Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ – Hoc24

Or you want a quick look:

I. SACCAROZƠ

1. Cấu tạo hoá học

– Công thức phân tử C12H22O11.

– Công thức cấu tạo: hình thành nhờ 1 gốc α – glucozơ và 1 gốc β – fructozơ bằng liên kết 1,2-glicozit:

2. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

– Là chất kết tinh, không màu, không mùi, vị ngọt, dễ tan trong nước.

– Nóng chảy ở 185oC

– Có nhiều trong tự nhiên trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. Có nhiều dạng: đường phèn, đường phên, đường cát, đường tinh luyện…

3. Tính chất hóa học

Do gốc glucozơ đã liên kết với gốc fructozơ nên không còn nhóm chức anđehit trong phân tử, saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức.

– Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.

– Phản ứng thủy phân:

C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6

(glucozơ) (fructozơ)

4. Điều chế

Trong công nghiệp người ta thường sản xuất saccarozơ từ mía.

II. MANTOZƠ

1. Cấu tạo hoá học

– Công thức phân tử C12H22O11.

– Công thức cấu tạo: được tạo thành từ sự kết hợp của 2 gốc α-glucozơ bằng liên kết α-1,4-glicozit:

2. Tính chất hóa học

Do khi kết hợp 2 gốc glucozơ, phân tử mantozơ vẫn còn 1 nhóm CHO và các nhóm OH liền kề nên mantozơ có tính chất hóa học của cả ancol đa chức và anđehit.

READ  Chế độ nghỉ phép của giáo viên các cấp 2021

a. Tính chất của ancol đa chức

Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.

b. Tính chất của anđehit

– Mantozơ tham gia phản ứng tráng gương với tỉ lệ 1:1 tương tự nhu

CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

– Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O,

– Phản ứng với dung dịch Brom.

c. Phản ứng thủy phân

C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)

2. Điều chế

Thủy phân tinh bột nhờ men amylaza có trong mầm lúa.

III. XENLULOZƠ

1. Cấu tạo hoá học

– Công thức phân tử (C6H10O5)n.

– Công thức cấu tạo: do các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit tạo thành mạch thẳng, mỗi gốc chỉ còn lại 3 nhóm OH tự do nên có thể viết công thức cấu tạo ở dạng [C6H7O2(OH)3]n.

2. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

– Là chất rắn, hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị.

– Không tan trong nước ngay cả khi đun nóng, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường như ete, benzen…

3. Tính chất hóa học

– Phản ứng thủy phân:

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (glucozơ)

– Phản ứng este hóa với axit axetic và axit nitric:

[C6H7O2(OH)3] + 3nCH3COOH → [C6H7O2(OOCCH3)3]n + 3nH2O [C6H7O2(OH)3] + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

Từ xenlulozơ cho phản ứng với CS2 trong NaOH rồi phun qua dung dịch axit để sản xuất tơ visco.

READ  Cách xem mật khẩu Facebook trên điện thoại, máy tính mới nhất

IV. TINH BỘT

1. Cấu tạo hoá học

– Công thức phân tử (C6H10O5)n.

– Công thức cấu tạo: tinh bột do các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit tạo mạch thẳng (amilozơ) hoặc bằng liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit tạo thành mạch nhánh (amilopectin).

2. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

– Chất rắn vô định hình, không tan trong nước lạnh, phồng lên và vỡ ra trong nước nóng thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

– Màu trắng.

– Có nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô…), củ (khoai, sắn…) và quả (táo, chuối…).

3. Tính chất hóa học

– Phản ứng của hồ tinh bột với dung dịch I2 tạo thành dung dịch xanh tím. (nếu đun nóng dung dịch bị mất màu, để nguội màu xuất hiện trở lại).

→ Phản ứng này thường được dùng để nhận biết hồ tinh bột.

– Phản ứng thủy phân:

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (glucozơ)

Khi có men thì thủy phân:

Tinh bột → đextrin → mantozơ → glucozơ

3. Điều chế

Trong tự nhiên, tinh bột được tổng hợp chủ yếu nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply