Or you want a quick look: Đặc điểm của cá chép cảnh
Cá chép cảnh luôn đem tới cho người nuôi sự thoải mái và dễ chịu bởi vẻ đẹp dễ thương, độc đáo, không phải có nhiều kỹ thuật mới có thể chăm sóc cho chúng.
Trong bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc các loại cá chép cảnh cùng với những lưu ý trong quá trình thực hiện để thu được những chú cá khỏe mạnh nhất nhé.
Đặc điểm của cá chép cảnh
Cá chép cảnh là loài cá có kích thước trung bình, thân của chúng hình thoi và dẹp. Đầu cá chép có hình vòng cung, thuôn, miệng rộng và tù. Hai môi phát triển không cân đối với nhau: môi dưới phát triển lớn hơn môi trên, hàm dưới cũng dài hơn so với hàm trên.
Cá chép cảnh có 2 cặp râu: Cặp râu từ miệng cá ngắn, cặp râu góc hàm có độ lớn bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt.
Mắt cá cảnh lồi, không to không nhỏ, nằm lệch về 2 bên, khoảng cách giữa 2 mắt khá xa nhau.
Lưng cá cảnh có viền xanh đen, viền lưng cong và thuôn hơn so với viền bụng. Bụng cá chép cảnh có màu trắng bạc, chân vây ngả màu hơi đen. Vây của cá chép cảnh lại có màu đỏ da cam nổi bật. Màng mang rộng.
Thân cá có nhiều vảy hình tròn kích thước không giống nhau. Điểm đặc biệt của các loại cá chép cảnh là chúng không có dạ dày thực, sau khi đựa thức ăn vào cơ thể sẽ được tiêu hóa tại ruột.
Khi nuôi cá chép cảnh vàng bạn sẽ thấy chúng sống theo bầy. Mỗi bầy cá thường có số lượng từ 5 con. Tốc độ lớn của cá chép cảnhtương đối nhanh.
Cách chăm sóc các loại cá chép cảnh đúng kỹ thuật
1. Thả cá chép cảnh vào bể sau khi mua về
Khi mua cá chép cảnh bạn không nên vội vàng thả chúng vào bể. Làm như vậy có thể gặp phải tình trạng có một vài con bị nhiễm bệnh và chúng sẽ lây lan nhanh chóng ra toàn bể.
Tốt nhất là bạn hãy thả cá chép cảnh vào những bể chứa nhỏ và theo dõi để tiêu diệt mầm bệnh. Nếu gia đình bạn không có sẵn bể dưỡng cá thì bạn hãy sử dụng thuốc phòng nấm, ký sinh trùng hoặc các bệnh thường gặp ở cá chép cảnh để cho vào bể xi măng khi thả cá.
Quy trình thả cá chép cảnh được thực hiện chi tiết như sau:
- Sau khi mua cá chép về bạn ngâm bịch cá vào bể nước trong khoảng 15 đến 20 phút để cá được quen với môi trường mới.
- Múc nước trong bể cho vào bịch cá để cá được tiếp xúc dần dần.
- Hạ thấp bịch đựng cá chép cảnh vào bể chứa, mở miệng túi cho cá từ từ bơi ra ngoài.
- Tuyệt đối không nên đổ bịch cá chép vào bể vì như vậy sẽ khiến cá bị sốc vì chưa thích nghi với môi trường mới, làm cho cá bị yếu và có thể dẫn tới chết.
2. Thức ăn của cá chép cảnh
Cá chép cảnh là một trong các loại cá chép cảnh ăn tạp. Mỗi thời kỳ trong quá trình phát triển, yêu cầu đồ ăn của chúng khác nhau. Cụ thể như sau:
Trong thời kỳ nuôi cá chép dưới 15 ngày tuổi: Chúng thích ăn bobo, lòng đỏ trứng luộc chín cùng với các động vật phiêu sinh.
Thời kỳ cá chép cảnh từ 15 đến 30 ngày tuổi: Bạn hãy cho cá chép cảnh làm quen với lăn quăn, trùn chỉ và các động vật đáy… Khi cho cá ăn ở thời kỳ này, bạn hãy tăng cường dưỡng chất để đảm bảo chúng được phát triển tốt.
Khi cá chép cảnh ở độ tuôi được 30 ngày trở đi: Thức ăn của chúng đa dạng hơn. Bạn có thể cho chúng ăn trai, ốc, giun, ấu trùn,… Và những loại cám, lúa lép, bã đậu, thức ăn dạng viên,…
3. Lưu ý về liều lượng thức ăn cho cá chép cảnh
Về thức ăn: Bạn phải đảm bảo liều lượng cám cho cá phải có lượng đạm từ 35% tới 40%. Để tạo nguồn thức ăn tự nhiên, bạn hãy dùng những loại phân bón gây màu định kỳ.
Lượng thức ăn: Bạn không nên cho cá chép cảnh ăn một lúc quá nhiều, như vậy sẽ khiến cá tích tụ mỡ rất không tốt. Lượng thức ăn tốt nhất chỉ từ 5% đến 7% so với tổng trọng lượng của đàn cá chép cảnh.
Tuy nhiên cũng phải tùy thuộc vào yếu tố thời tiết, khí hậu và môi trường sống của đàn mà thay đổi lượng thức ăn sao cho thích hợp.
4. Thay nước cho bể cá cảnh
Tùy vào độ tuổi của cá chép cảnh và độ sạch của nước trong bể mà bạn nên thay nước theo định kì là 2 đến 3 lần/tuần. Với nuôi cá chép cảnh bằng bể ximăng, việc thay nước thực hiện đơn giản hơn và rất nhanh chóng.
5. Cách phòng bệnh cho cá chép cảnh
Để phòng và ngăn chặn bệnh trong quá trình nuôi cá chép cảnh, bạn hãy giữ gìn vệ sinh của bể nuôi và môi trường sống của chúng phải sạch sẽ. Nên lên lịch vệ sinh theo định kỳ cho bể nuôi cá nhé.
Một điều bạn phải chú ý tới là tẩy giun sán và uống kháng sinh theo định kỳ nếu cần.
6. Lưu ý khi cá chép cảnh sinh sản
Cá chép có thể sinh sản quanh năm mà không tuân theo mùa nhất định nào. Chúng có tập tính để trứng sau đó lại ăn trứng của chính mình, vì vậy khi chăm sóc cá chép cảnh bạn nên chú ý hơn trong thời kỳ sinh sản. Hãy cho thêm lục bình vào bể để giảm thiệt hại cho trứng cá nhé.
Bên cạnh đó để kích thích sự sinh sản nhiều hơn bạn có thể quan tâm tới điều kiện của nước (cá sẽ để trứng dễ dàng hơn nếu chúng được sống trong môi trường nước sạch, mát) và chế độ ăn uống tốt hơn trước đó.
7. Môi trường sống của cá chép cảnh
Cá chép là một giống cá nước ngọt, sống phổ biến theo bầy và xuất hiện rộng toàn thế giới. Nó có nhiều biến thể khác nhau như cá chép da, cá chép nhiều vảy, cá chép Nhật. Tùy thuộc vào kích thước hồ, bể cá cảnh của bạn và một vài đặc tính của loài cá này mà bạn lựa chọn kích cỡ sao cho thích hợp.
Độ mặn của nước lý tưởng nhất là thấp hơn 6%, không nên vượt quá mức này, độ pH trong bể ở dao động từ 6 - 7, hàm lượng oxy trong bể cá khoảng 2,5 mg/l. Yếu tố cuối cùng bạn cần quan tâm chính là nhiệt độ nước, hãy giữ nước luôn trong khoảng nhiệt độ từ 20 đến 27 độ C nhé.
Cá chép rất thích môi trường nước rộng để có thể thoải mái bơi lội, như vậy sẽ giúp chúng nhanh chóng phát triển và khỏe mạnh hơn. Giá cá chép cảnh khá rẻ nên được rất nhiều người ưa chuộng và mua về nuôi dưỡng chúng.
Các loại cá chép cảnh phổ biến
1. Cá chép trắng
Cá chép trắng có phần đuôi dài và vây tương đối to, toàn thân đều có màu trắng. Kích thước của cá chép trắng thường nhỏ hơn so với những giống cá chép khác.
Thông thường cá chép trắng được nuôi để làm cảnh, chứ không dùng để ăn, chế biến.
2. Cá chép hồng
Cá chép hồng có kích thước tương đối to, trung bình cá chép cảnh hồng ở giai đoạn trưởng thành sẽ nặng từ 1 đến 2kg và có vây màu đỏ hồng. Người ta tìm thấy chúng tại sông, đặc biệt là vào mùa nước lớn.
Cá chép hồng khi được đưa trong bể cá trông rất nổi bật và sang trọng, thu hút mọi ánh nhìn.
3. Cá chép koi
Cá chép koi được nôi phổ biến tại Nhật Bản, chúng có kích thước vừa phải và màu sắc đa dạng rất đẹp. Ở Nhật, cá chép koi tượng trưng cho sự may mắn.
4. Cá chép phụng
Cá chép phụng hay còn gọi là cá chép vẩy rồng có đuôi khá dài, nhìn giống với đuôi bướm và được nuôi trong bể cá, ao hồ. Loại cá này thường được sử dụng để làm cá chép cảnh.
5. Cá chép sư tử trắng
Cá chép sư tử trắng có size nhỏ, thân ngắn, nhưng rất đẹp, màu da và vảy óng ả. Loài cá này được dùng làm cảnh, vô cùng thích hợp cho những tủ cá cảnh trong suốt.
6. Cá chép đỏ
Cá chép đỏ ở nước ta chủ yếu được nuôi để phóng sinh, vào ngày ông Táo lên trời người ta thả rất nhiều cá này.
Giá thị trường của cá chép cảnh
Tại Việt Nam, giống cá chép cảnh có mức giá nằm trong khoảng từ 20.000 đến 50.000 VNĐ với một cặp cá cảnh thông thường. Đối với những dòng cá lạ, màu sắc đẹp hơn và kích thước lớn hơn sẽ có mức giá cao hơn.
Mức giá này sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và các địa điểm bán cá chép cảnh.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về các nuôi dưỡng cá chép cảnh đúng kỹ thuật rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay chăm sóc những chú cá chép cảnh của mình thật khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và tô điểm cho không gian của bạn nhé. Chúc bạn thành công!