Or you want a quick look: [Review] Top 6 micro thu âm tốt nhất cho điện thoại
Nếu ví hình ảnh như ngoại hình của cô gái trẻ, thì giọng nói thể hiện tính cách và tâm hồn. Một cô gái có khuôn mặt xinh đẹp nhưng chất giọng “không đẹp” thì mất điểm quá.
Trong quay phim cũng vậy, chắc chắn sẽ không ai thỏa mái khi phải lắng tai nghe một đoạn video âm thanh quá bé hoặc nhiều tiếng ồn.
Chúng ta có một số mẹo để cải thiện chất lượng thu âm bằng điện thoại. Nhưng tối ưu nhất vẫn là sử dụng micro rời.
Vậy làm thế nào để chọn được một micro thu âm tốt cho điện thoại với chi phí tiết kiệm nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này.
3 loại micro tốt nhất để làm phim với smartphone
1. Micro cài áo
Đây là loại micro được thiết kế nhỏ gọn với 1 đầu mic có thể gắn lên cổ áo, được kết nối qua dây dẫn tới thiết bị ghi âm.
Với độ nhạy âm thấp, micro cài áo chỉ thu được âm thanh ở cự ly gần.
Micro này rất phù hợp khi bạn cần thu âm giọng nói ở môi trường có nhiều tiếng ồn (đường phố đông đúc, sóng biển, tiếng gió, tiếng quạt…). Do chỉ thu âm thanh ở gần nên video sẽ rõ tiếng của người nói và giảm thiểu được tạp âm.
Sử dụng micro cài áo sẽ giúp bạn ghi hình một cách tự nhiên hơn. Người xem không bị chú ý nhiều vào mic. Bạn có thể đứng - ngồi hoặc vừa làm việc vừa nói mà không ảnh hưởng gì tới quá trình thu âm.
Tuy nhiên, micro gài áo có nhược điểm là dây rợ hơi vướng. Bạn sẽ khó sử dụng nó cho các cảnh quay cần di chuyển nhiều.
2. Micro định hướng
Gọi là micro định hướng vì khi chúng ta xoay mic theo hướng nào thì nó sẽ thu âm thanh ở hướng đó. Micro định hướng có thể sử dụng đa năng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ các cảnh quay thông thường cho tới phỏng vấn, tọa đàm…
Micro định hướng cho điện thoại thường là dạng shotgun gồm một đầu mic và chân cắm thẳng vào thiết bị thu.
3. Micro không dây - Wireless Microphone
Loại micro này sẽ gồm hai phận: Bộ thu và bộ nhận. Trong đó, bộ thu sẽ được đặt gần nguồn phát ra âm thanh còn bộ nhận gắn với thiết bị quay phim.
Loại micro này có ưu điểm như micro cài áo nhưng cơ động hơn, không vướng víu dây rợ. Nó được sử dụng nhiều trong trường hợp cần thu âm từ nhiều người nói. Ví dụ diễn phim, diễn kịch…
Tuy nhiên, không may là giá của các bộ micro không dây thường rất đắt. Một số loại rẻ tiền thường hay trục trặc sau vài lần sử dụng.
Mua micro thu âm cho điện thoại của hãng nào tốt?
Trên thị trường hiện có rất nhiều hãng sản xuất micro, trong đó đa phần đến từ Trung Quốc. Nhiều micro giá rẻ chỉ 100-200 nghìn đồng, chất lượng rất phập phù, may thì dùng được nhưng cũng có cái vứt đi ngay sau lần sử dụng đầu tiên.
Với micro để làm phim, tốt nhất bạn nên chọn các thương hiệu như: Boya, Rode. Trong đó Boya có những sản phẩm giá rẻ, chất lượng ổn. Còn Rode tập trung và các sản phẩm cao cấp hơn.
Ngoài ra, còn có một số thương hiệu khác cũng rất đáng quan tâm như: Saramonic, Remax, Takstar…
[Review] Top 6 micro thu âm tốt nhất cho điện thoại
Micro cài áo giá rẻ tốt nhất
1. Boya BY-M1
Xem đánh giá chi tiết Boya M1: Micro cài áo giá rẻ tốt nhất để làm video
Đây là micro rất được ưa chuộng do có giá vừa túi tiền với nhiều người mà chất lượng thu âm vẫn đảm bảo.
Boya BY-M1 có dây dài tới 6 mét để bạn có thể thu âm ở khoảng cách xa hơn. Theo công bố của nhà sản xuất, Boya BY-M1 có thể sử dụng được cho tất cả các loại smartphone, máy tính bảng, máy ghi âm, máy quay, máy ảnh DSLR, máy tính… Tức là bạn có thể sử dụng mic này cho rất nhiều nhu cầu khác nhau, rất là tiện.
Thiết bị cho phép thu âm khi quay phim bằng ứng dụng camera mà không cần cài thêm bất kỳ phần mềm nào. Mình đã test trên cả điện thoại android và iPhone, thì micro này đều hoạt động rất ổn định.
Qua đánh giá của đa số người dùng, âm thanh thu Boya -BY-M1 khá rõ và ít tạp âm. Đặc biệt là khả năng lọc tiếng ồn “cực đỉnh”.
Mic sử dụng pin cúc áo, loại pin chỉ nhỏ bằng ngón tay út và được tặng kèm theo khi mua sản phẩm. Trường hợp hết pin, bạn có thể mua nó tại các cửa hàng máy tính (khoảng 10k/pin). Loại pin này khá bền nên cũng không có gì bất tiện. Trường hợp cần thiết, bạn có thể mua vài viên dự phòng.
2. Rode SmartLav+
Nếu bạn cần chất lượng thu âm chuyên nghiệp, Rode SmartLav+ sẽ là lựa chọn không tồi.
Đây là chiếc micro mà thương hiệu nổi tiếng đến từ Úc thiết kế riêng cho smartphone. Cảm nhận âm thanh thu từ Rode SmartLav+ rất trong và ấm.
Mic được kết nối với smartphone qua cổng tai nghe, tương thích với thiết bị iOS và một số dòng điện thoại Android. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là thiết bị này chỉ hoạt động tốt nhất trên hệ điều hành iOS với ứng dụng thu âm Rode Rec. Ứng dụng này cho phép bạn điều chỉnh các thông số và upload file ghi âm trực tiếp lên SoundCloud hoặc Dropbox.
Nếu muốn sử dụng Rode SmartLav+ cho các thiết bị sử dụng cổng micro thông thường (ví dụ máy ảnh DSLR), bạn cần mua thêm jack chuyển đổi.
Bạn không cần mua pin cho Rode SmartLav+ vì nó sử dụng luôn nguồn điện từ các thiết bị kết nối.
Micro định hướng giá rẻ tốt nhất
3. Boya BY-A100
Boya BY-A100 có cấu tạo từ hợp kim nhôm, cho cảm giác rất bền và chắc chắn.
Như đã nói ở trên, đây là loại micro định hướng (mini shotgun) rất cơ động trong quay phim. Với thiết kế nhỏ gọn, có thể xoay theo nhiều hướng, Boya BY-A100 giúp bạn nhanh chóng ghi lại mọi khoảng khắc và rất phù hợp để quay vlog, phỏng vấn, live tream…
Boya BY-A100 được nhiều người dùng đánh giá cao nhờ chất lượng thu âm chuẩn và ổn định.
Loại mic này tương thích với tất cả các máy (gồm cả điện thoại và các thiết bị khác) có cổng tai nghe 3.5mm.
Qua thử nghiệm, một số shop công bố Boya BY-100 hoạt động tốt với các dòng máy iPhone, iPad, HTC, Samsung, LG hay Nokia…
Micro thu âm tốt nhất cho iPhone - iPad
4. Boya BY-DM1
Khác biệt của Boya BY-MD1 so với các micro cài áo khác là chân cắm lightning có thể thương thích với tất cả các dòng iPhone, iPad. (Với mic thông thường Bạn phải dùng jack chuyển đổi ở một số máy không có cổng audio 3.5mm. VD: iPhone X).
Boya BY-MD1 là micro đa hướng, cho phép bạn thu âm cùng với ứng dụng quay phim của điện thoại. Mic có dây dài tới 6 mét và cho chất lượng thu âm khá ấn tượng.
Để sử dụng thiết bị, bạn chỉ cần cắm mic vào chân lightning của iPhone hay iPad mà không cần cài thêm bất kỳ phần mềm nào. Ngoài ra, mic sử dụng luôn nguồn điện từ smartphone nên bạn không phải lo lắng về việc hết pin.
Tuy nhiên giá bán của Boya BY-DM1 khá cao (khoảng 1,8 triệu) lại chỉ sử dụng được cho iPhone nên cũng ít người dám đầu tư.
Micro thu âm tốt nhất cho điện thoại Android
5. Saramonic Lavalier SR-MLX1
Saramonic Lavalier SR-MLX1 cũng là micro dạng cài áo tương thích với iPhone, Samsung và nhiều dòng điện thoại Android có cổng 3.5mm.
Mic sử dụng nguồn điện trực tiếp từ điện thoại và cũng cho phép thu âm ngay cả khi quay phim.
Ngoài miếng đệm mút thông thường, sản phẩm còn đi kèm một miếng lọc gió để giảm tập âm và tiếng ồn tốt hơn.
Saramonic Lavalier SR-MLX1 hiện đang được một số shop bán với giá khoảng trên dưới 800K.
Micro không dây cài áo giá rẻ
6. Boya BY-WM4
Ưu nhược điểm của micro không dây mình đã nói ở phần trên rồi. Tuy nhiên, tìm được một bộ micro không dây giá rẻ mà chất lượng chấp nhận được như Boya BY-WM4 chắc không nhiều.
Quan trọng hơn, Boya BY-WM4 có thể sử dụng được cho điện thoại và máy tính bảng, máy ảnh, máy quay, máy ghi âm.
Cũng như nhiều micro không dây khác, Boya BY-WM4 gồm một bộ phát và bộ nhận cho phạm vi thu âm lên đến 25 mét. Trong đó bộ phát với một đầu là micro cài áo có nhiệm vụ thu âm, bộ nhận kết nối với smartphone qua cổng 3.5mm.
Với hệ điều hành iOS, micro này có thể vừa quay phim vừa thu âm bằng ứng dụng camera mặc định của máy. Nhưng với android thì sẽ tùy theo từng phiên bản của hệ điều hành. Tức có thể mic chỉ hoạt động với các ứng dụng ghi âm. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi mua.
Cái hay của loại micro này là bạn có thể cắm tai nghe để trực tiếp kiểm tra âm thanh trong quá trình thu.
Có điều đáng tiếc, bộ thiết bị sử dụng pin AA nên có thể bạn sẽ phải mua thêm sạc rời vì loại pin này khá đắt tiền và không dễ mua.
Kết: Có nên mua mic thu âm cho điện thoại không?
Một chiếc micro không phải mấu chốt để bạn tạo nên tác phẩm video hay. Nhưng rõ ràng, chất lượng thu âm kém sẽ khiến bạn vất vả ở khâu hậu kỳ. Xét cho cùng, ở bất kỳ công việc nào cũng cần có sự đầu tư nhất định.
Do đó, hãy xem xét thật kỹ ưu nhược điểm của từng loại micro để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho công việc của bạn. Lời khuyên ở đây là “Hãy mua sản phẩm cần thiết thay vì sản phẩm hữu ích”./