Or you want a quick look: Big Data là gì?
Big Data - Dữ liệu lớn là gì?
Big Data - hay còn gọi là Dữ liệu lớn là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều nhất trong lĩnh vực công nghệ thời gian hiện nay. Vậy thực chất Big Data là gì? Đặc trưng của Dữ liệu lớn và ứng dụng trong cuộc sống như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây với SmartLife nhé:Big Data là gì?
Big Data có rất nhiều khái niệm đã được giải thích một cách khác nhau, tuy nhiên hiểu theo một cách cơ bản nhất thì đó là một thuật ngữ chỉ việc có thể xử lý tập hợp dữ liệu lớn và phức tạp mà các hệ thống truyền thống khó có thể xử lý được. Dữ liệu lớn có thể bao gồm phân tích, thu thập, giám sát, quản lý, tìm kiếm, chia sẻ, truy vấn, bảo mật các dữ liệu trong hệ thống. Ngoài ra trong kinh doanh, Big Data thường được chỉ đến việc phân tích các dự báo, biến động của thị trường, hành vi người dùng bằng một hệ thống dữ liệu được nhập có giá trị.
Big Data có thể tập hợp dữ liệu có dung lượng lớn tính đến từ vài chục terabyte cho đến nhiều petabye (1 petabye = 1024 terabyte).
Có thể nói, Big Data được coi như tài sản thông tin, có khối lượng dữ liệu lớn đến mức phải có các công nghệ mới như lưu trữ đám mây mới có thể xử lý hiệu quả để đưa ra các tối ưu tốt nhất cho người sử dụng chúng.
Đọc thêm: "Ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp"
Đặc trưng của Big Data
Big Data được mô tả bởi 4V:
- Volume (Dung lượng): Số lượng dữ liệu được tạo ra, nhập vào và lưu trữ. Ngoài về số lượng, dung lượng ở đây cũng chỉ tính giá trị của thông tin và tiềm năng để tạo ra được những giá trị cao hơn từ dữ liệu đó.
- Variety (Đa dạng): Các dạng, hình thức của dữ liệu cũng được thể hiện trên nhiều nguồn, cấu trúc khác nhau.
- Velocity (Vận tốc): Cơ bản là tốc độ các dữ liệu được tạo ra, lưu trữ, xử lý và truy vấn khi sử dụng.
- Veracity (Xác thực): Thông thường các dữ liệu được nhập vào sẽ theo thời gian thực, không thể bị thay đổi và lưu giữ mãi thông tin đó tránh các sai lệch trong tương lai.
Với những đặc trưng này của Big Data, trong kinh doanh và nhiều trường hợp, công nghệ này có thể được sử dụng để:
- Phân tích khách hàng: Kiểm tra trải nghiệm, phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, cải thiện tỉ lệ chuyển đổi mục tiêu và giữ chân khách hàng tốt hơn.
- Phân tích hoạt động: Nâng cao hiệu quả hoạt động trong sản xuất, phân phối, bán hàng, giúp doanh nghiệp vận hành nhanh chóng và cải thiện hiệu suất.
- Chống gian lận: Với các thông tin được xác thực lưu trữ an toàn, có thể chỉ ra sự gian lận trong quy trình nhanh chóng và giảm thiểu rủi ro.
- Tối ưu về giá cả: Sử dụng các phân tích Big Data để đưa ra các giá cả phù hợp, tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí hoạt động.
Xem thêm: "Ứng dụng công nghệ 4.0 trong truy xuất nguồn gốc"
Ứng dụng của Big Data - Dữ liệu lớn trong cuộc sống và công nghệ:
Vậy với những đặc trưng và khái niệm của Big Data, công nghệ này có thẻ được sử dụng như thế nào trong đời sống thực tế:
Sử dụng hộp đen dữ liệu: Thường được tạo ra bởi các máy bay dân dự, quân sự, trực thăng và phản lực. Hộp đen ghi lại thông tin của phi hành đoàn, thông tin chuyến bay để dễ dàng truy xuất khi gặp phải sự cố.
Dữ liệu truyền thông xã hội: Các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest,... đã và đang tạo ra các dữ liệu để quản lý, xử lý và hỗ trợ người dùng.
Dữ liệu giao dịch chứng khoán: Với khối lượng mua bán liên tục và số lượng lớn trên thị trường chứng khoản thì các số liệu đều được ghi lại nhanh chóng và xử lý kịp thời.
Dữ liệu giao thông: Trong các ứng dụng gọi xe, vận chuyển thì dữ liệu bao gồm các mẫu phương tiện giao thông, khoảng cách di chuyển, bản đồ,...
Dữ liệu tìm kiếm: Dữ liệu tạo ra từ các công cụ tìm kiếm và đây là ứng dụng lớn nhất của Big Data khi có thể xử lý hàng trăm, hàng triệu thông tin nhanh chóng nhất tại bất kì lúc nào, bất kì đâu.
Ngoài những ứng dụng trên, Big Data còn được sử dụng trong việc lưu trữ các thông tin dùng cho giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tăng nhanh quá trình và lượng thông tin được truyền tải chỉ qua một lần quét mã QR-Code.
Big Data - Dữ liệu lớn là một trong những khái niệm được vận dụng giúp ích rất nhiều cho các giải pháp công nghệ trong hiện tại và kể cả là tương lai. Kết hợp với nhiều ứng dụng khác như Blockchain, Cloud,... đây sẽ là những bàn đạp giúp cuộc sống của con người trở nên thuận tiện hơn, dễ dàng hơn trong việc sở hữu và xử lý thông tin!
Xem thêm: "Công nghệ Blockchain và ứng dụng của nó là gì?"