Or you want a quick look: Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ?
Lòng đam mê thám hiểm và cả vinh quang, tiền bạc đã khiến nhà hàng hải Christopher Columbus có những chuyến chinh phục các châu lục mới và quốc gia mới. Cùng GiaiNgo tìm hiểu ai là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ nhé!
Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ?
Người tìm ra châu Mỹ đầu tiên là Christopher Columbus. Ông là một nhà thám hiểm người Ý, nổi tiếng với các công cuộc thám hiểm bằng đường biển vùng Caribê, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Nhà thám hiểm người Italy thậm chí còn được tôn vinh vào mỗi tháng 10 trong ngày Columbus, ngày lễ quốc gia mang tên ông. Từ nhỏ Columbus đã nuôi đam mê phiêu lưu và khát vọng khám phá những chuyến hải hành bất tận.
Tiểu sử Colombo
Colombo là người nước nào?
Colombo là người Ý. Tuy Columbus không phải người Tây Ban Nha, nhưng được tài trợ bởi vua Tây Ban Nha Ferdinand II và Nữ hoàng Isabella. Ông đã mạo hiểm khám phá và đã viết nên trang sử đầy vinh quang trong lịch sử hàng hải Tây Ban Nha và thế giới. Columbus là niềm tự hào của nhân dân Tây Ban Nha.
Các tên gọi khác của Colombo
Christopher Colombo hay còn gọi là Cristoforo Colombo. Tên ông dịch sang tiếng Tây Ban Nha là Cristóbal Colón; và phiên âm tiếng Anh là Christopher Columbus.
Colombo sinh và mất thời thời gian nào?
Colombo sinh ngày 31 tháng 10 năm 1451 tại Genoa, Ý. Nhưng năm 1476 Colombo lại đến sống ở Bồ Đào Nha. Và ông qua đời ngày 20 tháng 5 năm 1506 tại Castile, Tây Ban Nha.
Châu Mỹ được phát hiện vào thời gian nào?
Châu Mỹ được phát hiện vào buổi sáng tinh mơ của ngày 12/10/1492. Trên chuyến hành trình khám phá Ấn Ðộ của Colombo bằng đường biển.
Nhà hàng hải Christopher Columbus đã tìm ra châu Mỹ, miền đất chưa ai biết đến. Ông đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử, mở đầu cho việc khai Tân thế giới và dẫn tới việc truyền bá nền văn minh tây phương trên lục địa này.
Hành trình tìm ra châu Mỹ của Colombo
Hành trình tìm ra châu Mỹ của Colombo trải qua 4 giai đoạn được GiaiNgo tổng hợp sau đây:
Chuyến đi đầu tiên
Sau khi nhận được sự tài trợ của Nữ hoàng Isabella ông đã bắt đầu chuyến đi có một không hai trong lịch sử. Columbus ra khơi vào ngày 3 tháng 8 năm 1492, với ba con tàu Pinta, Nina và Santa Maria cùng 104 người đàn ông.
Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa. Nơi được mệnh danh là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang tìm người sở hữu. Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền.
Thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về.
Ðúng hai ngày sau vào lúc 2 giờ sáng ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo de Triana đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay.
Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Columbus gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Christopher Columbus khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti.
Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha. Ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể. Columbus được vua phong làm phó vương và toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa.
Chuyến đi thứ hai
Sau thành công trong việc tìm ra vùng đất mới lần một, Columbus lại lên đường về phía tây vào ngày 23 tháng 9 năm 1493, với 17 tàu và 1.200 người. Mục đích của cuộc hành trình thứ hai này là thành lập các thuộc địa dưới danh nghĩa Tây Ban Nha. Kiểm tra thủy thủ đoàn tại Navidad và tiếp tục tìm kiếm sự giàu có ở nơi mà Columbus vẫn nghĩ là Viễn Đông.
Vào ngày 3 tháng 11, các thành viên phi hành đoàn đã nhìn thấy đất liền và tìm thấy thêm ba hòn đảo: Dominica, Guadeloupe và Jamaica. Mà Columbus nghĩ là những hòn đảo ngoài khơi Nhật Bản.
Chiếc Santa Maria bị đắm ngoài khơi của hòn đảo được Columbus đặt tên là Hispaniola. Nhằm khẳng định chủ quyền, ông quyết định để 40 người ở lại đảo để thành lập một thuộc địa, rồi quay về Tây Ban Nha với 2 chiếc tàu khác.
Ông được tiếp đón như một vị anh hùng và được phong tước Đô đốc của Đại dương, cai quản các vùng đất ở Ấn Độ. Sau đó, ông lên đường đến Tây Ban Nha vào tháng 3 năm 1496 và đến Cadiz vào ngày 31 tháng 7.
Chuyến đi thứ ba
Chuyến đi thứ ba của Columbus bắt đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 1498 và đi theo một lộ trình về phía nam hơn hai chuyến trước. Vẫn đang tìm kiếm Trung Quốc, Columbus đã tìm thấy Trinidad và Tobago, Grenada, và Margarita.
Vào ngày 31 tháng 7, ông cũng đến được lục địa Nam Mỹ. Vào ngày 31 tháng 8, ông quay trở lại Hispaniola và tìm thấy thuộc địa Santo Domingo ở đó trong tình trạng lộn xộn.
Khi Columbus đến đảo Esponda, việc tranh giành quyền lực của những tên thực dân Tây Ban Nha vẫn tiếp diễn. Tháng 9/1500, do Columbus và hai người em của ông bác bỏ việc đề cử trên của hoàng gia nên Bobadilla đã ra lệnh bắt giữ cả 3 anh em Columbus về Tây Ban Nha.
Quốc vương và Nữ hoàng nghe được tin này hết sức kinh ngạc. Họ xuống lệnh thả ngay Columbus và cấp cho ông 2.000 đồng tiền bằng bạc, đồng thời còn triệu kiến cả 3 anh em họ. Khi Columbus nhìn thấy nhà vua hết sức xúc động, khóc không thành tiếng do quá cảm kích.
Chuyến đi thứ tư và cuối cùng
Tháng 10/1501, Columbus chuẩn bị thực hiện một chuyến đi sang châu Mỹ lần thứ tư. Ông mua 4 chiếc thuyền có trọng tải từ 50-60 tấn, chọn 146 đội viên viễn chinh. Người con trai trưởng 21 tuổi của ông được để ở lại hoàng cung làm con tin. Người con trai thứ (lúc đó khoảng 13 tuổi) được phép đi theo ông. Ngày 9/5/1502, đoàn thuyền của Columbus bắt đầu lên đường tại cảng Cadiz.
Ngày 25/5/1502, Columbus từ quần đảo Canary bắt đầu vượt biển Đại Tây Dương. Ngày 15/6, ông phát hiện được đảo Martinique. Đây là một hòn đảo nằm trong quần đảo Antilles nhỏ.
Mấy hôm sau, ông cho đoàn thuyền đi thẳng tới Santo Domingo (nay là Thủ đô nước Cộng hòa Dominica). Tuy nhiên, người thay thế Bobadilla làm Tổng đốc là Nicolas không cho Columbus lên bờ. Ông phải tiếp tục đi về hướng Tây đến cảng Puerto Hermoso để tránh một cơn bão.
Sau khi gặp phải vô số vấn đề, Columbus lên đường đến Tây Ban Nha vào ngày 7 tháng 11 năm 1504. Sau khi đến đó, ông định cư cùng con trai ở Seville.
Columbus tìm ra châu Mỹ, nhưng vì sao tên ông không được đặt cho châu lục này?
Columbus tìm ra châu Mỹ, nhưng tên ông không được đặt cho châu lục này cùng GiaiNgo đi vào sự kiện lịch sử sau nhé!
Giống như Columbus, Vespucci cũng đã đi tới Thế giới mới (chỉ châu Mỹ) vào năm 1499 vào quay lại đó lần nữa vào năm 1502. Tuy nhiên điểm khác biệt là Vespucci biết chính xác đây là châu Mỹ và đã ghi chép rất tỷ mỷ trong nhật ký của mình, ông còn đặt tên châu lục này là New World.
Trong khi đó Columbus vẫn nghĩ rằng mình đã tìm ra một đường đi mới tới châu Á mà không hề biết rằng mình đã phát hiện ra một châu lục mới. Năm 1507, một người vẽ bản đồ ở Đức có tên là Martin Waldseemüller đã bắt tay vào vẽ bản đồ thế giới.
Trước khi vẽ bản đồ, Martin Waldseemüller đã đọc rất kỹ cuốn sách của Vespucci. Mọi quốc gia đều được đặt tên theo giống cái, do vậy Martin Waldseemüller đã “nữ hóa” tên của Amerigo thành America.
Tấm bản đồ này sau đó được lưu truyền ra toàn châu Âu. Và Columbus đành ngậm ngùi không thấy có tên mình trên bản đồ do ông không tin rằng mình đã tìm ra được một châu lục mới.
Qua bài viết trên của GiaiNgo chắc hẳn bạn đã biết ai là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ và hành trình đi tìm châu Mỹ của Columbus. Đừng quên theo dõi GiaiNgo để cập nhật được tin tức mới mỗi ngày nhé!