Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đã có rất nhiều tấm gương phụ nữ đứng lên dựng cờ khởi nghĩa. Và cách đây 1770 năm, vào năm 248, cuộc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Đông Ngô ở vùng Cửu Chân đã nổ ra dưới sự lãnh đạo của người con gái họ Triệu – Triệu Thị Trinh.
Cuộc khởi nghĩa này đã có ảnh hưởng lan rộng trong cả Giao Châu, thúc đẩy tinh thần phản kháng, chống đồng hóa của cả dân tộc và thực sự đã làm thức tỉnh nhân dân cả nước, tạo ra những bước chuyển biến mới trong nhận thức tư tưởng và hình thái đấu tranh giải phóng dân tộc trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
Bạn đang xem: Vì sao bà triệu thua trận
Triệu Thị Trinh (còn gọi là Triệu Ẩu) sinh năm 225 tại huyện Ninh Hóa, quận Cửu Chân (nay thuộc tỉnh Thanh Hoá) trong một gia đình hào trưởng. Bà là một phụ nữ có tướng mạo kỳ là, người cao lớn, vú dài ba thước. Tính tình vui vẻ, sức khỏe phi thường và trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, làm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên đầu giáng xuống huyệt làm con voi lạ gục đầu xin quy thuận.
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu Thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai là Triệu Quốc Đạt nhắn về nhà chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng là tì thiếp người ta”.
Triệu Thị Trinh cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt tập hợp lực lượng, tiến hành khởi nghĩa tại vùng núi Quan Yên, Nông Cống, chỉ trong thời gian ngắn, quân đội lên đến vài vạn người. Không may, Quốc Đạt mắc bạo bệnh mất. Quân lính tiến cử Triệu Thị Trinh lên nắm quyền chống lại quân Ngô. Khi ra trận Bà thường mặc áo vàng ngồi trên đầu voi, uy phong lẫm liệt, quân lính gọi Bà là “Nhụy Kiều tướng quân”.
Lúc đầu, quân Ngô coi thường, vì thấy Bà chỉ là phận gái, liễu yếu đào tơ, nhưng khi lâm trận thấy Bà luôn thân chinh đi đầu, chỉ huy quân lính, đánh giặc như vào chỗ không người, chúng lo sợ, không dám đối đầu, thấy Bà xuất hiện thường bỏ trốn. Quân Ngô ca ngợi Bà là “Lệ Hải Bà Vương”, truyền nhau câu nói:
Vung tay đánh cọp xem còn dễ,
Đối diện Bà Vương mới khó sao.
Xem thêm: 3 Con Giáp Sau 26 Tuổi Là Tuổi Con Gì, Tử Vi Tuổi Ất Hợi 2020
Từ đó, uy danh của Bà Triệu ngày càng lớn, Vua Ngô là Tôn Quyền phải vội vàng cử ngay Lục Dận là Đốc quân Đô úy Hành Dương giữ chức Thứ sử Giao Châu, đem đội quân hùng mạnh để trấn áp khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo. Trong vòng 5, 6 tháng đối đầu, đã diễn ra hơn 70 trận đánh, phần lớn quân Ngô đều thua chạy tan tác. Lục Dận phải đưa quân cố thủ trong thành. Bà Triệu cho quân vây thành, mấy tháng trời không sao hạ nổi. Sau đó, Lục Dận liền dùng của cải để mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm chia rẽ và suy yếu lực lượng nghĩa quân. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị cô lập bao vây chỉ đứng vững trong hơn 2 tháng. Thua trận, bà phi ngựa chạy thẳng đến vùng Bồ Điền (nay là xã Phú Điền), huyện Hậu Lộc, lên núi Hối Sơn rồi tuẫn tiết, khi đó mới 23 tuổi.
Đến thời Tiền Lý Nam đế (544-548), Bà Triệu hiển thánh âm phù Nhà vua đánh giặc Lâm Ấp, thắng trận trở về, Lý Nam Đế lập miếu thờ tại xã Phú Điền, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, phong Bà là “Bật chính Anh liệt Hùng tài Trinh nhất phu nhân”.
Đến nay, chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ III vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của dân tộc Việt Nam.
Và rằng, cho dù cuộc khởi nghĩa chỉ diễn ra trong vài tháng rồi thất bại nhưng đã thể hiện ý thức độc lập tự chủ của dân tộc Việt trên con đường hình thành, phát triển, đã được tôi luyện và trưởng thành trong những thử thách khốc liệt nhất, mà tiêu biểu là khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 và tiếp theo là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248. Tinh thần quật cường bất khuất mãi được tiếp nối và âm ỉ nung nấu trong lòng mỗi người dân đất Việt, để rồi có dịp bùng lên, biến thành bão táp quét sạch ngoại xâm, giành lại chủ quyền dân tộc, khai sáng kỷ nguyên độc lập, tự chủ của Việt Nam ở thế kỷ X.