Kinh nghiệm đi xe máy trên đường phượt

Or you want a quick look:

Cùng Phượt - Xe máy, phương tiện đi lại phổ biến nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại, đây cũng là phương tiện đụơc nhiều người yêu thích sử dụng khi phong trào xê dịch bùng nổ ra. Đối với nhiều bạn trẻ, phượt xe máy như là một niềm đam mê, với những bạn đã thường xuyên đi thì không cần phải nói tuy nhiên đối với những bạn mới lần đầu sử dụng xe máy để đi phượt thì kinh nghiệm đi trên đường và xử lý tình huống là vô cùng quan trọng trong việc giúp bạn hoàn thành chuyến đi nhưng cũng vẫn luôn an toàn. Với một chút kinh nghiệm thực tế, Cùng Phượt’s team xin chia sẻ với các bạn với mong muốn các bạn dù di chuyển tới bất cứ nơi đâu thì cũng vẫn luôn an toàn.

Kinh nghiệm đi xe máy trên đường phượt

Chú ý

  • Những kinh nghiệm đi xe máy trong bài này được tổng hợp dựa trên kinh nghiệm thực tế từ những người đi trước. Bạn chỉ nên xem như một nguồn thông tin tham khảo để sử dụng khi đi phượt.
  • Chúng tôi không yêu cầu / bắt buộc bạn phải làm theo những vấn đề mà bài viết đưa ra vì vậy bạn cân nhắc và tự đưa ra quyết định của riêng mình.
  • Cuối cùng, xin hãy CẨN THẬN hết mức có thể để đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn.

Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và an toàn !

Cùng Phượt’s team

Nên sử dụng loại xe nào

Hiện nay với sự phổ biến của các loại xe ga, khá nhiều bạn sử dụng phương tiện dạng này cho các chuyến đi phượt của mình, tuy nhiên theo kinh nghiệm của Cùng Phượt các bạn nên sử dụng xe số để thuận lợi hơn. Một số loại xe phổ biến là Future Neo, Wave RS, Jupiter, Sirius ….Dưới đây là ưu điểm của xe số so với xe ga

  • Nhẹ nhàng, dễ đi
  • Dễ sửa chữa
  • Gầm cao
  • Dễ buộc đồ hơn
  • Dễ kiểm soát tốc độ khi xuống dốc hơn

Chuẩn bị trước chuyến đi và vật dụng cần mang theo

Trước chuyến đi bạn nên mang xe của mình đi bảo dưỡng toàn bộ, kiểm tra má phanh, kiểm tra độ mòn của lốp, thay mới săm nếu săm cũ của bạn đã có quá nhiều vết vá, thay dầu máy.. Việc này khá quan trọng cho sự an toàn của chính bạn trên đường. Nếu lốp xe quá cũ, có vết nứt, rãnh đã bị mài mòn sẽ ảnh hưởng đến độ bám đường. Nếu săm xe có nhiều vết vá trong quá trình chạy xe (đường dài) ma sát sinh ra có thể sẽ làm bung vết vá cũ. Kiểm tra đèn pha, đèn sau và cả đèn phanh nữa, khi đang đi trên đường mà bạn nhấn phanh để giảm tốc độ nhưng các xe phía sau không biết và vẫn lao tới thì sẽ nguy hiểm cho cả 2 xe. Lốp xe nên để ở mức độ vừa phải, căng quá sẽ khiến xe không bám đường và dễ trượt khi trời mưa còn non quá sẽ dễ khiến dập săm (vừa phải thế nào tùy xe của từng người).

Bạn cũng có thể sử dụng keo tự vá đổ vào săm để nếu trên đường có bị cán phải đinh xe bạn sẽ không gặp nguy hiểm, keo cũng có thể tự vá luôn vết thủng với điều kiện bạn sử dụng đúng cách. Việc bơm keo vào ruột xe cần tuân thủ theo trình tự sau: Lắc đều chai keo, lấy nắp đen của chai keo (đồng thời cũng là dụng cụ mở van săm) mở van săm ra. Cắm ống dẫn keo vào chai keo và van ruột xe. Bóp mạnh bình keo để bơm keo vào ruột xe, vừa bơm vừa xoay đều lốp để keo chảy đều, van của săm luôn cần cao hơn mặt đất khoảng 15cm. Cuối cùng lau bên trong van, ráp kim vòi và bơm hơi vào ruột xe. CP khuyên bạn sử dụng keo Tiến Hưng bởi qua thực tế sử dụng cả keo này và các loại keo của TQ thấy keo của TH không ảnh hưởng đến vành của xe cũng như có tác dụng khá tốt

READ  Phượt tháng 8 | Trốn cái nóng mùa hè với TOP 10 điểm đến - MOTOGO

Hướng dẫn sử dụng như trong clip dưới đây

[su_youtube_advanced url=”https://www.youtube.com/watch?v=4GfJdLFw0fs” width=”660″ height=”560″ fs=”no” theme=”light”][/su_youtube_advanced]

Một số vật dụng liên quan đến xe máy bạn nên mang theo (Những vật dụng cá nhân khác các bạn vui lòng xem ở bài “Mang gì khi đi phượt“)

  • Gương trái (Luật GTĐB quy định xe bạn chỉ cần có gương bên trái) tuy nhiên bạn nên lắp cả 2 gương để tăng tầm quan sát.
  • Giấy tờ liên quan đến xe bao gồm : Đăng ký xe, giấy phép lái xe, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự, Giấy nộp phí đường bộ.
  • Sử dụng tấm dán phản quang ở phía đuôi xe để các xe trong đoàn dễ nhận ra nhau từ xa khi đi buổi tối.
  • Mũ bảo hiểm có kính (ít nhất là loại nửa đầu chắc chắn, không nên dùng mũ thời trang), quần áo và các loại bảo vệ cơ thể như bọc khuỷu tay, bọc gối, găng tay … (cái này tùy từng bạn, có những bạn không quen hoặc không thích dùng nhưng nếu có nó sẽ bảo vệ bạn rất tốt trong trường hợp ngã xe).
  • Một bộ đồ nghề sửa xe cơ bản : Bộ tròng tháo lốp, bộ móc lốp và dụng cụ vá,bơm tay hoặc bơm chân, một vài dụng cụ cơ bản như : Tua vít, kìm, mỏ lết … Một đôi săm dự phòng (1 trước và 1 sau) cho xe của bạn, 1 bugi phù hợp với xe. Tất nhiên với điều kiện trong đoàn bạn phải có người biết một chút về lĩnh vực sửa xe này. Còn không lời khuyên của chúng tôi là hãy sử dụng keo tự vá đã nhắc ở phía trên.
  • Nếu trời mưa, sử dụng quần áo mưa bộ, không nên sử dụng áo mưa cánh dơi bởi bề mặt rộng khiến diện tích gặp gió nhiều, sẽ ảnh hướng tới việc điều khiển xe.
  • Mang một vài đoạn ruy băng sáng màu (thường là xanh chuối hoặc vàng) để làm dấu buộc lại cho xe sau với những cung đường không phải là quốc lộ, tỉnh lộ (bản lộ chẳng hạn 😀 ).
  • Chai 1,5 lit hoặc hơn đối với những cung đường mà đổ đầy bình xăng cũng không thể đi từ A cho đến B và giữa AB không có cây xăng nào cả (ví dụ Tây Côn Lĩnh).
  • Dây thừng, dây dù và dây cao su (loại dây sợi vuông bạn hay thấy người dân các tỉnh miền núi phía bắc dùng để buộc đồ) dùng để kéo xe khi cần.

Dẫn đoàn và chốt đoàn

Với những đoàn có từ 4 xe trở lên và chưa có nhiều kinh nghiệm đi đường trường bằng xe máy thì nên phân công người dẫn đoàn và người chốt đoàn để :

  • Dẫn đường cho toàn bộ đoàn khi di chuyển, giảm tốc ở những đoạn đường phù hợp, báo hiệu cho toàn đoàn ở những đoạn đường nguy hiểm và thiếu an toàn.
  • Chốt đoàn để đảm bảo không có xe nào trong đoàn bị tụt lại phía sau, bị tách khỏi đoàn hoặc xử lý các tình huống khi có xe trong đoàn gặp vấn đề (ví dụ : hỏng xe) … thông thường chốt đoàn sẽ là xe giữ bộ dụng cụ sửa xe. Nên có 2 xe đi cùng và thay nhau chốt đoàn hoặc theo dõi lẫn nhau bởi các thành viên khác thường sẽ bám theo xe dẫn đầu và không để ý tới chốt đoàn, nếu có vấn đề xảy ra 2 xe vẫn hơn là 1 xe.
  • Yêu cầu các thành viên trong đoàn luôn đi sau xe dẫn đoàn để dễ kiểm soát các tình huống phát sinh.

Kinh nghiệm chạy xe trên đường

Dưới đây là một số kinh nghiệm tổng hợp về việc di chuyển trên đường khi đi phượt bằng xe máy, bạn nên đọc kỹ để giảm thiểu rủi ro các nguy cơ gặp phải trên đường

Chấp hành luật giao thông

- Luôn chấp hành luật giao thông khi đi đường, không đi hàng 3 (tốt nhất chỉ nên đi hàng 1) không lạng lách đánh võng, đi đúng làn đường của mình, chạy đúng tốc độ quy định (chú ý các loại biển báo khi vào khu vực đông dân cư)

READ  Fishermen Show - Huyền Thoại Làng Chài - Đặc sản Làng Chài Xưa
Biển báo khu vực đông dân cư

Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư

- Nắm vững luật Giao thông đường bộ để có thể xử lý các tình huống khi gặp vấn đề với CSGT. Khi đã bị phạt và xác định rõ là mình sai thì không nên gây căng thẳng, hãy chủ động xin nộp phạt tại chỗ để không phải quay lại vào ngày khác chỉ để nộp phạt. Cùng Phượt không công khai khuyến khích bạn có những hành vi tiêu cực tuy nhiên bạn nên xử lý thế nào để gọn gàng và ít gặp rắc rối nhất và cũng là để đảm bảo hành trình của bạn không bị gián đoạn.

Khi đi trên đường

Không vượt ở những đoạn tầm nhìn bị hạn chế

- Đi ở 2/3 làn đường của mình, không lấn làn (bám sát theo vạch kẻ đường ở giữa) đối với những đường không có vạch kẻ đường thì phải ước lượng phần làn đường của mình được đi. Không đi sát lề đường quá bởi kinh nghiệm cho thấy khu vực này là khu vực thường có dính đinh

- Không nên uống bia rượu khi nghỉ giữa các chặng, vừa đảm bảo an toàn cho chính bạn vừa tránh gặp phải rắc rối với lực lượng CSGT.

- Không vượt khi phía trước tầm nhìn bị hạn chế, phía trước là khúc cua. Cố gắng hạn chế tối đa việc vượt phải (các xe khi chạy hầu hết đã bám đường bên phải nên nếu bạn vẫn lựa chọn vượt phải thì phần đường dành cho bạn không nhiều, rất nguy hiểm) khi vượt các xe tải, container hoặc các xe siêu trường siêu trọng nên giữ khoảng cách an toàn với thân xe, không nên chạy sát quá bởi các xe này khi chạy thường tạo ra lực hút xung quanh rất lớn, nếu tay lái không vững bạn có thể bị gió tạo ra từ đây hút vào gầm xe. Nếu những xe này chạy với tốc độ cao, nên nhường không nên cố vượt hoặc chấp nhận đi chậm theo sau và vượt khi vào khu vực dân cư (lúc này xe đã giảm tốc) Khi vượt phải nháy xi nhan và còi liên tục, đi vào khu vực gương chiếu hậu của xe tải có thể nhìn được bạn và ra tín hiệu đồng ý vượt.

- Nếu gặp xe đi ngược chiều phóng nhanh và lấn đường, bạn nên chủ động giảm tốc độ và đi sát vào lề, theo dõi tình huống xảy ra để tiện xử lý. - Các ôm ngồi sau cũng thường xuyên phải chú ý quan sát đường để báo hiệu các tình huống phía trước cho xe đi sau bằng tay (khi cần giảm tốc, khi sắp có chướng ngại vật, khi xe trước dừng lại …)

- Ở điều khiện thời tiết khô ráo, đường không trơn trượt nên giữ khoảng cách giữa các xe là 50m, ở điều kiện tầm nhìn bị hạn chế hoặc trời tối, trời mưa … thì khoảng cách này có thể thu hẹp lại (do lúc này tốc độ xe đã giảm)

- Khi đi buổi tối cố gắng nháy pha một cách hợp lý để các xe ngược chiều không chiếu thẳng pha vào mắt bạn, nếu xe đi ngược chiều không hạ pha bạn nên chủ động giảm tốc và đi sát vào lề, không nên ăn thua bằng cách chiếu pha ngược lại. Bạn có thể sử dụng thêm 1 chiếc kính mắt màu vàng để sử dụng cho đi tối, sẽ hạn chế được khá tốt nếu có bị rọi thẳng đèn pha vào mắt.

- Khi đoàn dừng xe các xe nên dừng sát vào hết mức có thể với lề đường, dừng thành hàng 1 mỗi xe cách nhau khoảng vài mét, không nên dừng tập trung toàn bộ các xe lại cạnh nhau để tránh ảnh hưởng giao thông trên đường.

c. Khi đi xe trên đường núi, đường bùn, đường xấu

- Khi đi đường núi luôn chú ý hệ thống biển báo để biết phía trước như nào (cua liên tục, đường sạt lở, sắp lên dốc …)

Lên dốc bằng số nào thì xuống số đó

- Khi bạn điều khiển xe máy lên một con dốc không quá cao, bạn có thể tăng tốc vừa phải, tạo đà để vượt qua dốc. Song, đối với những con dốc đứng, có độ dốc lớn, bạn nhất định phải trả số về số thấp theo tốc độ bạn nghĩ có thể đưa bạn lên đến đỉnh dốc. Cố gắng tránh việc chuyển đổi số giữa dốc. Nếu tốc độ ban đầu giảm giữa chừng, về số trước khi xe có bất cứ dấu hiệu chết máy nào. Bạn nên phán đoán để trả số về cấp thích hợp. Một vài lần kinh nghiệm lên dốc sẽ hướng dẫn cho bạn làm tốt điều này. Khi bạn lên gần tới đỉnh dốc, hãy giảm tay ga, giữ nguyên số và buông trôi qua đỉnh dốc. Chủ động về số nhanh khi gặp các phương tiện khác đi ngược chiều ở thời điểm bạn lên tới gần đỉnh dốc, vì như vậy, bạn sẽ không bị đuối đà, dẫn đến chết máy - Khi xuống dốc, đối với dốc vừa, hãy trả tay ga về, sử dụng hơi nén giảm của động cơ để giảm tốc độ. Phanh trước và sau chỉ sử dụng để hỗ trợ trong trường hợp thật cần thiết. Đối với dốc đứng, trả về số thấp nhất khi bắt đầu xuống dốc. Điều này sẽ làm cho phanh động cơ có hiệu quả hơn. Nếu đường dốc giống nhau cả lên lẫn xuống hay nếu bạn lái xuống dốc bằng lúc bạn lái lên, hãy sử dụng đúng với số mà bạn đã sử dụng khi lên. Cách tốt nhất là không nên chuyển số giữa dốc. Tuy nhiên, khi thật cần thiết, hãy trả số về cấp thấp hơn trước khi xe bạn tăng tốc quá nhanh.

READ  Stt Phượt Ngắn Hay ❤️ Stt Về Những Chuyến Đi, Đi Phượt

- Nếu dốc quá dài và dốc (đoạn Sìn Hồ chẳng hạn) thì cứ khoảng 10-15km nên dừng lại khoảng 5′ để cho máy xe bớt nóng, đừng đổ nước vào máy lúc đó nhé.

Đường trơn quá thì yêu cầu ôm xuống đi bộ qua đoạn đó

- Khi gặp đường bùn lầy lội hoặc đoạn đường trơn thì nên giảm tốc độ, yêu cầu ôm xuống đi bộ nếu đoạn đường khó, cân chỉnh lại đồ đạc để đảm bảo sự cân bằng của xe (tùy tình huống cụ thể mà nên giữ hay nên để nguyên đồ đạc trên xe), giữ chắc tay lái và ga đều, nên lần lượt từng xe qua chứ không nên vượt nhau ở những đoạn đường thế này.

Nước suối chảy mạnh thì nhất định không được liều đi qua

- Khi qua ngầm hoặc qua suối nên kiểm tra mức độ chảy xiết của dòng, nếu nước chảy mạnh thì nên dừng lại tìm đường khác. Trong trường hợp bắt buộc phải qua nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người dân địa phương, không nên cố liều mình băng qua sẽ rất nguy hiểm.

Một số biển cảnh báo nguy hiểm trên đường.

Nhóm biển báo chỗ ngoặt, lần lượt là báo nguy hiểm khi rẽ trái, rẽ phải và báo các chỗ ngoặt liên tiếp.Biển báo chỗ ngoặt liên tiếp bạn sẽ rất hay gặp trên đường núi. Nhóm biển cảnh báo phía trước là vực sâu, cần chú ý để tránh bị rơi xuống vực Biển báo đường ngầm hoặc đập tràn, khi đi đường trời mưa mà gặp biển báo này bạn phải hết sức cẩn thận cân nhắc xem có tiếp tục đi qua không bởi lúc này nước suối đổ về rất mạnh và xiết, nếu không cẩn thận có thể bị lũ cuốn trôi. Biển báo dốc lên và dốc xuống kèm theo tỉ lệ % của dốc. Khi gặp biển báo này bạn nên chuẩn bị giảm tốc (nếu xuống dốc) hoặc về số tăng tốc nhẹ để lấy đà (lên dốc). Biển báo đường trơn và đá lở, gặp biển báo này phải hết sức cẩn thận khi trời mưa, giảm tốc độ và tăng cường chú ý quan sát.

Các bạn có thể tham khảo thêm về hệ thống biển báo ở đây

  • Hệ thống biển báo cấm đường bộ Việt Nam
  • Biển báo hiệu lệnh đường bộ Việt Nam
  • Biển báo nguy hiểm đường bộ Việt Nam

Tìm trên Google : Kinh nghiệm phượt xe máy, sửa xe máy trên đường, keo tự vá, phượt xe máy, kinh nghiệm đi đường, hướng dẫn đi phượt, kinh nghiem phuot xe may, sua xe may tren duong, keo tu va, phuot xe may, kinh nghiem di duong, huong dan di phuot,

See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply