Các địa điểm du lịch tại Đồng Văn, Hà Giang (Cập nhật 08/2021)

Or you want a quick look:

Cùng Phượt - Đồng Văn là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang, huyện lỵ cách thành phố Hà Giang 146km. Huyện có 19 xã thì 9 xã có đường biên giới với Trung Quốc. Mùa đông nhiệt độ có lúc xuống đến 1ºC, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng 24ºC. Bầu trời hầu như quanh năm mưa và mù nên ở đây người dân có câu: “thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày” và “đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng”. Ðồng Văn có điểm cực Bắc của Việt Nam tại Lũng Cú. Người ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Ðồng Văn, bởi Lũng Cú là “nóc nhà của Hà Giang” nơi mà “cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời”.

Cao nguyên đá Đồng Văn

Đến Đồng Văn, lúc nào bạn cũng có thể nhìn thấy những con đường được bao quanh bởi núi đá như này (Ảnh - vuidulich.vn)

Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

Trước năm 2018, đây là địa danh duy nhất của Việt Nam đạt được danh hiệu này. Sau đó lần lượt Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng được công nhận năm 2018, Công viên Địa chất Đắk Nông được công nhận năm 2020.

Lũng Thầu

Dốc Thẩm Mã

Dốc Thẩm Mã, chặng đường đầu tiên cần vượt qua khi đến với Đồng Văn (Ảnh - vuidulich.vn)

Tương truyền rằng ngày xưa người dân cho ngựa thồ hàng đi từ dưới chân dốc lên, con ngựa nào mà lên đến đỉnh còn khỏe thì người dân sẽ giữ lại nuôi nên đoạn dốc có tên là Thẩm Mã. Đây là đoạn đèo đầu tiên mà các bạn cần chinh phục để bước chân tới mảnh đất Đồng Văn. Sau khi vượt qua con dốc này, các bạn sẽ tới mảnh đất Phố Cáo.

Phố Cáo

Phố Cáo mùa hoa đào (Ảnh - bi_tabu)

Xã Phố Cáo nằm ngay trên QL4C, nối Yên Minh với Đồng Văn. Nếu đến Phố Cáo vào những dịp bình thường, chắc các bạn sẽ không nhận thấy điều gì đặc biệt ở đây. Tuy vậy, nếu đi qua đây vào mùa xuân, cảnh tượng những bông hoa đào nở rực rỡ chắc hẳn sẽ níu giữ chân được nhiều du khách.

Sảng Tùng

Hang Rồng

Trong hệ thống hang động nằm trên vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Hà Giang, lâu nay, hang Rồng đã đem đến cho người địa phương những chuyện kỳ bí khó lý giải. Trước hiện tượng tự nhiên bí hiểm này nên hang Rồng được đồng bào dân dã gọi là “hang ghét người ăn thịt và uống rượu”

Từ Thành phố Hà Giang, theo Đường hạnh phúc, đến gần ngã ba rẽ vào thị trấn Phố Bảng (một trong những nơi Vua Mông Vương Chí Sình ngày xưa chọn làm nơi sinh sống) thì rẽ phải, tìm đường vào xã Sảng Tủng.

Trong hang rồng có một suối nhỏ, nước trong vắt, chảy qua lòng hang một đoạn rồi “xuyên đá” và… “mất hút”

Hiện hang Rồng đang được người dân và các ban ngành ở trên đây lắp đặt hệ thống đường dẫn để lấy nước về phục vụ cho nhân dân trong xã và các thôn kề cận. Góp phần làm giảm đi việc thiếu nước cơ bản cho người dân nơi đây vào thời cao điểm của khô hạn..

Các địa điểm du lịch tại Đồng Văn, Hà Giang (Cập nhật 08/2021)

Các địa điểm du lịch tại Đồng Văn, Hà Giang (Cập nhật 08/2021) Từ Ủy ban Nhân dân xã Sảng Tủng, đi bộ khoảng 15 phút (đường có thể đi bằng xe máy) là đến hang Rồng. Từ xa, cửa hang Rồng hiện ra với đầy sự kỳ bí

Theo nhiều người dân hay có việc vào lại qua Hang Rồng thì ngoài những điều đặc biệt trên, hang Rồng còn rất “kỵ” với người ăn thịt, uống rượu và đi với số lượng lớn vào hang. Người ta bảo, theo huyền thoại, hang vốn là miệng một con rồng thần đã hóa đá nên hang rất cần sự tĩnh lặng và chỉ cho người “thanh khiết”, không ăn các thức ăn được chế biến từ nguồn gốc động vật vào hang. Đặc biệt hang rất “kỵ” với người ăn thịt dê và có uống rượu. Nếu người nào đó ăn những thức ăn này mà bước vào hang thì không hiểu sao nước trong hang cứ “ầng ậc dâng lên”, muốn sống chỉ còn nước bỏ chạy.

READ  iPhone cũ có nguồn gốc từ đâu – Đức Hùng Mobile

Các địa điểm du lịch tại Đồng Văn, Hà Giang (Cập nhật 08/2021)

Trong hệ thống hang động thuộc Cao nguyên đá Hà Giang thì hang Rồng được coi là hang lớn. Trần hang có chỗ cao tới 30m, với nhiều nhũ đá cùng các hình thù kỳ thú. Tuy nhiên, nền hang lại có chỗ rất rộng, phẳng đến mức kỳ lạ, được một số người cho rằng đây là kết cấu cũ của một sông ngầm.

Phó Bảng

Thị trấn Phó Bảng nằm sâu bên trong thung lũng cao nguyên đá, nơi bốn bề là núi. Con đường cứ vòng vèo mãi từ dãy núi này sang dãy núi khác, nắng cứ nhảy nhót nơi lưng chừng trời và thung lũng thăm thẳm không một bóng người cho mãi đến khi bất ngờ Phó Bảng hiện ra bằng một thung lũng hoa hồng. Giữa cao nguyên đá trơ trụi, những bông hoa hồng tỏa hương thơm dìu dịu khiến bạn thấy bất ngờ.

Sau những dải mây hoa hồng, Phó Bảng nhỏ nhắn nằm khép mình bên những dãy núi đá tai mèo. Cả thị trấn chỉ có vài chục nóc nhà, nằm rải rác trên con đường chính và một vài nhánh nhỏ. Theo suốt dọc con đường chính, những ngôi nhà nhuốm màu sắc thời gian. Người dân sinh sống ở đây chủ yếu là người Mông và người Hoa. Những ngôi nhà trình tường có tuổi đời đã hơn trăm năm, cánh cửa gỗ cũ kỹ dán những câu đối chữ Hán đã cũ màu, tường nâu rêu mốc, mái ngói âm dương. Cuộc sống giản dị trôi qua từng ngày.

Sủng Là

Từ Yên Minh lên thị trấn Đồng Văn, đến ngã ba Phó Bảng, nơi con đèo xinh đẹp ôm trọn một thung lũng xanh là điểm cao và đẹp nhất để ngắm toàn cảnh Sủng Là. Nơi đây có thể coi là xã vùng cao đẹp nhất toàn cao nguyên đá Đồng Văn. Từ trên con đường vắt vẻo lưng chừng trời nhìn xuống, bạn sẽ thấy Sủng Là như một bức tranh thiên nhiên thanh bình, xinh đẹp. Sủng Là nằm giữa những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô, thâm sẫm một màu, những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian.

Làng văn hóa Lũng Cẩm

Làng Văn hóa du lịch thôn Lũng Cẩm thuộc xã Sủng Là, nơi có nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông, cảnh quan thiên nhiên đẹp với sự mến khách của người dân.

Nhà của Pao

Đây là ngôi nhà của ông Mua Súa Páo người Mông, nơi đây đã được đạo diễn Ngô Quang Hải chọn làm bối cảnh quay phim “Chuyện của Pao”, chuyển thể từ tác phẩm “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thuỷ. Sau khi được lựa chọn làm bối cảnh cho bộ phim, ngôi nhà đã trở thành một điểm thu hút du khách.

Lũng Táo

Đồi tam giác mạch

Từ QL4C rẽ đi cột cờ Lũng Cú, các bạn đi khoảng một đoạn sẽ vào địa phận xã Lũng Táo. Ở đây có những đồi tam giác mạch trồng suốt cả một dải đồi, khung cảnh bao la và đẹp hơn rất nhiều khi chụp ảnh. Đồi tam giác mạch ở đây là một trong những điểm chụp ảnh tam giác mạch đầu tiên của Hà Giang trước kia.

Sà Phìn

Dinh Vương

Trước khi khởi công xây dựng, vua Mèo Vương Chính Đức đã sang Trung Quốc tìm thầy phong thủy sang Việt Nam đi qua khu vực 4 huyện nằm trong quyền cai quản của mình để chọn địa thế đất. Cuối cùng, Vương Chính Đức và thầy quyết định dừng chân tại thôn Xà Phìn, địa thế đất nằm giữa thung lũng Sà Phìn. Đặc biệt, ở nơi đây có một khối đất nổi lên cao như hình mui con rùa, tượng trưng cho thần kim quy. Nếu xây dựng dinh thự tại đây thì sự nghiệp của Vương Chính Đức sẽ thành về sau.

Sau con đường nằm bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng đá bề thế của dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức ở Sà Phìn (Đồng Văn - Hà Giang) hiện ra trên đỉnh đồi.

READ  Top 10 Địa Điểm Bán Cây Cảnh Hà Nội Uy Tín, Đẹp

Vương Chính Đức là người đứng đầu dòng họ Vương của người Mông ở Hà Giang 1 thế kỷ trước. Giàu có nhờ hoạt động trồng, chế biến và buôn bán thuốc phiện xuyên biên giới với Trung Quốc, Miến Điện, ông đã thống lĩnh vùng cao nguyên này và xưng vương.

Phía sau cổng đá là tòa nhà tiền dinh hoành tráng của tòa dinh thự. Dinh thự họ Vương được xây trong 8 năm, tiêu tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.

Lũng Cú

Làng văn hóa Lô Lô Chải

Hiện nay, Lô Lô Chải có 140 hộ dân, chủ yếu là người Lô Lô đen. Người dân ở đây canh tác lúa, ngô, chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm để tăng gia. Ngoài ra, du lịch cũng được thôn chú trọng, lượng khách đến và lưu trú lại ngày càng cao, đem lại nhiều việc làm và thu nhập cho bà con.

Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A Pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.

Cột cờ Lũng Cú thực chất chưa phải là Cực Bắc của Việt Nam, điểm cực thực sự này nằm ở dưới dòng sông Nho Quế, nơi mà phải mất cả ngày đường cùng với sự dẫn dắt của những người am hiểu bạn mới có thể đến. Hiện nay, cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3km đã có một mốc cực Bắc mang tính biểu tượng khác được xây dựng nằm tại bản Xéo Lủng.

Cột mốc 428

Mốc 428 tuy chưa phải là điểm cực Bắc, nhưng nó là cột mốc xa nhất về hướng Bắc của Tổ quốc, đây là cột mốc biên giới Việt Trung nhất với điểm cực Bắc . Cột mốc cách dòng sông Nho Quế tầm 500m theo đường chim bay. Sông Nho Quế là con sông chung của Việt Nam và Trung Quốc nên nó đồng thời là ranh giới của 2 nước.

Mốc cực Bắc

Tại bản Xéo Lủng (cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3km), một điểm cực Bắc được xây dựng mang tính biểu tượng. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là điểm có thể đến gần nhất so với cực Bắc của Tổ Quốc. Đứng trên Đài vọng cảnh (mô phỏng Chùa Một Cột) bao quát dải biên cương của chóp nón Cực Bắc, nơi đây sông Nho Quế bắt đầu chảy vào Việt Nam .

Thị trấn Đồng Văn

Phố cổ Đồng Văn

Phố cổ Đồng Văn nằm ở thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang. Khu vực trung tâm thị trấn Đồng Văn xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Vân, tỉnh Tuyên Quang và có lịch sử phát triển về kiến trúc, văn hóa hàng trăm năm. Những năm 1880, khi chiếm đóng khu vực này, người Pháp đã có những quy hoạch và để lại những điểm nhấn quan trọng về quy hoạch và kiến trúc, đặc biệt là chợ Đồng Văn (cũ), xây bằng đá trong những năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến ngày nay.

Chợ Đồng Văn

Chợ Đồng Văn là khu chợ cổ, nằm trong quần thể phố cổ Đồng Văn, đây là trung tâm giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá và văn hoá lớn nhất ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn

Mỗi tuần chợ họp một phiên duy nhất vào ngày Chủ nhật. Vào ngày chợ phiên, khu phố cổ vốn nhỏ bé tĩnh lặng trở nên náo nhiệt đông vui như ngày hội với đủ sắc màu sặc sỡ của trang phục người Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô…, đổ về từ các ngả núi xuống chợ. Họ đem theo những gùi rau, gùi củi, tay dắt lợn, dắt chó… Có người phải đi từ 3 giờ sáng, vượt qua mấy ngọn núi để xuống cho kịp phiên chợ.

Nét độc đáo ở phiên chợ Đồng Văn ở những mặt hàng mà đồng bào mang đến chợ, chủ yếu là nông sản, sản vật trong vùng do họ làm ra. Khác với phiên chợ dưới xuôi là người ta đến chợ để mua bán, đồng bào đến phiên chợ Đồng Văn, ngoài việc mua bán, trao đổi hàng hoá thì chợ còn là nơi để mọi người giao lưu, gặp gỡ.

Vần Chải

Hang Kho Chớ

READ  Cách nấu rong biển khô - Không tanh, thanh mát đúng kiểu Hàn Quốc

Nằm trong khu rừng nguyên sinh rộng chừng 500ha, chủ yếu là thông đá, thuộc địa phận xã Vần Chải quê hương của Sùng Dúng Lù người đã một mình vào hang đá kêu gọi tướng phỉ Vàng Vạn Ly ra hàng. Hang nằm cách trụ sở UBND xã Vần Chải khoảng 4km nằm trên núi Trùng Tò Sá cao hơn 2000m. Khu nhà của tướng phí cũng nằm gần đấy, hiện nay ngôi nhà xây theo biệt thự kiểu pháp này đang được người con của Vàng Vạn Ly là Vàng Sáu Pó sinh sống và trông coi.

Mèo Vạc

Đèo Mã Pì Lèng

Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”.

Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra. Cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng, trong đó vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun), nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc. Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đã gọi đỉnh Mã Pí Lèng nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung là một “Tượng đài Địa chất”. Đi trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống vực sâu, con sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ mà muốn xuống đến mặt nước của sông phải mất hơn một ngày đường.

Vách Đá Thần

Đây là một cung đường dành cho các bạn yêu thích các hoạt động trekking, quãng đường chừng 5km bắt đầu từ khu vực đài tưởng niệm thanh niên xung phong. Đoạn đường đi bộ này ở ngay trên chính con đèo Mã Pì Lèng huyền thoại nên còn được gọi là Mã Pì Lèng B. Mặc dù có lan can chạy dọc theo con đường nhưng vẫn có những đoạn tương đối khó đi, các bạn nên cẩn thận khi di chuyển.

Hẻm Tu Sản

Hẻm vực Tu Sản là vực sâu nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á, với chiều cao vách đá lên tới 700 - 900 m, chiều dài tới 1,7 km, là danh thắng kỳ vỹ độc nhất của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Để xuống được hẻm Tu Sản, các bạn có xe máy có thể đi theo tuyến đường ở bản Tà Làng, Pải Lủng. Từ đây xuống tới bến thuyền phía dưới vào khoảng 8km với những đoạn đường đèo vô cùng dốc nhưng phong cảnh vô cùng tuyệt đẹp.

Mã Pì Lèng Viewpoint

Nếu không có cơ hội xuống đến tận dòng Nho Quế để ngắm hẻm Tu Sản từ dưới, các bạn có thể dừng chân tại đây để có những bức ảnh chụp từ trên cao. Trước kia, nơi đây vốn chỉ là một mỏm đá với đường xuống khó, thường chỉ có các bạn trẻ trèo ra để chụp ảnh. Sau này, khi lượng khách du lịch đông lên, nơi đây đã được xây dựng thành nơi bán các đặc sản địa phương cùng với làm cầu thang dẫn xuống để thuận lợi hơn cho du khách.

Mã Pì Lèng Panorama

Vốn là một quán cafe, nhà nghỉ với tầm nhìn hướng thẳng xuống dòng sông Nho Quế. Tuy vậy, sau những ồn ào kéo dài hàng năm trời, nơi đây giờ chỉ còn là một điểm để ngắm cảnh (có thu phí), không được phép kinh doanh dịch vụ ngủ nghỉ nữa.

Tìm trên google :

  • các địa điểm du lịch ở đồng văn
  • tháng 8 đồng văn có gì hấp dẫn
  • chơi gì khi đến đồng văn
  • phượt đồng văn có gì
  • cảnh đẹp đồng văn
  • địa điểm check-in đồng văn
  • danh lam thắng cảnh đồng văn
  • địa điểm du lịch tâm linh đồng văn
  • đến đồng văn nên đi đâu
  • địa điểm chụp ảnh đẹp ở đồng văn
See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply