Or you want a quick look: Địa chỉ chùa Châu Đốc 3 ở đâu ?
Người Sài Gòn thường nói “qua sông Đồng Nai là đến Châu Đốc” đó là câu dùng để chỉ một cù lao nhỏ trên sông Đồng nai. Nơi tọa lạc của ngôi chùa Phước Long hay con được nhiều người gọi là chùa Châu Đốc 3.
Địa chỉ chùa Châu Đốc 3 ở đâu ?
Chùa Châu Đốc 3 tọa lạc trên cù lao Long Bình quận 9, để đến đây bạn có thể di chuyển bằng nhiều phượng tiện khác nhau đến bến đồ Hội Sơn.
Để đến bến đò Hội Sơn bạn đến ngã tư Thủ Đức, rẽ vào đường Lê Văn Việt chạy hết đường Lê Văn việt rẽ phải vào đường nguyễn Văn Tăng chạy hơn 5km sẽ gặp biển chỉ dẫn vào bến đò Hội sơn.
Đến đây bạn cần mua vé lên đò với 30.000đ/lượt và mất gần 20 phút đường thủy để đến ngôi chùa Châu Đốc 3.
Ai ai cũng gọi là chùa Châu Đốc 3
Theo lịch sử thì ngồi chùa có tên là chùa Phước Long được thành lập năm 1960 do Đại đức Thích Nhật Phát kiến tạo. Chùa có tên là chùa Phước Long vậy tại sao người người vẫn thích gọi là chùa Châu Đốc 3 hơn?
Có giai thoại kể rằng, xưa kia trên cù lao có một miếu nhỏ thờ Bà Chúa Sứ. Một hôm có người nằm mơ thấy Bà Chúa hiện về, bảo dời chùa ra gần mép sông cho người đời tiện thăm viến. Thế là miếu Bà Chứ Sứ được dời ra gần chùa Phước Long xây dựng trước đó. Về sau miếu bà Chúa Sứ và chàu Phước Long gộp thành một. Chính vì thế mà ngoài tượng Bà Chúa Sứ tại chùa còn thờ nhiều tượng Phật theo tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam.
Vì chùa Châu Đốc ở An Giang thờ Bà Chúa Sứ nổi tiếng linh thiêng, thay vì lận lội xuống An Gian cúng bái thì nhiều người lũ lượt tìm đến Bà Chúa ở cù lao Long Bình chiêm bái cầu nguyện.
Dần dần về sau người ta gọi đây là chùa Châu Đốc 3 chứ ít ai gọi là chùa Phước Long.
Kiến trúc chùa Châu Đốc 3
Chùa xây dựng theo kiến trúc kiểu chùa cổ miền Bắc, mái chùa được lớp bằng ngỏi vảy màu đỏ nâu, đỉnh mái vuốt công hình đầu đao, được trang trí nhiều tượng rồng.
Kiến trúc tổng thể của ngôi chùa gồm cổng tam quan, tòa Chính điện, khu giảng đường, nhà ở, phòng khác, Bảo tháp và hàng chục ngôi tượng lộ thiên xung quang ngôi chùa. Tòa Chính điện được xây dựng kiên cố trên nền cao gồm 3 tầng thăng cấp.
Bên trong ngôi chùa là những kiệt tác của nghệt thuật điêu khắc gỗ như các bao hàm được chạm trổ công phu, hoành phi gắp nhiều câu đối chữ Hán, các khám thờ và những vật dụng nội thất được chạm khắc tinh xảo.
Khám phá bên trong ngôi chùa Châu Đốc 3
Cổng tam quan chùa nằm sát bờ sông Đồng Nai, hai bên là tượng rồng uốn lượn đặc sắc. Phía trước cổng được đặt nhiều tượng Phật với nhiều tư thế trong sinh hoạt nhà Phật. Bước qua cổng, phía bên trái là một tòa tháp được chạm trổ công phu và trang trí nhiều màu sắc sặc sỡ bên trong có đặt nhiều tượng Phật.
Chung quanh sân chùa là hàng chục tượng Phật đặt lộ thiên như tượng Phật Di Lặc, tượng Phật nằm Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát, Quan Thế Âm Nam Hải, Phật Thích Ca Khổ Hạnh và các vị La Hán.
Bên trong Chính được được trang trí nghiêm trang, chính giữa tôn trí Phật thích Ca.
Ngoài ra còn nhiều điện thờ khác được đặt xung quanh như điện thờ Bà Chúa Sứ, điện thờ Phật Di Lặc, Tam Thế Phật, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát…
Trong chùa còn có phòng trưng bày cổ vật quý hiếm. Chùa Châu Dốc 3 được Unesco công nhận là top 100 địa chiểm hấp dẫn nhất tại việt Nam
Cảm nhận về ngôi chùa Châu Đốc 3
Trong khuôn viên rộng rãi được bao phủ nhiều cây xanh, nằm cạnh con sông Đồng Nai hùng vĩ cùng với kiến trúc cổ kính. Chùa Châu Đốc 3 có vẻ đẹp vừa hoang sơ vừa nguy nga tráng lệ.
Đến chùa, chúng ta cảm nhận được một không khí trong mát, không gian thanh tịnh sen lẫn với nét cổ kính và sự linh thiêng trên từng khám thờ từng tượng Phật được điêu khắc tinh xảo.
Mọi người đến chùa Châu Đốc 3 quận 9 không chỉ chiêm bái cầu nguyện phước lành, mà đây còn là một thám cảnh thật sự. Đến chùa để tạm gác những bồn bề cuộc sống, rời xa khói bụi thành thị, hòa mình vào thiên nhiên sông nước cây xanh rợp bóng và chiêm ngưỡng những nét đẹp nghệ thuật chùa cổ trong văn hóa Phật giáo Việt Nam.