Chùa Trấn Quốc điểm đến văn hóa tâm linh đặc biệt tại Hà Thành

Or you want a quick look: Lịch sử hình thành Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc nơi văn hóa tâm linh Phật Giáo Việt Nam

Chùa Trấn Quốc một ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời nhất mảnh đất Thăng Long, với thiết kế kiến trúc độc đáo và mang đậm nét truyền thống. Nơi đây luôn là điểm đến hàng đầu của các Phật Tử và du khách trong và ngoài nước. Chùa Trấn Quốc xứng đáng hòn ngọc Phật Giáo giữa lòng Thủ Đô.

chùa trấn quốc
Chùa Trấn Quốc buổi tối lung linh bên mặt Hồ Tây

Lịch sử hình thành Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc được xây dựng từ cách đây tới hơn 1500 năm tuổi. Và được coi là một trong những công trình tôn giáo có tuổi đời cao nhất trong khu vực thành phố. Từ thời nhà Lý và nhà Trần, nơi đây đã nổi tiếng là một trung tâm tín ngưỡng được nhân dân Thăng Long rất coi trọng.

Tiền thân là chùa Khai Quốc được khởi dựng từ thời Lý Nam Đế tại thôn Y Hoa. Vào đời Lê Trung Hưng 1615, chùa được di dời vào đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ của cung Thúy Hoa và điện Hàn Nguyên. Chùa đã được trùng tu tất cả 6 lần từ năm 1624 đến năm 1842. Tên gọi Trấn Quốc có từ thời vua Lê Hy Tông được công nhận từ đó đến nay.

Khuôn viên chùa được nối tiếp với bờ đất liền bằng một chiếc cầu đá. Qua cổng tam quan là khu vực phương đình với nhiều thiết kế tách biệt. Khu thiêu hương nối tiếp tiền đường và thượng điện tạo tổng thể hình chữ Công. Đây là kiểu kiến trúc phổ biến của các công trình tín ngưỡng Việt Nam xưa. Trong khuôn viên có một hàng rào đá bao quanh khu tường rào bên trong tạo lối đi nhỏ ở ngoài. Toàn bộ phần nền được lát gạch đỏ đồng bộ đặc trưng. Phía trong hàng rào là những cụm mộ tháp có thiết kế cầu kỳ. Bia đá được đặt riêng rẽ trên lôí tham quan tạo vẻ đẹp mộc mạc mà huyền bí. Những vườn cây, gốc cây cổ thụ lớn hay tạo hình cây cảnh phong thủy đều rất thu hút khách du lịch.

READ  Chi phí thi công xây dựng sân cầu lông trong nhà, ngoài trời
Cổng chùa Trấn Quốc (ảnh chụp năm 1958)
Cổng chùa Trấn Quốc (ảnh chụp năm 1958)

Thăm quan Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc nổi tiếng với khung cảnh huyền ảo giữa một miền hồ nước mây trời. Du khách khi ghé tới đây sẽ được thưởng thức những góc thắng cảnh vô cùng đặc biệt.

Cổng tam quan

Ngay từ lối đi tại bờ đất liền có những nhịp cầu đá lát gạch xám hoa văn cầu kỳ và bắt mắt. Cuối nhịp cầu cong là một cổng tam quan với những cánh cửa gỗ sơn son hình vòm cung. Lối đi lớn ở chính giữa và 2 lối đi nhỏ phụ đặt ở 2 bên. Phía trên cổng có 3 mái ngói đỏ uốn cong, tại mỗi đầu cong đều có một phù điêu nhỏ hình đầu rồng hay gợn mây. Chính giữa cổng là một tấm biển đề tên và 2 câu đối cổ ở 2 bên cột.

Cổng tam quan Chùa Trấn Quốc
Cổng tam quan Chùa Trấn Quốc

Phương đình Chùa Trấn Quốc

Khuôn viên xuất hiện ngay sau cổng tam quan với những lối đi nhỏ bao quanh trung tâm. Trong sân lát gạch đỏ có mái đình thiết kế 2 tầng mái ngói cùng tạo hình cầu kỳ. Bên trong đặt một bia đá lớn khắc tên tuổi những vị danh sĩ đỗ đạt và được chọn làm quan thời đó. Tiếp đó là một hòn non bộ đá khá lớn cao bằng đầu người đặt giữa sân. Bên phải hòn non bộ là khu vực chứa các tháp chùa được xây dựng từ thế kỷ 18. Có 4 lớp tháp được thiết kế rất công phu với mái lợp sứ. Lớp ngoài cùng là các tháp thân vuông có 1 tầng, tiếp theo là lớp tháp thân vuông có 2 tầng. Vòng trong là các tháp thân vuông có 3 tầng. Tại tháp 2 và 3 tầng có 2 ô đặt bát hương thờ tại 2 mặt tầng 1. Chính giữa khu tháp là tháp lục độ đài sen 11 tầng cao 15m với thân hình lục giác. Mỗi mặt tháp đều có 1 ô cửa vòm cung đặt 1 bức tượng Phật tại mỗi tầng và đỉnh tháp có Cửu phẩm liên hoa 9 tầng bằng đá quý.

READ  Du lịch Tây Sơn Bình Định bạn cần biết những địa điểm nào?
Bảo tháp lục độ đài sen của ngôi chùa cổ
Bảo tháp lục độ đài sen của ngôi chùa cổ

Bên trái hòn non bộ là khu vực nhà tổ gồm có 2 gian mái ngói đỏ đặt vuông góc với nhau. Nhà tổ chính gồm 2 tầng mái ngói tách biệt nhau bởi một khu tường gỗ. Nhà nhỏ còn lại chỉ gồm 1 tầng mái ngói. Chính giữa mái có trang trí phù điêu ‘ lưỡng long chầu nguyệt’ đặc trưng cho kiến trúc cổ.

Không gian tiền đường, thiêu hương và thượng điện

Bên trong Chùa Trấn Quốc có những khu vực thờ tự tách biệt nhau khi đi qua 3 lối cửa gỗ chính. Chính giữa là cửa gỗ lớn 6 nhịp cánh và 2 cửa nhỏ 4 nhịp cánh ở 2 bên. Mỗi gian nhà tổ đều có các khu ban thờ nhiều tầng với các khu tách biệt. Mỗi khu ban thờ dành cho những vị Phật, thần và cao tăng nổi tiếng. Tại đó đặt những bức tượng vàng vô cùng uy nghi và quý giá. Những không gian thờ được dựng bằng các cột gỗ và vách khắc tạc hoa văn, câu đối cùng chữ cổ cầu kỳ.

Chùa Trấn Quốc ở đâu?

Chùa Trấn Quốc tọa lạc tại phía đông của hồ Tây, trên đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Đây là địa điểm nằm ngay tại khu vực trung tâm của thành phố với hệ thống giao thông đa dạng.

Bản đồ chỉ đường google map đến Chùa Trấn Quốc:

Chùa Trấn Quốc vào mùa lễ hội và những sự tích truyền kỳ

Lịch sử ghi nhận rằng Thái hậu Ỷ Lan thường đến chùa đàm đạo cùng các cao nhân. Đời chúa Trịnh, chùa được biến thành hành cung. Sau khi chúa Trịnh chết, Lê Chiêu Thống hạ lệnh phá hủy hết những nơi chúa Trịnh từng ở. Nhờ sự bảo vệ của nhân dân, phòng dựng trên bè quanh đó bị phá hủy nhưng chùa vẫn được giữ nguyên. Năm 1959, Tổng thống Ấn Độ đến thăm chùa đã quyên tặng một cây bồ đề trồng phía trước cửa tòa Tam bảo. Tương truyền đây là cây bồ đề đời thứ nhất của cây bồ đề tổ nơi Đức Phật đã giác ngộ sau 49 ngày thiền định. Hiện nay, cây đã trở thành cổ thụ với đường kính khoảng hơn 1m và tán rộng xum suê.

READ  Sự thật về cuộc thi Nữ hoàng Sắc đẹp Toàn cầu Ngọc Duyên vừa đăng quang
dâng hương chùa Trấn Quốc trong dịp đầu xuân
Người dân Hà Thành và khách thập phương dâng hương chùa Trấn Quốc trong dịp đầu xuân

Khi ghé thăm Chùa Trấn Quốc, du khách được chiêm ngưỡng những nét kiến trúc nổi bật biểu trưng cho Phật giáo. Chùa Trấn Quốc vào mùa lễ hội tràn ngập những hoa đăng, cờ giấy và đèn lồng đỏ rực rỡ. Đặc biệt là vào ngày 10/2 âm lịch và dịp tết Nguyên Đán đầu năm, người dân từ khắp mọi miền đều đổ về đây dự lễ rước đèn, tâm sáng lên chùa, dâng nén hương nhang để cầu phúc an cho một năm mới. Chùa được công nhận là Di sản Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1989.

Những địa điểm du lịch tâm linh gần Chùa Trấn Quốc:

  • Đền Quán Thánh: Một ngôi Đền cổ linh thiêng thuộc Thăng Long Tứ Trấn, Đền Quán Thánh cũng thuộc trục đường Thanh Niên, cùng với Chùa Trấn Quốc.
  • Chùa Một Cột cách Đền Ngọc Sơn khoảng hơn 3 km về phía Ba Đình. Chùa Một Cột là một biểu tượng văn hóa của Hà Nội. Chùa được xác lập kỷ lục là Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á.
  • Đền Bạch Mã: cách Chùa Trấn Quốc khoảng hơn 2,5km về phía khu phố cổ Hà Nội. Đây là một trong Tứ Trấn Thành Thăng Long Xưa. Với những thiết kế đầu rồng và lư hương đá kỳ lân đặc sắc.
  • Đền Ngọc Sơn: Một danh lam thắng cảnh không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến Hà Nội. Đền nằm trên một đảo nhỏ giữa Hồ Hoàn Kiếm.
  • Phủ Tây Hồ: Nơi linh thiêng thờ Bà Chúa Liễu Hạnh nằm tại bán đảo Tây Hồ cách Chùa Trấn Quốc khoảng 1,5 km nằm trong bán đảo Tây Hồ
See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply