Cách Tạo Thế Cây Sanh Bonsai Đẹp mắt ấn tượng [2020] – VƯS1

Or you want a quick look: Đôi nét về cây sanh

Cây sanh là một loại cây được nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà với mong muốn sẽ mang tới thật nhiều tài lộc và sự may mắn.

Ngày nay, để phục vụ nhu cầu về tính thẩm mỹ của người chơi cây, cây sanh đã và đang được tạo dáng với rất nhiều dáng khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều người còn muốn tự tay tiến hành tạo thế cây sanh nhưng lại chưa biết cách.

Bạn có đang tò mò muốn biết về cách tạo dáng cây sanh không? Vậy thì hãy theo chân Vườn Ươm Số 1 tìm hiểu ngay trong bài viết này thôi nào!

Đôi nét về cây sanh

Cây sanh, hay còn gọi là si, xanh, gừa, thực vật thuộc họ Dâu tằm, là một loài cây cảnh được trồng khá phổ biến trên thế giới, tập trung chủ yếu ở châu Á, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á. Mời bạn cùng Vườn Ươm Số 1 điểm qua một số đặc điểm chung của cây sanh nhé!

Đặc điểm hình thái

Sanh thuộc là một loại cây thân gỗ. Trong điều kiện sống tự nhiên, cây có thể đạt chiều cao trung bình trong khoảng từ 15 - 20m. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy trên thân và cành của cây sanh là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Thân và cành của sanh khá dẻo nên dễ uốn và tạo những thế cây đẹp.

Điểm đặc biệt ở bộ rễ của cây sanh là ngoài rễ cây nằm dưới đất thì sanh còn hình thành rễ trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân. Loại rễ này thường hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm.

READ  Cách buộc gà cúng theo kiểu gà chầu, gà cánh tiên, gà quỳ, gà bay

bonsai cay sanh

Lá sanh có hình bầu dục, phình to ở phần giữa và nhọn ở hai đầu Lá có màu xanh tươi khi còn non và chuyển thành màu xanh đậm, bóng mướt khi già. Lá cây sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra những phần tán lá rậm rạp, xum xuê.

Quả của cây sanh thuộc dạng quả kép, có màu xanh khi còn non, chuyển thành màu vàng khi chín và sẽ chuyển nâu đen khi về già. Bên trong quả sanh có hạt với khả năng mọc mầm tốt, tạo ra cây con theo cách sinh sản hữu tính. Cây sanh cho quả từ khoảng tháng 9 đến tháng 2 năm sau.

Điều kiện lý tưởng và cách chăm sóc cây sanh bonsai

Điều kiện về đất - đảm bảo sự sinh trưởng cho cây sanh

Cây sanh có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau chỉ cần có đầy đủ nước để đảm bảo sự sống cho cây. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự sinh trưởng tốt nhất của cây thì nên chọn các loại đất tốt. Cụ thể là phải đảm bảo đất giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nặng.

cay sanh bonsai dep

Tuyệt đối tránh sử dụng đất sét hay đất gan gà để trồng cây sanh vì nó sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng của cây. Trường hợp đất quá xấu hay quá nặng cần tiến hành bón lót thêm phân chuồng làm đất trước khi trồng cây.

Điều kiện về nước - duy trì sự phát triển đồng đều cho sanh cảnh

Sanh phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới ẩm nên chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm. Các chồi lá của cây sanh thường phát triển mạnh vào mùa mưa. Bạn nên lưu ý việc tưới cấp ẩm cho đất để cây duy trì sự phát triển, giúp thân cây nhanh to và cành nhánh phát triển đồng đều.

ky thuat cay canh om da

Loại cây này luôn cần một lượng nước rất lớn để sinh trưởng tốt. Ngoài ra, cây còn có khả năng chịu ngập úng trong thời gian dài. Cây sẽ chậm lớn, còi cọc và dễ sinh bệnh nếu không được cấp đủ nước hoặc phải chịu cảnh khô hạn.

READ  Bí quyết cho một bức ảnh chân dung đẹp

Ánh sáng - điều kiện quan trọng không kém cho cây sanh bonsai

Cây sanh có thể sinh trưởng bình thường trong những điều kiện ánh sáng khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

Tại sao cây sanh lại rụng lá?

Rụng lá là một trong những vấn đề phổ biến nhất liên quan đến cây sanh. Rụng lá xảy ra khi có những sự thay đổi đột ngột, đáng kể về nhiệt độ và / hoặc ánh sáng. … Những hiện tượng như vậy có thể nhận biết được thông qua việc chuyển chuyển cây sanh sang một vị trí khác trong nhà.

tạo dáng cây sanh

Vì sao nên tạo dáng cho cây sanh bon sai?

Cây sanh là loại cây cảnh được nhiều nghệ nhân chọn để tạo nên những dáng cây đẹp mắt và độc đáo. Lý do là bởi thân và cành cây khá dẻo nên vô cùng dễ uốn.

Việc tạo dáng cho cây sanh không chỉ giúp cây đẹp hơn mà còn thể hiện sự khéo léo và tỉ mỉ của người trồng cây và người chơi cây. Cây sanh sau khi tạo dáng được mang đến các hội chợ cây cảnh để người chơi cây cảnh được chiêm ngưỡng những sản phẩm tuyệt vời của sự sáng tạo.

các kiểu dáng cây sanh

Bên cạnh đó, những cây sanh sau khi được tạo dáng có thể được bán trên thị trường với giá hàng tỷ đồng. Nhờ vậy mà mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng cây.

Hướng dẫn cách tạo dáng cho bonsai sanh

Tạo dáng cổ cho sanh

cay si depĐây là cách tạo dáng cây sanh đơn giản và được khá nhiều người ưa chuộng. Để tạo dáng này, bạn phải bắt đầu từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang. Trong quá trình tạo dáng cây phải chú ý:

  • Cố định cây để dáng cây không bị nghiêng ngả.
  • Cắt tỉa và tạo dáng để đường kính các tán cây phù hợp với cỡ cây, các tán cách đều nhau không quá dày cũng không quá thưa.
  • Đảm bảo tán trên cùng tròn đều, không quá nhọn sẽ làm sai kỹ thuật của dáng cây cổ.
  • Mặt bông tán có hình tròn, phía dưới phẳng, phía trên được tạo nhánh dăm cho lá phát triển thành hình mâm xôi.
  • Tất cả bông tán đều phải nằm ngang, song song với nhau cũng như song song với mặt đất.
READ  Những Tư Thế Selfie Trong Phòng Gym Vạn Người Mê

Tạo dáng cách tân cho bonsai sanh

Kiểu tán tròn - cho người thích sự đơn giản

Kiểu đầu tiên của dáng cách tân mà Vườn Ươm Số 1 muốn giới thiệu tới các bạn là kiểu tán tròn. Kiểu tán tròn sẽ giúp cành và nhánh cây uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn, bè rộng, lá nhỏ. Tuy nhiên, kiểu tán này lại ít tạo nên chi tiết mềm mại trong mắt người thưởng cây.

cách tạo rễ cho cây sanh

Để tiến hành kiểu tán tròn, bạn nên uốn cây thành hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây và nẹp cành để cố định dáng.

Kiểu tán thưa - Bí quyết tạo nên cây sanh bonsai đẹp

Những yêu cầu về cành và ngọn trong cách tạo kiểu tán thưa cơ bản giống cách tạo dáng cây sanh cổ. Điểm khác biệt lớn nhất là kiểu tán này không cần nhánh quá dày. Vì vậy, bạn nên cắt tỉa thưa thoáng để cành, nhánh, lá phô ra những nét đẹp tự nhiên của chúng.

ky thuat ky da cho cay sanh

Kiểu tán đa dạng - sự phá cách trong tạo thế bon sai sanh

Khép lại danh sách những cách tạo dáng cây sanh theo dáng cách tân chính là kiểu tán đa dạng. Kiểu tán này thể hiện tính nghệ thuật cao cũng như sự tự do, phá cách của người trồng cây và chơi cây. Do đó, kiểu này ít cần quan tâm đến hình dáng của tán, số lượng tán hay số lượng dây thép cần dùng để buộc hay nẹp cành.

cay sanh bonsai mini

Lời kết

Trên đây là một vài cách tạo dáng cây sanh đơn giản sao cho đẹp đúng như ý muốn mà Vườn Ươm Số 1 gợi ý cho bạn tham khảo. Ngoài việc nghiên cứu bài viết, bạn nên học hỏi thêm kinh nghiệm từ những nghệ nhân chơi cây khác để áp dụng thành công nhé!

>>> Xem thêm: Cây cần thăng bonsai

  • Kỹ thuật trồng cây Sanh và cách tạo thế bonsai đẹp như ý (1)
  • Weeping Fig (Ficus): Care and Growing Guide (2)

See more articles in the category: GÓC TƯ VẤN

Leave a Reply