Or you want a quick look: Những nguyên nhân khiến pin bị “chai”
Pin “chai” là biểu hiện của những quả pin đã dùng một thời gian dài dẫn đến các hiện tượng như sạc không vào điện, pin đầy nhưng vẫn sập nguồn, pin dùng nhanh hết…
Những nguyên nhân khiến pin bị “chai”
Sử dụng sạc không chính hãng, không đúng điện áp
Các nhà sản xuất thường tặng kèm một bộ sạc tiêu chuẩn khi bán và khuyến cáo người dùng không sử dụng bộ sạc không rõ nguồn gốc. Một số thiết bị sạc “dỏm” được thiết kế các bảng mạch ngăn chặn pin hấp thụ toàn bộ lượng điện năng từ sạc ngoài, làm thiết bị của bạn sạc pin lâu hơn.
Bạn đang xem: Chai pin tiếng anh là gì
Thường xuyên sử dụng cạn kiệt nguồn pin
Bạn có biết, nếu bạn sạc pin khi ở mức dưới 10% thì khả năng pin sẽ bị “chai” một phần do trong pin có xảy ra phản ứng hóa học, gây chết các tế bào năng lượng trong pin. Với mức năng lượng càng thấp thì đồng nghĩa với việc pin sẽ “chai” nhiều hơn, năng lượng trong pin tích tụ khi đầy ít hơn, dẫn tới giảm thời gian sử dụng. Hãy cố gắng sạc pin trước khi xuống mức 10%.
3. Vừa sạc pin vừa dùng quá lâu
Thực tế bạn vẫn có thể dùng nhưng đây là một việc nên hạn chế. Vì khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị sẽ khiến nhiệt độ thân máy lên cao, kéo theo nhiệt độ pin cao, ảnh hưởng đến độ bền của pin. Đồng thời, khi nhiệt độ máy lên quá cao có thể gây nguy hiểm cho bạn.
Ngay khi phát hiện laptop của bạn có triệu chứng bị chai pin, điều trước tiên cần làm là bạn phải đánh giá chính xác dung lượng pin đã bị hao hụt là bao nhiêu. Để kiểm tra bạn cần sử dụng các phần mềm như HWiNFO, Batterybar (dùng cho windows) hoặc Coconut Battery (dùng cho máy MAC). Việc này sẽ giúp bạn so sánh công suất tối đa, thời gian hoạt động pin hiện tại của bạn với một quả pin mới để bạn có thể chuẩn bị phục hồi, cải thiện pin hay thay thế một quả pin khác tốt cho laptop của bạn.
Hướng dẫn phục hồi chai pin Laptop
Thông thường người dùng thường sai hoặc chưa biết cách giữ cho thời gian hoạt động của pin Laptop đạt trạng thái lâu nhất sau mỗi lần sạc. Sau đây là những kinh nghiệm và những bước bạn có thể áp dụng trên Laptop để đạt hiệu suất pin cao nhất cũng như giảm đi độ chai pin của Laptop.
B1. Nếu như Pin có thể tháo rời, bạn hãy tháo pin ra khỏi máy tính xách tay của bạn.
B2. Bọc pin trong một cái khăn và đặt nó trong một túi nhựa kín không thấm nước.
B3. Đặt pin trong ngăn tủ đông của tủ lạnh trong ít nhất 12. Càng lâu căng tốt!
B4. Lấy pin ra từ tủ đông và để nguyên tình trạng trong điều khiện bình thường khoảng 10 giờ, cho đến khi pin nguội hoàn toàn.
B5. Lấy pin khỏi túi và bạn hãy làm khô hoàn toàn pin nếu như bị ẩm.
B6. Đặt lại pin vào laptop nhưng KHÔNG MỞ máy tính lên. Cắm sạc điện cho laptop đến khi pin đầy.
B7. Sau khi sạc đầy, bạn ngắt kết nối với bộ sạc nguồn và khởi động máy tính. Phương pháp này có thể hồi phục từ 60 đến 90$% năng lượng pin vốn có. Bây giờ bạn hãy sử dụng cạn pin và nạp lại đầy đủ trong vài lần tiếp theo.
B8. Vô hiệu hóa các mục như bảo vệ màn hình (screensaver), chế độ ngủ (sleep) và độ sáng màn hình (brightness).
B9. Khi laptop còn lại khoảng 3% pin thì bạn hãy gắn sạc điện vào máy tính và hãy sạc qua đêm. Hôm sau hãy sử dụng đến khi Laptop còn 3% và lại sạc tiếp 8 giờ nữa.
Phương pháp thay thế giá rẻ – “thay thế cell trong pin”
Đây là cách làm yêu cầu bạn cần hiểu biết một chút về điện và điện tử. Xem thêm: Rạp Yamaha Why Not Là Gì - Giới Trẻ Sài Gòn Trải Nghiệm Phòng Chiếu Yamaha
B1. Rút dây sạc nguồn, tháo quả pin bị chai ra khỏi laptop hoặc quả pin nào bạn muốn thực hiện việc thay thế.
B2. Tách vỏ pin bằng dao mỏng hoặc tuốc nơ vít dẹp. Bạn hãy thực hiện chậm rãi và thận trọng vì bên trong pin còn có cả những mạch điện và chip điều khiển.
B3. Sau khi mở vỏ pin ra, bạn cần tìm hiểu loại cell pin đang dùng. Các thông số được in trên các viên pin cùng các mối hàn do nhà sản xuất thực hiện. Nhớ vị trí những đầu nối và mạch điện.
B4. Tìm mua pin thay thế là loại pin tốt, dòng có milliamp cao hơn các viên pin cũ và có thương hiệu. Bạn có thể tham khảo trên thị trường có bán các cell pin rời để thay thế. lưu ý mua theo bộ cell tương ứng với số cell quả pin của bạn (4/6/9 cell), giá thông thường khoảng 60.000-90.000 đồng/viên, hàng chính hãng có thể đắt hơn, khoảng 100.000 – 150.000đ/viên. Bạn có thể nhờ cửa hàng đóng sẵn thành từng cặp về thay.
Tiếp theo hãy sử dụng Volt kế để chắc chắn là cá viên pin đã xả hết năng lượng, nếu không nếu khi bạn gỡ chúng ta sẽ bị sốc điện. Sử dụng mỏ hàn để gỡ các viên pin cũ khỏi mạch điện. Chú ý mạch điện và pin rất khắc với nhiệt độ cao.
Dùng mỏ hàn lần lượt mở các mối hàn để lấy pin bị chai ra khỏi mạch điện.
B5. Hàn các viên pin mới lại với nhau, bạn phải lưu ý rằng các viên pin được hàn nối lại với nhau như sơ đồ các viên pin cũ một cách chính xác. Lưu ý đảm bảo an toàn cho bạn, kết nối pin và các mạch điện chính xác.
B6. Kiểm tra lại lần cuối xem các mối nối và dây điện có được hàn chính xác vào các cực của điện áp hay không. Có thể sử dụng băng keo để dính chặt lại các mối hàn.
Dùng băng keo dính nhỏ lấp các mối hàn điện
B7. Lắp lại quả pin vào laptop sau đó cắm sạc và sử dụng bình thường.
*Lưu ý:
– Khi sạc pin, bạn nên cắm đầu nguồn điện trước, sau đó mới cắm đầu sạc vào laptop sau.
– Khi sạc phải sạc liên tục, không được tháo và cắm nguồn bất chợt.
– Xoay vòng sử dụng pin liên tục: điều này có nghĩa là bạn nên sạc đầy rồi dùng kiệt, ít nhất 1 tuần 1 lần.
Các loại pin laptop trên thị trường
Nếu bạn không biết nhiều về điện tử thì nên mua pin mới thay vì khắc phục những viên pin đã bị chai.
Hiện nay trên thị trường có các loại pin phổ biến sau:
Pin thay thế (Replace/ Rechargeable Battery):thường được gọi là pin OEM, phổ biến nhất hiện nay, nhất là ở các cửa hàng chuyên thay pin “nhỏ, lẻ” ở các khu chợ bán hàng điện tử có xuất xứ từ Trung Quốc. Pin này được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc ít tên tuổi, không đăng ký bản quyền chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng không theo bất kỳ tiêu chuẩn nào và tất nhiên là độ an toàn khi sử dụng rất thấp. Tuy nhiên, giá cả phải chăng phù hợp với người dùng không dư giả tiền bạc, chỉ từ 350.000đ/pin.
Pin “zin”loại pin được các cửa hàng máy tính, trung tâm chuyên bán hàng điện tử, công nghệ lớn đặt hàng sản xuất từ các công ty sản xuất pin “có tiếng”. Chất lượng tốt hơn pin OEM, gần ngang ngửa với loại pin chính hãng. Tuy nhiên, thông số trên sản phẩm cũng mang tính chung chung, chưa thực sự rõ ràng nguồn gốc từ chính hãng. Dù vậy, thiết kế chắc chắn hơn và mức giá tương đối chấp nhận được, từ 800 đến 1,2 triệu đồng.
Pin chính hãng (Original Products)sản xuất bởi chính các hãng laptop như Dell, Sony, Toshiba, Acer, Asus, HP, Lenovo, IBM,…Tất cả pin chính hãng đều được sản xuất đồng bộ với laptop và được đính kèm nhãn hiệu của nhà sản xuất đó. Chất lượng theo tiêu chuẩn chính hãng toàn cầu. Song, trên thị trường thì số lượng lại rất ít vì phải nhập trực tiếp từ nước ngoài về và nếu có thì giá rất cao, trên dưới 1,5 triệu đến hơn 2 triệu đồng.