Quân đội nhân dân Việt nam đang mục nát. Tình trạng hành quyết quân nhân mới ngày một phổ biến hơn. Doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay chẳng khác nào một ổ tội phạm. Trong đó hiện tượng giang hồ nổi lên chẳng khác nào quân đội.
Quân nhân Trần Đức Đô đã bị giết khi tham gia vào quân đội. Cái chết của quân nhân trẻ cho thấy anh ta bị đánh chết chứ không phải bị tự tử hay đột quỵ nào cả. Trần Đức Độ là một cá nhân nhỏ bé, và gia đình anh ta cũng rất nhỏ bé trước quyền lực của cả bộ máy quân đội.
Trước sự phẫn nộ của xã hội quân đội cũng vào cuộc. Tuy nhiên việc làm của họ chỉ là chiếu lệ cho hạ nhiệt dư luận xã hội thôi chứ về bản chất, chính quyền CS cũng bao che cho cái sai của bộ máy.
Không ngoài dự đoán, cái chết của quân nhân Trần Đức Độ được cơ quan điều tra quân đội xác định không có dấu hiệu tội phạm trong cái chết của quân nhân Trần Đức Đô, 19 tuổi; nguyên nhân tử vong là “tự treo cổ“.
Thông tin trên được ông đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1, Bộ Quốc phòng, cho biết vào chiều 12/7. Nhà chức trách không khởi tố vụ án để điều tra.
Ông Thìn giải thích rằng: “Các vết bầm tím là do cơ thể Đô cọ xát vào vật thể không bằng phẳng trong lúc cắt dây để đưa xuống cấp cứu. Một số vết bầm dưới vòm xương ngực được kết luận do kết cấu và sắc tố da”. Đây được cho là lời giải thích mang tính khiêng cưỡng, cơ quan điều tra của quân đội đang cố tình giải thức những vết thương trên người nạn nhân theo kịch bản được vẽ ra.
Thực tế là trong quân đội, mỗi người lính mới nhập ngũ phải chịu sự trừng phạt dã man của tên trùm trong doanh trại quân đội. Thủ tục này trước đây chỉ tồn tại trong trại giam nay nó tồn tại trong quân đội.
Phan Văn Giang được lên đại tướng
Cái chết oan uổng bị ém chìm xuồng
Không chỉ vụ án Trần Đức Đô, mà nhiều vụ án trước đây đều bị ém chìm xuồng hết. Ở chế độ này luôn tồn tại một quy tắc bất thành văn, đó là chính quyền luộn luôn đúng. Chính quyền dù gây tội ác đến đầu thì cũng được cơ quan điều tra và báo chí diễn giải theo hướng có lợi cho chính quyền.
Về trường hợp của Quân Nhân Trần Đức Đô, chính quyền lí giải là cơ quan điều tra của quân đội đã xác minh rằng, trước khi chết Đô không đánh nhau, xô xát với đồng đội; không chịu sức ép từ đơn vị và các yếu tố khách quan khác. Anh không nợ nần và trong người không có chất kích thích.
Đại tá Nguyễn Xuân Thìn bị nghi ngờ là người bao che chop những sai trái của thành phần đại ca trong quân đội Việt Nam. Theo tiết lộ của một số người giấu tên đã từng đi lính trong những năm gần đây thì hầu hết những đại ca có quyền sinh quyền sát, có khả năng điều động hàng chục đàn em đánh lính mới để “dạy cho nó một bài học” đều là những sĩ quan, mà đặc biệt là những sĩ quan có mối qua hệ khủng với những thủ trưởng có quyền lực bên trên.
Để bổ sung cho có vẻ “thuyết phục” ông Đại tá Thìn nói rằng: “Nhiều lời khai của nhân chứng đã được thu thập. Nhà chức trách cũng điều tra theo phương pháp loại trừ nên còn một nguyên nhân về thần kinh và tâm lý thì không có cơ sở để xác minh nữa“.
Quá trình khám nghiệm, nhà chức trách nói phát hiện trong balo của Đô có ba lá thư viết cho gia đình nhưng chưa gửi đi. Các lá thư Đô đều kể về nỗi nhớ nhà, cuộc sống sinh hoạt, huấn luyện trong quân đội. Sáng 25/6, Đô tâm sự với đồng đội rằng có sở thích đi làm về sẽ đóng cửa, tắt điện ở trong nhà và “hỏi đã bao giờ nghĩ đến tự tử chưa“, ông Thìn cho hay.
Nhà chức trách cho biết “để khách quan” sẽ cho phép luật sư và gia đình tiếp cận toàn bộ hồ sơ, xác minh vụ án này. Họ có thể được ghi chép và tiếp cận các nhân chứng, đồng đội của Đô để làm rõ.
Chiều 12/7, bố của Đô cho biết “không bao giờ tin con trai mình tự tử“. Ông mong cơ quan chức năng tiếp tục điều tra để làm sáng tỏ nguyên nhân tử vong của Đô.
Đô viết đơn xung phong và lên đường nhập ngũ từ 16/1. Sau 3 tháng huấn luyện tại Bắc Giang, giữa tháng 5, Đô được chuyển đến Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường quân sự Quân khu 1 đóng tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên tham gia huấn luyện, đào tạo Tiểu đội trưởng.
Vụ án Trần Đức Độ được xử lý sơ sài
Ông tướng Nguyễn Trọng Nghĩa làm gì trước tình hình dư luận bức xúc?
Để chống lại dư luận và hợp thức hóa những kịch bản thì bao giờ chính quyền CS cũng cho ban tuyên giáo vào cuộc. Tại Việt Nam, tuyên giáo nắm mọi tờ báo nên việc đưa tin gì và đưa tin như thế nào cũng đều được kiểm soát rất kỹ.
Hiênh nay trưởng banm tuyên giáo là ông Nguyễn Trọng Nghĩa, từng là thượng tướng phó chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội. Vụ Trần Đức Đô là vụ án quan trọng, trung ương đảng phải có chỉ đạo bảo vệ bộ máy chính quyền.
Được biết, ngày 26/6 ông Nguyễn Trọng Nghĩa chỉ đạo báo chí đưa tin rằng, Quân khu 1 cho biết, ngày 26/6, Đô cùng đồng đội ra thao trường học khóa huấn luyện trong 10 ngày. Khoảng 14h ngày 28/6, Đô ở bộ phận mang nước ra thao trường. Khi đang chuẩn bị vào huấn luyện, Đô kêu đau bụng, xin ra ngoài đi vệ sinh.
Khoảng 20 phút không thấy Đô quay lại, Đại đội trưởng cử một Chính trị viên Đại đội cùng hai chiến sỹ đi tìm. Đô được phát hiện trong trạng thái treo cổ trên cây keo phía sau đỉnh đồi, cách địa điểm huấn luyện của đơn vị khoảng 50 m. Đô được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng lúc 15h30 cùng ngày bệnh viện thông báo anh đã tử vong.
Đô là quân nhân tốt nên được chọn đi học lớp đào tạo Tiểu đội trưởng và mới về trường quân sự Quân khu được hơn một tuần. Đơn vị cho hay Đô không có mâu thuẫn với đồng đội, biểu hiện tâm lý cũng bình thường.
Gia đình Đô không đồng tình với kết luận về nguyên nhân ban đầu của nhà chức trách. Bộ Quốc phòng sau đó tổ chức điều tra nguyên nhân sự việc.
Chắc chắn một điều là phía gia đình của quân nhân Trần Đức Đô sẽ không bao giờ tìm thấy công lý cho con trai của họ nữa, vì sao? Vì muốn tìm công lý thì phải đối đầu với cả bộ quốc phòng nên không thể nào gia đình nạn nhân chống lại.
Hiện nay chỉ có nhơ mạng xã hội mà người dân mới tin Trần Đức Đô bị oan thôi. Hệ thống báo chí hiện nay cũng đang ngã về Bộ Quốc Phòng. Không biết ông Nguyễn Phú Trọng đã tiên liệu điều gì mà từ mấy tháng trước, ông lại bổ nhiệm ông thượng tướng Nguyễn Trọng Nhĩa làm trưởng ban tuyên giáo trung ương.
Đám tang Trần Đức Đô
Ông sĩ quan tuyên huấn lại làm công tác điều tra. Đây là giấu hiệu gian trá.
Ông đại tá Nguyễn Xuân Thìn là người làm Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1, Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên ông này lại là người kết luận nguyên nhân tử vong của quân nhân Trần Đức Đô (19 tuổi, quê thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) là ngạt do tự treo cổ.
Quân đội có cơ quan pháp y, tuy nhiên tính độc lập của cơ quan này là một dấu hỏi to tướng. Gây ra tội ác cũng là quân đội mà điều tra cũng quân đội thì làm sao có tính độc lập mà tin cậy? Ông trưởng phòng tuyên huấn của quân khu 1 cho biết: “Quá trình trưng cầu pháp y, điều tra, thu thập lời khai nhân chứng, phục dựng hiện trường vụ việc đều có sự tham gia, chứng kiến của đại diện gia đình quân nhân Đô và 2 luật sư mà người nhà nam quân nhân mời“.
Ông Phan Văn Giang là tân bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, hôm ngày 12/7 ông Giang được phong hàm đại tướng. Nhiều người kỳ vọng ông Phan Văn Giang sẽ công minh, sẽ vì một quân đội trong sạch hơn là người tiền nhiệm của ông là Ngô Xuân Lịch. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ông Phan Văn Giang là một tướng chỉ biết bao che cho sụ thối nát trong quân đội.
Việc cho một ông sĩ quan tuyên huấn đảm nhiệm công tác điều tra cái chết của Trần Đức Đô thì rõ ràng ông Giang đã quá xem thường gia đình nạn nhân và xem thường cả xã hội. Thời của ông Phan Văn Giang hứa hẹn quân đội sẽ ngày càng thối nát hơn mà thôi.
Kết luận nguyên nhân quân nhân Trần Đức Đô tử vong
Cơ quan điều tra xác định, quân nhân Trần Đức Đô chết do "tự treo cổ" và không khởi tố vụ án hình sự với vụ việc này.
Chiều 12/7, Đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1, Bộ Quốc phòng cho biết, cơ quan điều tra, hình sự 3 của quân khu 1 vừa mời gia đình quân nhân Trần Đức Đô (19 tuổi, ở Từ Sơn, Bắc Ninh) và 2 luật sư của gia đình lên cơ quan điều tra để thông báo về kết quả kiểm tra, xác minh về cái chết của quân nhân Đô. Quân nhân Đô được xác định chết do "tự treo cổ".
Cơ quan điều tra quân đội kết luận nguyên nhân cái chết của quân nhân Trần Đức Đô là ngạt do tự treo cổ. Kết quả kiểm tra xác minh không phát hiện thấy quân nhân Đô bị xúi giục, bức ép, làm nhục, không mâu thuẫn trong đơn vị, gia đình và tình cảm nam nữ. Quân nhân cũng không có hành vi cờ bạc, lô đề, vay nợ, không có việc bị đánh đập, hành hung.
“Các dấu vết xây xát, bầm tím trên cơ thể quân nhân Đô là do khi treo cổ và quá trình cắt dây đưa quân nhân Đô xuống để cấp cứu đã va quệt vào thân cây. Với diễn biến và kết quả, xác minh nêu trên, cơ quan điều tra đủ cơ sở không có sự việc phạm tội xảy ra, cơ quan không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc trên”, Đại tá Thìn nói.
Đại tá Thìn cũng cho biết, quá trình khám nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện trong balo của quân nhân Đô có ba lá thư viết cho gia đình nhưng chưa gửi đi. Lá thư thứ nhất có nội dung kể về nỗi nhớ nhà. Lá thư thứ hai nói về cuộc sống sinh hoạt huấn luyện trong quân đội được học tập, làm quen. Lá thư thứ 3 nói về đồng đội yêu thương, sự giúp đỡ nhau trong quá trình nhập ngũ. Quân nhân Đô cũng tâm sự với một quân nhân cũng về sở thích đi làm về thích ở nhà, đóng cửa tắt điện.
“Bác ruột và bố đã chứng kiến toàn bộ quá trình khám nghiệm tử thi quân nhân Đô. Quá trình điều tra, gặp gỡ các nhân chứng đều có sự tham gia chứng kiến của 2 luật sư do gia đình mời. Quá trình phục dựng lại hiện trường tự tử của quân nhân Đô, đại diện ra gia đình và 2 luật sư gia đình mời đều tham gia chứng kiến”, Đại tá Thìn thông tin thêm.
Theo báo cáo của Trường quân sự Quân khu 1, từ 26/6 đến 22/7, Đại đội 14, Tiểu đoàn 4 tổ chức huấn luyện dã ngoại tại Thao trường Bàn Đạt ở huyện Phú Bình, Thái Nguyên.
Lúc 14h ngày 28/6, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện huấn luyện thì quân nhân Trần Đức Đô (học viên Tiểu đội trưởng Công binh, Đại đội 14) xin ra ngoài đi vệ sinh.
"Đến 14h20, chỉ huy đơn vị không thấy đồng chí Đô về đã tổ chức đi tìm kiếm. Đến 14h30, đơn vị tìm thấy đồng chí Đô ở tư thế treo cổ tự tử trên cây sau khu vệ sinh thao trường, cách khu nhà ở khoảng 50m", báo cáo của Trường quân sự Quân khu 1 nêu.
Cũng theo báo cáo này, đơn vị sau đó tổ chức sơ cứu, đồng thời đưa quân nhân Trần Đức Đô đi cấp cứu tại Bệnh viện Gang thép, TP Thái Nguyên. Đến 15h30 ngày 28/6, Bệnh viện Gang thép thông báo quân nhân Trần Đức Đô đã thiệt mạng.
Bích Ngọc - vuidulich.vn (Tổng hợp)
Vuidulich.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây: