Or you want a quick look: Tìm hiểu chung về các nhóm máu
Mỗi nhóm máu có đặc tính riêng và không phải nhóm máu nào cũng tương thích với nhau. Chúng ta cần hiểu rõ về các nhóm máu và đặc tính của nó ra sao. Vậy nhóm máu nào tốt nhất? Nhóm máu tiết lộ điều gì về bản thân chúng ta?
Tìm hiểu chung về các nhóm máu
Nhóm máu là nhóm các tế bào hồng cầu, được xác định bởi một loại khoáng nguyên tồn tại trên bề mặt các tế bào hồng cầu. Mối nhóm máu có đặc tính riêng, do đó việc bạn hiểu rõ về các nhóm máu là rất quan trọng.
Có khoảng hơn 30 hệ nhóm máu khác nhau, nhưng các hệ nhóm máu chính là ABO và Rh. Máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại nhóm kia. Do đó, khi truyền máu cần tuân thủ nguyên tắc an toàn miễn dịch truyền máu, không truyền máu có kháng nguyên tương ứng với kháng thể có ở người nhận.
Kháng nguyên là bất kỳ chất nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng.
Kháng thể là các phân tử quan trọng mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sản sinh ra để giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập bên ngoài như vi khuẩn và virus.
Có những nhóm máu nào?
Chúng ta vẫn thường thấy nhất là các nhóm máu được phân loại theo hệ thống ABO. Phân loại theo hệ nhóm máu ABO thì sẽ có 4 nhóm máu: A, B, O, AB.
Nhóm máu A
Nhóm máu này đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương.
Người có nhóm máu A có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu A hoặc những người có nhóm máu AB. Nhóm máu này có thể nhận truyền máu của những người nhóm máu O.
Nhóm máu B
Nhóm máu B này chứa các kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu và kháng thể A trong huyết tương. Đây là một nhóm máu khá hiếm, chỉ đứng sau nhóm máu AB.
Người nhóm máu B có thể hiến cho những người có cùng nhóm máu B, người có nhóm máu AB và an toàn để nhận truyền máu của những người nhóm máu O.
Nhóm máu AB
Đây là một nhóm máu rất hiếm, có rất ít người mang nhóm máu này. Nhóm AB đặc trưng bởi sự hiện diện của cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu và không có kháng thể trong huyết tương.
Người mang nhóm máu AB có thể nhận máu từ bất kỳ ai mang nhóm máu nào. Tuy nhiên, những người có nhóm máu AB này chỉ có thể hiến máu cho người cùng nhóm máu AB với mình.
Nhóm máu O
Nhóm O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu A đặc trưng bởi có cả kháng thể A và B trên huyết tương nhưng không có kháng nguyên nào trên tế bào hồng cầu.
Người có nhóm máu O có thể hiến cho tất cả những người thuộc nhóm máu khác nhưng lại chỉ có thể nhận được bởi những người có cùng nhóm máu O.
Tìm hiểu về nguyên tắc truyền máu
Nguyên tắc truyền máu là một trong những điều cần tuân thủ để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Cần tuân thủ các nguyên tắc truyền máu sau:
Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau.
Cần xác định nhóm máu của người cho và người nhận, cần làm phản ứng chéo đó là trộn hồng cầu của người nhận với huyết tương của người cho và ngược lại. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì mới được truyền máu đó cho người nhận.
Trong trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm mà bắt buộc phải truyền nhóm máu khác thì phải tuân theo nguyên tắc: Hồng cầu của người cho không bị ngưng kết với huyết thanh người nhận, chỉ được truyền lượng máu rất ít với tốc độ chậm.
Nhóm máu tiết lộ điều gì thú vị về cơ thể bạn?
Bạn có biết rằng bạn thuộc nhóm máu nào sẽ tiết lộ những điều nhất định về cơ thể bạn.
1. Nhóm máu và tính cách
Người có nhóm máu A thường có tính cách điềm đạm, yêu nghệ thuật và là những người rất đáng tin cậy.
Người có nhóm máu B tính cách mạnh mẽ, có ý chí và rất độc lập.
Người nhóm máu AB thường hay dè chừng trước mọi việc nhưng rất khi đã làm việc họ rất có trách nhiệm và hay quan tâm đến người khác.
Những người mang nhóm máu O năng động, tự tin và sáng tạo. Họ ưa thích hoạt động nhiều.
2. Nhóm máu ảnh hưởng đến chế độ ăn uống
Nếu bạn sử dụng nhóm máu O thì bạn nên bổ sung trong thực đơn của mình những thực phẩm giàu protein như thịt, cá. Ngược lại những người nhóm máu A lại nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn ít thịt hoặc không ăn và bổ sung nhiều rau quả.
Người thuộc nhóm máu B nên tránh ăn thịt gà. Người nhóm máu AB nên ăn nhiều hải sản hoặc thịt nạc.
3. Nhóm máu và hôn nhân
Một số nhóm máu kết hợp với nhau sẽ gây ra những hậu quả về mặt sức khỏe cho đứa con sinh ra sau này. Vì thế việc nhận biết nhóm máu là rất quan trọng. Người nhóm máu A không nên có ý định sinh con với người nhóm máu B.
4. Nhóm máu và bệnh Gout
Nhóm máu A có thể phá vỡ carbohydrates trong cơ thể hiệu quả tới mức gần như đề kháng với bệnh gút. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm máu O thì ngược lại. Cơ thể gặp khó khăn hơn trong việc phá vỡ các carbohydrates và do đó nguy cơ mắc gút cũng cao hơn.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin về nhóm máu, nguyên tắc truyền máu và nhóm máu nào tốt nhất để có những quyết định đúng đắn với sức khỏe của mình.