Gỗ sưa rất đắt và quý, tuy vậy đắt như thế nào và tại sao lại đắt ? là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì sưa hay sưa Bắc Bộ, trắc thối, huê mộc vàng, danh pháp khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae). Là cây gỗ nhỡ, lá thường xanh có thể cao tới 10-15 m, sinh trưởng trung bình, thân màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Lá dài 9-20 cm; cuống không lông; lá kèm sớm rụng, nhỏ, có lông nhỏ mịn và thưa, màu nâu vàng...
Cây gỗ sưa ( Hình ảnh sưu tầm)
Có hai loài sưa chính là: Sưa trắng và sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, đốt không có mùi. Nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả kết thành từng chùm, đốt lên có mùi thối đặc trưng. Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Phân bố ở độ cao dưới 500m. Có khả năng tái sinh hạt tốt. Lá dạng lông chim. Mỗi nhành lá có khoảng từ 7-15 lá, mọc so le, lá cuối to hơn, hình lưỡi mác. Thân cây nhẵn, màu xám trắng, lúc nhỏ thân cây hơi cong queo. Đầu mùa xuân thay lá, hoa màu trắng rất đẹp. Gỗ trắc, thơm và có tỉ trọng nặng hơn gỗ bình thường. Vân gỗ đẹp, rất được ưa chuộng để làm đồ dùng theo phong thuỷ. Loài cây này chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (gọi là Hoàng (hay huỳnhđàn Việt Nam).
Gỗ trắc thối cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối. Gỗ trắc thối chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn tuyệt đẹp. Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Những năm gần đây, có một số nhà giàu đổ xô săn lùng trắc thối (gỗ sưa) để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ sưa có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy.
Do đặc điểm hoa trắng, có mùi thơm, tán rộng, cho nên người ta có thể trồng làm cảnh tại các đường phố. Nghe nói theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì gỗ cây này còn được sử dụng cùng với dạ dày nhím làm vị chính trong đơn thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Có nơi còn chiết suất một số chất có trong gỗ sưa này để chế thuốc chữa ung thư dạ dày. Do được thổi lên giá rất cao.
Bạn đang xem: Vì sao cây sưa lại đắt
*
* *
Thực tế, đối với người Trung Quốc gỗ sưa Việt Nam và gỗ sưa Hải Nam là hai loại gỗ rất quý, gọi là Hoàng Hoa Lê , có sách còn gọi là Hoàng Đàn Việt Nam , Tử Đàn , Việt Nam Đàn ...
Chiếc giường cổ được làm bằng gỗ sưa tại Trung Quốc .
Từ xa xưa : trong hai cuốn sách “Bác vật yếu lãm” và “Bản mục thập di” viết rằng, gỗ sưa của người Giao Chỉ, gọi là hoàng hoa lê, là loại gỗ tốt nhất. Gỗ đỏ mà tinh tế, sắc đỏ tím, hương dịu nhẹ, vân gỗ như mặt quỷ.
Chiếu gỗ sưa
Loại gỗ sưa thường được làm bàn ghế, giường tủ và những đồ dùng hàng ngày của vua chúa và những gia đình quyền quý. Làm đồ gia dụng, các thợ mộc phải biết tận dụng sắc màu đỏ tía quyền quý và vân gỗ kỳ lạ của nó.
Từ thời Đường, loại gỗ này đã được vua chúa ưa chuộng, làm đủ các loại giường, tủ, bàn ghế. Thời đó, ngoài vàng bạc châu báu thì vùng đất Giao Chỉ thường cống nạp cho triều đình gỗ hoàng hoa lê. Chiêm Thành, Chân Lạp cũng thường cống nạp cho triều Đường loại gỗ này. Từ điển Baike (từ điển tra cứu lớn của Trung Quốc) viết, sưa đỏ là loại cây điển hình ở Việt Nam. Với người Trung Quốc, đây là loại cây mới, vì không có tên quốc tế chính thức. Theo thường lệ, để đặt tên cho một loại cây, loại cây đó phải có mẫu ở vườn thực vật Hoàng gia Anh quốc. Cây này không có tên trong Vườn thực vật hoàng gia Anh, nên không biết gọi thế nào. Người Trung Quốc tạm gọi nó là tử đàn hoặc Việt Nam đàn. Người Trung Quốc dùng loại gỗ này làm đồ gia dụng. Nơi chế tác gỗ sưa nổi tiếng nhất là Tô Châu. Tại vùng này, nghề mộc đã tạo ra một trường phái gọi là “đồ gia dụng kiểu Tô Châu”, chỉ làm bằng gỗ sưa. Theo cuốn từ điển này, gỗ sưa được dùng nhiều trong các gia đình quyền quý thời Minh, Thanh. Cuốn “Trung dược đại từ điển” viết rằng, gỗ sưa có tác dụng cầm máu, giảm đau, chống cao huyết áp, bệnh đường ruột. Cuốn “Bản thảo cương mục” liệt kê tác dụng của gỗ sưa: nhuận khí, không độc, có thể cầm máu, chữa bệnh tim.
Từ Hải (cuốn từ điển lớn nhất Trung Quốc) ghi: gỗ sưa có tác dục hoạt huyết, giảm đau. Các sách này cũng nói rằng, gỗ sưa chỉ dùng phối hợp với các loại dược liệu khác mới có tác dụng, nhưng lại không thấy sách nào mô tả cách chế biến. Theo báo chí Trung Quốc, thì những người buôn bán gỗ sưa thường nhấn mạnh rằng, gỗ sưa có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là những bệnh nan y, thậm chí trị được “bệnh âm” khi sử dụng đồ dùng gỗ sưa, nhằm nâng cao tính huyền bí và giá trị của nó.
Tuy nhiên, Khoa học hiện đại của Trung Quốc lại khẳng định gỗ sưa không hề có tác dụng chữa bệnh.
Xem thêm: File .Dwg Là Gì ? Phần Mềm Đọc File Dwg Miễn Phí Top 7 Phần Mềm Đọc File
Như vậy, hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau liên quan tới việc gỗ sưa có tác dụng chữa bệnh... Nhưng có một thực tế là gỗ sưa ngày càng hiếm, quý và vẫn đang được người Trung Quốc săn lùng tại Việt Nam với giá rất cao.
Đa số ý kiến cho rằng gỗ sưa ở Trung Quốc đắt là vì, loại gỗ này thường được vua chúa, quan lại ngày xưa ưa chuộng. Chỉ những người có công lao lớn, được phong tước, mới được thưởng đồ làm từ gỗ này. Do đó, trong tâm thức người Trung Quốc, sản phẩm từ gỗ này sẽ nâng cao vị thế cho chủ nhân. Chính vì lẽ đó, những người giàu Trung Quốc ráo riết săn lùng các sản phẩm gỗ sưa đỏ Hải Nam. Tuy nhiên, để có được một cây sưa, phải mất hàng trăm năm, mà nguồn gỗ sưa Hải Nam đã cạn kiệt, nên thương lái chuyển sang tìm kiếm gỗ sưa ở Việt Nam và đã tạo ra cơn sốt gỗ sưa ở Việt Nam kéo dài nhiều năm nay.
Trên Tinh Hoa Thời Báo, có đăng quảng cáo rất nhiều loại gỗ sưa, cả của Việt Nam và Hải Nam. Vào mục rao vặt của tờ báo này, có thể biết rõ giá trị của các sản phẩm từ gỗ sưa.
Thanh gỗ Sưa (Hoàng Hoa Lê) tại Trung Quốc được niêm yết giá bán 398 vạn Tệ (tương đương khoảng 14 tỷ đồng VN).Chiếc ấm pha trà, bé bằng nắm tay, làm từ gỗ sưa Việt Nam có giá 6 triệu đồng, bình đựng trà 10 triệu đồng… Thật choáng váng khi 2 chiếc ghế mảnh khảnh bằng gỗ sưa đỏ Hải Nam, niên đại thời Thanh, có giá tới 480 vạn tệ,...
*
* *
Hiện nay gỗ sưa đang bị tận diệt khai thác. Theo IUCN thì cấp đe dọa của nó hiện nay là VU A1cd = sắp nguy cấp (năm đánh giá 1997). Ở Việt Nam, gỗ sưa thuộc nhóm 1A là nhóm đặc biệt quý hiếm. Vì vậy việc bảo vệ cây gỗ sưa tại Việt Nam đang là một việc rất đáng lo ngại. Cây gỗ sưa nhân giống không khó nên hàng chục vạn cây đã được nhân giống tại nhiều nơi để bán cho người trồng.
Tuy nhiên, người ta không nghĩ rằng gỗ sưa, nhất là gỗ sưa đỏ tuy có nhiều ứng dụng nhưng phải trồng hàng trăm năm gỗ mới có giá trị cao.
(sư tập các nguồn)
KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH MẠNH KHỎE - HẠNH PHÚC - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH
------------------------------------------------------------------------
Công ty cổ phần Mỹ nghệ Hải Minh