Article Of Association Là Gì, Memorandum And Articles (Of, Articles Of Association vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Việc hợp tác làm ăn với một đối tác mới là một viễn cảnh đầy háo hức và thú vị. Nhưng đằng cảm xúc ngắn ngủi đó là một loạt những vấn đề về lâu dài có thể phát sinh bất cứ lúc nào. Bản tính của con người, như Thomas Hobbes nhận xét, là ‘vị kỷ, tham lam và bần tiện’. Cổ đông cũng không phải là ngoại lệ – họ luôn nghĩ đến việc vun vén cho quyền lợi của bản thân, ngay cả khi đứng chung trên con thuyền hợp tác với người khác. Cần phải có một sợi dây cương để giữ cho họ chạy đúng con đường ban đầu, đó là, quyền lợi của doanh nghiệp mà họ tham gia.Bạn đang xem: Articles of association là gì

Khi xảy ra một vấn đề pháp lý, một tranh chấp chẳng hạn, trông cậy vào luật pháp cũng là một giải pháp không tệ nhưng rõ ràng là không đầy đủ. Lý do là luật pháp luôn luôn bước sau sự vận động hối hả của kinh doanh. Mặt khác, chính luật pháp luôn dành cho các bên sự tự do gần như tuyệt đối khi thỏa thuận về việc họ sẽ hợp tác với nhau như nào. Tương tự, họ có thể dựa vào điều lệ của doanh nghiệp để bảo vệ mình. Nhưng rõ ràng một thỏa thuận cổ đông được soạn thảo kín kẽ và đầy đủ sẽ đóng vai trò như một người ‘gác đền’ hiệu quả hơn cho tất cả các bên trong bất cứ tình huống nào được dự liệu.

Bạn đang xem: Article of association là gì

B -CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ THỎA THUẬN CỔ ĐÔNG

Thỏa thuận cổ đông là gì?

Là một hợp đồng giữa các chủ sở hữu của doanh nghiệp; tức là cổ đông (đối với công ty cổ phần) hoặc thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn/hợp danh) liên quan đến việc họ sẽ vận hành doanh nghiệp chung như thế nào, quyền và nghĩa vụ của từng chủ sở hữu trong doanh nghiệp đó.

Mục đích của bản thỏa thuận như vậy (gọi tắt là TTCĐ) là nhằm tạo ra một mối quan hệ công bằng giữa các cổ đông, dù là thiểu số hay đa số, bảo vệ khoản đầu tư của cổ đông và định hình cho việc điều hành doanh nghiệp trong tương lai.

Thỏa thuận cổ đông có phải là một tài liệu điều hành doanh nghiệp không?
READ  Top 5 tủ lạnh 4 cánh tốt nhất 2021 giá dưới 20 triệu đồng

Về cơ bản là KHÔNG mặc dù TTCĐ được dùng để xây dựng các tài liệu quản trị của doanh nghiệp (tiếng Anh gọi là consitutional documents, tức là tài liệu có tính chất như ‘hiến pháp’ của doanh nghiệp; xác định sự tồn tại của doanh nghiệp; quy định về cơ cấu và sự kiểm soát của doanh nghiệp). Nói một cách khác doanh nghiệp chỉ có nghĩa vụ tuân theo điều lệ của mình chứ không phải là TTCĐ, vốn là một bản khế ước giữa các chủ sở hữu của doanh nghiệp. Ngoại lệ là chính doanh nghiệp cũng tham gia ký kết TTCĐ, vốn hiếm khi xảy ra trên thực tế.

Đến đây cần phân biệt giữa hai tài liệu quản trị trong thông luật thường được chuyển ngữ chung là ‘điều lệ’ TTCĐ tiếng Việt là memorandum of association (MOA) và articles of association (AOA). Trong khi MOA chứa đựng những thông tin cơ bản liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp như tên gọi, mục tiêu hoạt động, v.v.. thì AOA tập trung vào việc doanh nghiệp đó sẽ được quản lý như thế nào. Sự khác biệt này có lẽ không đáng kể trong bối cảnh luật Việt Nam vì điều lệ của doanh nghiệp buộc phải có cả hai nhóm nội dung trên theo Điều 22 của Luật Doanh nghiệp (2014).

Vậy TTCĐ có bắt buộc theo quy định của luật pháp Việt Nam không?

Không.

Chính xác là từ ngày 1 tháng 7 năm 2015, thời điểm có hiệu lực của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (2014), biến thể cuối cùng của TTCĐ là ‘hợp đồng liên doanh’ bị rút ra khỏi nhóm các tài liệu mà nhà đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ nộp để xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu họ liên doanh với đối tác Việt Nam. Điều này có nghĩa là việc lập hay không lập TTCĐ là do các chủ sở hữu tự xác định.

Xem thêm: Chế Độ Hibernate Là Gì - Cách Bật Tắt Chế Độ Hibernate

Vậy có nghĩa là trước đó quy định về ‘TTCĐ bắt buộc’ đã tồn tại?

Dù phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam không có TTCĐ do tâm lý ‘tin tưởng nhau là chính’, TTCĐ không phải là một nội dung mới. Ngược dòng lịch sử, trong cuốn Dân Luật (Khai Trí – 1961), Phan Văn Thiết đã đề cập đến việc ‘theo luật, hễ các hội viên ưng thuận thì đã đủ thành lập khế ước rồi. Nhưng về thực tế thì thường thường đều có một văn tự hầu để làm bằng cớ và ấn định quyền lợi và phận sự cho các hội viên’. Tiếp nối tinh thần đó, Bộ Dân Luật của Việt Nam Cộng Hòa năm 1972 cũng dành toàn bộ Chương IX, Thiên thứ 5 cho phần khế ước lập hội với lời giải thích là ‘khế ước theo đó hai hay nhiều người đồng ý góp công, góp của để hoạt động với mục đích kiếm được lời cùng chia nhưng thua lỗ thì cùng chịu’ Xin lưu ý là luật pháp Việt Nam Cộng Hòa dường như đã có sự phân tách giữa ‘khế ước lập hội’ (vốn gần với khái niệm TTCĐ) và ‘hội quy’ (vốn gần với khái niệm điều lệ). Cụ thể, Bộ Luật Thương Mại của Việt Nam Cộng Hòa (1972) quy định ‘hội quy’ (hoặc quy định của hội/chứng thư lập hội) phải bao gồm một số điều khoản chính liên quan đến hoạt động của hội trong khi dẫn chiếu giao kèo lập hội TTCĐ tới Bộ Dân Luật.

READ  Rather Than là gì và cấu trúc cụm từ Rather Than trong câu Tiếng Anh vuidulich.vn

Ngay sau khi nước Việt Nam thống nhất mở cửa kinh tế năm 1986, pháp luật về đầu tư nước ngoài đã đưa ‘hợp đồng liên doanh’ thành một trong những tài liệu bắt buộc giữa các nhà đầu tư nước ngoài và đối tác Việt Nam khi thành lập doanh nghiệp liên doanh. Dù vậy, hợp đồng liên doanh chỉ là tài liệu bắt buộc đối với các liên doanh giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài, chứ không phải các doanh nghiệp do hoàn toàn do đối tác Việt Nam thành lập.

Luật Đầu tư (2014) mới loại bỏ khái niệm ‘doanh nghiệp liên doanh‘ và đồng thời, ‘hợp đồng liên doanh‘. Nói một cách khác, hợp đồng liên doanh không còn là yêu cầu bắt buộc nữa.

Nếu không phải là tài liệu bắt buộc của doanh nghiệp, vậy TTCĐ có thực sự cần thiết không?

Có.

Lý do là:

Do bản chất là một thỏa thuận nội bộ, TTCĐ xử lý các mối quan hệ về nội bộ giữa các cổ đông, các quyền và nghĩa vụ mang tính riêng tư giữa họ (ví dụ như các điều khoản về quyền cùng được chuyển nhượng vốn, quyền ưu tiên mua cổ phần/phần vốn góp khi đối tác chào bán, chống cạnh tranh, việc các bên bỏ phiếu v..). Đây là những nội dung mà điều lệ công ty, vốn hướng đến việc tạo ra nhưng quy định chung cho doanh nghiệp, không xử lý.Bất cứ sửa đổi nào với TTCĐ đều phải được tất cả các bên ký kết chấp thuận. Ngược lại, điều lệ của công ty có thể bị sửa đổi nếu nó được thông qua bởi đại hội đồng cổ đông theo một tỷ lệ biểu quyết cụ thể ghi trong điều lệ. Tức là, nếu một bên nắm được đa số cổ phần tại công ty (ví dụ 65%), họ có thể thay đổi điều lệ theo hướng có lợi cho mình.Điều lệ của doanh nghiệp thường phải công khai trong khi các điều khoản của TTCĐ được giữ bí mật giữa các bên. Điều này là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh TTCĐ có các nội dung mang riêng tư mà các bên không muốn cho bên thứ ba biết (ví dụ như nghĩa vụ của từng bên đối với liên doanh, các điều khoản về không cạnh tranh lẫn nhau, v.v..).Đối với cổ đông thiểu số thì TTCĐ có thể đóng vai trò như một tấm lá chắn bảo vệ họ trước khả năng có thể bị cổ đông lớn chèn ép (operression). Ví dụ, cổ đông thiểu số có thể tăng cường việc bảo vệ quyền lợi của mình thông qua điều khoản về bổ nhiệm người vào cơ quan quản lý của doanh nghiệp; tạo ra túc số (quorum) khi họp đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị; quyền phủ quyết với những vấn đề quan trọng; quyền được yêu cầu bán cổ phần cùng cổ đông lớn (tag along), v.v.. vốn được đưa vào TTCĐ ngay từ đầu.
READ  Bị Bỏng Rạ Tắm Lá Gì Để Bệnh Mau Khỏi Và Bớt Ngứa Ngáy, Xem Ngay Bí Quyết Tại Đây! vuidulich.vn

****

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Shareholders’ agreement and bye-laws: international joint ventures – Danielle Heath and Simon Howley, CMS Cameron McKenna LLP;Dân Luật – Phan Văn Thiết (Khai Trí – 1961);Capital Flows along the Mekong (Asia Law & Practice Ltd.) – Nhiều tác giả;The Law of Corporations in a Nutshell (Revised 6th edition) – Robert Hamilton, Richar Freer;Understanding the Company Law (Revised 7th edition) – Phillip Lipton, Abe Herzberg and Michelle Welsh;Emanuel Law Outlines Corporations – Steven L. EmanuelBộ Dân Luật Việt Nam Cộng Hòa (1972)Bộ Luật Thương Mại Việt Nam Cộng Hòa (1972)Luật Doanh Nghiệp (2005 và 2014)Bộ Luật Dân Sự (2005 và 2015)

***

CHÚ THÍCH:

Khi nói về TTCĐ, tôi muốn nhắm đến thỏa thuận giữa các chủ sở hữu để thành lập và điều hành doanh nghiệp, chứ không phải thỏa thuận chung chung để điều hành các hoạt động kinh doanh mà không thành lập pháp nhân như ‘hợp đồng hợp tác kinh doanh’.

Điều 1264 trang 270 Bộ Dân Luật do Tối Cao Pháp Viện Việt Nam Cộng Hòa xuất bản năm 1973.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply