang hỏi con:

– Đau không con, chảy máu hay xây xát gì không, đúng là bố ngu quá mà thấy ổ voi không tránh được thì đâm xuống quách cho xong, còn lắm chuyện tránh…

Chân bố chảy máu nhiều lắm nhưng bố không quan tâm vẫn bắt con lên xe bố chở về nhà. Nghĩ lại thấy con tồi quá bố ạ chẳng hiểu sao miệng con khi ấy tê cứng, một câu quan tâm cũng không thốt ra nổi, con tệ quá bố ơi…

Bao năm trôi qua bố có biết điều con day dứt và ám ảnh con mãi cho tới bây giờ là gì không hả bố? Đấy là khi bố ngỏ ý hỏi con nếu bây giờ có thêm em bé thì sao, khi ấy con đã giãy nảy lên như đỉa phải vôi:

– Con ghét em, nhà 2 chị em con là đủ rồi bố ạ, con không thích em đâu, từ nay bố đừng hỏi con về chuyện ấy nữa.

Thế rồi bố lặng thinh, ngồi trầm ngâm. Nghĩ lại bây giờ con chỉ muốn tát vào mặt mình thật đau thôi bố ạ, tát vì khi ấy đã hỗn hào với bố, tát vì tính ích kỉ xấu xa của bản thân, tát vì đã làm bố buồn. Bây giờ con đã hiểu và thương bố nhiều lắm, chắc bố đã chạnh lòng nhiều, đôi khi tủi thân nữa phải không bố. Là một người đàn ông ai chẳng muốn gia đình có nếp có tẻ, nhưng vì thương mẹ bị băng huyết sau 2 lần sinh 2 chị em con nên bố sợ mất mẹ, con biết bố thương mẹ con nhiều, vì miệng lưỡi thiên hạ đã nói rằng “mẹ không biết đẻ”. Tâm sự của một người đàn ông bố chẳng biết chia sẻ cùng ai, bố cứ giữ trọn trong lòng, bố chẳng cho ai biết… Hằng ngày bố vẫn vui cười với 3 mẹ con, nhưng con hờn, con giận vì cái hủ tục lạc hậu ở quê mình bố ạ. Con hiểu cảm giác của bố mỗi lần giỗ chạp, khi các chú các bác đẩy bố xuống mâm dưới, rồi nói bằng cái giọng lè nhè:

– Nhà chú không có thằng cu thì xuống mâm dưới ngồi đi… Con uất ức, tức nghẹn trong lòng, bố thì cười cười cho qua chuyện, con không dám nói gì, vì bố dặn “dù thế nào cũng không được hỗn với người lớn, con có ăn có học khác với người không có chữ…”. Câu nói ấy của bố chính là lời nhắc con mỗi lần làm việc gì đều phải cân nhắc kĩ…

Bố ơi! Con muốn nói rằng dù nhà mình không có em trai nhưng con sẽ luôn cố là một “thằng con trai đích thực” bố ạ. Dù phải gồng mình gánh vác gia đình mình con cũng sẽ làm được bố nhé vì đơn giản con là con gái bố… Con không muốn nói với bố con sẽ cố gắng mà con muốn nói với bố rằng con phải làm được, con không yếu đuối nữa đâu bố ạ, hãy tin tưởng ở con bố nhé!

READ  Cách lấy lại mật khẩu, khôi phục mật khẩu Facebook bị mất

Con yêu bố nhiều lắm!

Kí tên:

Con gái bố …

Bài dự thi Bố là tất cả – Mẫu 2

Với bố, con là tất cả cuộc đời này

Đã hơn bốn năm kể từ ngày bố đi xa, bốn năm trôi qua trong những giấc mơ của con là tiếng chày giã sứ của bố.

Ngày bố mất con không kịp về chỉ nghe em kể lại rằng phút cuối trước lúc nhắm mắt bố gọi tên mẹ và chị em con. Để con có được ngày hôm nay, bố đã đổi bằng cả cuộc sống của mình, bố nhỉ? Bố là giáo viên dạy pháo binh, bố là chú bộ đội kiên cường mà mẹ luôn tự hào.

Khi con ra đời, bố thương mẹ vất vả nên đã chuyển ngành sang làm doanh nghiệp. Cuộc sống càng khó khăn hơn vì công ty của bố mẹ bị phá sản. Hàng ngày, bố mẹ phải đi chợ bán hàng theo mùa vụ. Mùa xoài thì bán xoài, mùa dừa thì bán dừa, mùa vải lại bán vải, bán dưa… Khi ấy con mới bước vào học cấp II nhưng đã đảm đang tất cả công việc nhà vì gia đình mình quá khổ. Cứ 3h bố mẹ đã dậy đi mỗi người một chợ, mãi chiều tối mới về chở đầy xe hàng để bán ngày hôm sau. Khi thì lãi, khi lại lỗ, con quá bé để cảm nhận được niềm hạnh phúc của những bữa cơm tối đoàn tụ gia đình.

Con học cấp 3 thì nhà mình chuyển về quê. Cuộc sống gia đình mình đỡ vất vả hơn vì mẹ đã xin được việc làm ổn định. Nhà mình gần chợ nên bố mở cửa hàng bán đồ sứ tại nhà. Chị em con càng lớn, gánh nặng của bố mẹ càng nhiều hơn, bố phải nghĩ ra nhiều nghề để làm thêm. Người ta chỉ cho bố cách đóng con tiện xi măng để cung cấp cho những nhà xây mới. Bố đóng ở nhà bán, bố đến cả công trình đang xây để đóng. Nếu không có những ngày nghỉ hè về nhà với bố mẹ để đi phụ làm cùng bố thì con không thể biết bố đã vất vả thế nào.

Trời nắng, một mình bố đội trên vai cả bao xi măng lệ khệ bước lên cầu thang để đóng sứ ở tầng mái. Bố sàng từng thúng cát để lấy những hạt cát mịn. Đôi bàn tay bố thoăn thoắt cho đến khi được vài thúng bố lại đội từng thúng cát trên đầu đi lên tầng mái. Rồi bố lại xuống để xách từng thùng nước lên. Khi tất cả được chuẩn bị xong bố trộn cát, xi măng với nước bằng chiếc xẻng. Việc làm duy nhất con giúp được bố là múc từng bay cát đổ vào trong khuôn con tiện. Một tay bố cầm chày giã sứ, giã nhịp nhàng để vữa được nhồi thật chặt, tay kia bố cầm bay để đập phẳng vữa trên đầu khuôn con sứ đã nhồi xong. Bố đứng dậy bê khuôn sứ đã được nhồi chặt trên tay đi ra cách đó một đoạn để đặt con sứ xuống và tháo khuôn. Cứ một con sứ hoàn thành là được 700 đồng. Suốt 5 năm như thế, bao nhiêu khó nhọc, vất vả để con và em được tốt nghiệp đại học.

Khi chị em con ra trường đi làm, bố mẹ lại kiếm thêm tiền để lo công việc cho con và em. Con đi làm xa nhà nên ít về, có khi cả tháng con mới về thăm bố mẹ một ngày chủ nhật. Một ngày, bác sĩ bảo bố bị ung thư gan không còn sống được bao lâu nữa. Mỗi lần đi làm về quê thăm bố, con lại đi và khóc suốt quãng đường lên Hà Nội. Con biết là con không bao giờ có cơ hội để báo đáp công lao của bố nữa. Ngày bố mất, khi con về đến nhà thì bố đã nằm bất động, đôi bàn tay bị buộc chặt để trên bụng. Đôi bàn tay ấy bao nhiêu năm cầm chày giã sứ bằng cả sức lực của mình để nuôi chị em con. Bố ơi, con xin lỗi bố. Con xin lỗi vì con mà bố khổ cả cuộc đời.

Bài dự thi Bố là tất cả – Mẫu 3

Bố là tất cả. Bố ơi bố ơi.

Bố tôi chính là một ảo thuật gia

Ngày còn bé tôi vẫn thường có suy nghĩ bố mình chính là một ảo thuật gia, xuất thân từ một gánh xiếc nổi tiếng. Vì sao ấy hả vì bố biết hết mọi việc tôi làm và cũng có thể biến ra mọi thứ tôi muốn. Tôi vẫn nhớ khi nhỏ có một trận mưa đá tôi liền chạy ra vườn nhặt các viên mưa đá bé tẹo. Nhưng mà chỉ một lát nó liền tan đi, thế là tôi ngồi khóc mãi. Mưa tạnh đá tan hế tôi lại càng khóc to hơn. Rồi bố liền lấy ra một tảng đá lạnh lớn dỗ dành tôi. Sau đó ông còn biến tảng đá lớn đó thành món mứt dâu đánh đá cho tôi ăn. Sau này lớn mới biết hóa ra tảng đá là từ trong tủ lạnh còn siro dâu đánh đá chỉ cần bỏ vào máy xay sinh tố là xong. Cơ mà lúc đấy bố tôi vẫn rất oách.

Bố tôi là một siêu anh hùng

Ngày tôi còn bé bố thường cho tôi lên trên cổ cõng đi chơi khắp xóm, vui lên ông còn bế ngược tôi lên trời nhào lộn làm tôi cười như nắc nẻ. Lớn lên chỉ cần tôi nói có ai bắt nạt tôi bố liền cho kẻ đó biết tay. Bố có thể trèo lên cây dừa cao tít hái cho tôi một quả dười mát ngọt vào mùa hè. Có thể cầm củ khoai nướng nghi ngút khói bóc cho tôi ăn vào mùa đông mà không thấy nóng tay. Đối với tôi mà nói bố tôi chính là một siêu anh hùng.

Bố tôi là một siêu đầu bếp

Không chỉ ngày bé mà khi tôi đã lớn bố tôi vẫn là một siêu đầu bếp đối với tôi. Trong trí nhớ của tôi thì món gì bố cũng có thể nấu. Từ cá hấp siêu ngon đến canh xương hầm siêu ngọt, gà rán siêu giòn đến chè đậu đỏ siêu mát. Không có món ăn nào trên đời có thể làm khó bố tôi.

Tôi đã lớn đã không còn là cô công chúa nhỏ mà bố bảo bọc trong vòng tay. Tuy nhiên đối với tôi bố vẫn là tất cả. Là người sinh ra nuôi dưỡng tôi thành người. Là người chăm chỉ làm việc để nuôi tôi ăn học. Là người có thể làm tất cả vì con.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply