Biện Pháp Tu Từ Là Gì vuidulich.vn

Or you want a quick look: Biện pháp tu từ là gì? Mục đích biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ là gì? Kiến thức về biện pháp tu từ khá đa dạng & phong phú khiến các bạn học sinh rất dễ nhầm lẫn và xác định sai trong các bài kiểm tra. Đừng lo lắng, Làm sao sẽ giúp bạn hệ thống toàn bộ kiến thức liên quan đến biện pháp tu từ là gì? Cùng những ví dụ & cách phân biệt dễ hiểu, dễ ghi nhớ qua bài viết này!

Biện pháp tu từ là gì? Mục đích biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu hoặc cả đoạn văn bản) theo ngữ cảnh nhằm mục đích tăng tính gợi hình, gợi cảm diễn đạt. Qua đó tạo ấn tượng cho những người đọc hình dung rõ nét về hình ảnh, cảm nhận cảm xúc chân thực.

Bạn đang xem: Biện pháp tu từ là gì

*Các biện pháp tu từ làm tăng tính gợi hình, gợi cảm biểu đạt trong câu

Trong tiếng Việt, biện pháp tu từ rất đa dạng, phong phú và được sử dụng để tăng tính thẩm mĩ, tạp dấu ấn riêng cho mỗi tác phẩm. Tác giả có thể dùng một hoặc kết hợp nhiều biện pháp tu từ khác nhau để biểu đạt, bày tỏ cảm xúc của mình.

READ  Hot girl Linda là ai? Tiểu sử 'thánh chửi' Linda và Quá trình nổi tiếng của cô Cẩm Lan

Các biện pháp tu từ trong văn bản

Biện pháp tu từ gồm 2 loại biện pháp tu từ về câu hoặc theo cấu trúc và được thể hiện theo các dạng như sau:

Biện pháp tu từ so sánh

Là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc hay hiện tượng khác có đặc điểm, tính chất tương đồng nhằm tăng tính gợi hình gợi cảm cho biểu đạt. Qua đó giúp người đọc dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc được nhắc đến và miêu tả một cách cụ thể sinh động.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ What Có Nghĩa Là Gì ? Góc Tò Mò Giải Đáp Crush Là Gì

Biện pháp tu từ so sánh thường được áp dụng nhiều trong truyện ngắn, tiểu thuyết hay thơ ca và được chia thành hai dạng:

So sánh ngang bằng: Ví dụ: Tóc đen như gỗ munSo sánh không ngang bằng: Những ngôi sao thức ngoài kia, chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh gồm 2 sự vật có điểm tương đồng và thường sử dụng các từ so sánh như (như, giống như, không bằng, cặp từ bao nhiêu… bấy nhiêu).

Biện pháp tu từ nhân hóa

Nhân hóa là sử dụng những từ ngữ vốn được gọi, tả về con người để tả hoặc gọi con vật, đồ vật hay cây cối trở nên gần gũi, thân thuộc và biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người. Tu từ nhân hóa cũng giúp cho lời văn thơ tăng tính biểu cảm, đối tượng hiện ra gần gũi, sinh động và có hồn hơn.

READ  LISA là ai? Nữ idol Gen 3 với thành công ấn tượng nhất Kpop

*Biện pháp tu từ nhân hóa

Để làm được bài tập về tu từ nhân hóa, các bạn cần phân biệt được các dạng này như sau:

Dùng từ ngữ chỉ người để gọi vật. Ví dụ Chú gà trống, chị ông Nâu, ông Mặt trời… Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động con người để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật. Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận,

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Ẩn dụ là tu từ gọi tên sự vật sự việc này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng, đặc điểm chung với nó. Cách diễn đạt hàm súc, có tính biểu đạt cao, cô động gợi những liên tưởng sâu sắc. Biện pháp tu từ ẩn dụ gồm 4 loại với những ví dụ minh hoạt như sau:

Ẩn dụ hình thức: Người viết hoặc người nói giấu đi một phần ý nghĩa dựa trên nét tương đồng về hình thức. Ví dụ: “Về thăm quê Bác làng Sen/ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng“. Thắp và nở đều có điểm chung về hình thức thức chỉ sự phát triển, tạo thành . Thắp là ẩn dụ cách thức chỉ hoa râm bụt nở hoa.Ẩn dụ cách thức: Gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng về cách thứcVí dụ: “Uống nước nhớ nguồn”. Ẩn dụ về phẩm chất: Tương đông về phẩm chấtVí dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền“Trong phép ẩn dụ này, thuyền chỉ người con trai và bến là người con gái vì chúng đều có điểm chung về phẩm chất. Ẩn dụ chuyển đỏi cảm giác: Miêu tả tính chất, đặc điểm sự vật được nhận biết bằng giác quan này những được miêu tả qua từ ngữ dùng cho các giác quan khác. Ví dụ: “Ngày ngày đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
READ  Acy Là Ai - Một Chút Về Việt Dragon Rapper Lắm

Biện pháp tu từ hoán dụ

Là biện pháp tu từ gọi tên các khái niệm, sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho cách diễn đạt. Các dạng tu từ hoán dụ thường được chia thành 4 loại gồm: Lấy một bộ phận chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu sự vật để chỉ sự vật, lấy cái cụ thể để làm rõ cái trừu tượng.

Ngoài ra, còn có rất nhiều loại biện pháp tu từ khác như: Nói quá; Nói giảm nói tránh; Điệp từ, điệp ngữ; Chơi chữ, Tương phản hay Liệt kê và rất nhiều biện pháp tu từ khác. Cách phân biệt các tu từ này không quá khó khăn mà chỉ học theo kiến thức sách giáo khoa là chúng ta có thể làm được.

Trên đây là những kiến thức tổng quan về khái niệm biện pháp tu từ là gì? Các dạng biện pháp tu từ thường gặp trong các bài kiểm tra mà các bạn học sinh cần nắm vững. Trong quá trình làm bài tập, có vấn đề gì cần thắc mắc đừng ngần ngại hãy để lại câu hỏi để mọi người cùng giải đáp giúp nhé!

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply