Giới thiệu Tin tức Hoạt động khuyến nông Thông tin hỗ trợ Văn bản Thư viện
Chi phí sản xuất cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho hiệu quả sản xuất lúa thu được thấp. Để góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân; vụ Hè Thu 2018 Trung tâm Khuyến nông xây dưng các mô hình áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm” vào sản xuất lúa. Chương trình “1 phải 5 giảm” là tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa được phát triển từ chương trình "3 giảm, 3 tăng. Một phải là phải dùng giống tốt, giống xác nhận, còn 5 giảm gồm giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch (thu hoạch bằng máy gặt đặp liên hợp và sử dụng biện pháp sấy) và cộng với ba giảm trước đây của “3 giảm, 3 tăng” là giảm lượng giống gieo sạ; giảm phân đạm và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Để bà con nông dân áp dụng thành công kỹ thuật này, chúng tôi xin giới thiệu các nội dung của chương trình, cụ thể như sau:
* 1 phải
Phải sử dụng giống lúa cấp xác nhận hoặc nguyên chủng mà ngành Nông nghiệp địa phương khuyến cáo đưa vào sản xuất. Không sử dụng lúa thịt để làm giống.
Bạn đang xem: 1 phải 5 giảm là gì
* 5 giảm
- Giảm lượng hạt giống: Mật độ gieo sạ thích hợp sẽ đạt năng suất tối đa. Nếu mật độ sạ quá dày sẽ tốn nhiều giống, phân bón, cây lúa mềm yếu, dễ đổ ngã nên năng suất giảm, chi phí tăng. Thực tế nhiều bà con nông dân tiến hành sạ dày với suy nghĩ sạ dày thì lúa sẽ cho , nhiều bông hoặc sạ dày để trừ hao do sâu bệnh và dịch hại (ốc bươu vàng, chuột cắn phá…). Tuy nhiên, số bông thường tỉ lệ nghịch với số hạt trên bông và trọng lượng hạt. Khi tăng mật độ sạ, số bông trên đơn vị diện tích sẽ tăng nhưng số hạt trên bông và trọng lượng hạt lại giảm. Bên cạnh đó, khi sạ dày bà con nông dân sẽ phải đối mặt với nguy cơ có nhiều sâu bệnh hơn; sẽ tốn một lượng thuốc hóa học để diệt trừ và tốn lượng phân bón lớn để nuôi số chồi vô hiệu. Khi mật độ sạ giảm sẽ cho chồi lúa to, cứng, lá đứng thẳng, bộ rễ phát triển mạnh, hạt mẩy, chắc, năng suất và chất lượng chắc chắn sẽ hơn.
Lượng giống khuyến cáo 80-100kg/ha.
Giảm lượng hạt giống là biện pháp quan trọng đầu tiên trong gói kỹ thuật “1 phải 5 giảm”. Có thể thấy, khi giảm lượng hạt giống và tiến hành sạ với mật độ hợp lý, tình hình sâu bệnh sẽ giảm hơn so với sạ dày; đây là cơ sở để bà con có thể giảm lượng thuốc BVTV, giảm lượng phân đạm và tiết kiệm nước.
- Giảm bón dư thừa phân đạm: Bón phân cân đối hợp lý giúp cây lúa khỏe, hạn chế dịch hại, năng suất tối ưu. Nếu thừa phân đạm, cây lúa sẽ mềm yếu, nhiễm nhiều sâu bệnh, dễ đổ ngã. Liều lượng, thời gian bón phân tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, mùa vụ và sự sinh trưởng của cây lúa.
- Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
+ Nguyên tắc chung: tận dụng sự đa dạng của thiên địch trong tự nhiên xuất hiện sớm trong ruộng lúa để khống chế dịch hại ở dưới mức phòng trừ.
+ Không phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn đầu (40 ngày sau sạ trong vụ Đông Xuân và 20-30NSS vụ Hè Thu) nhờ khả năng đền bù của cây lúa cho những thiệt hại sâu hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh thấp.
+ Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi thật sự cần thiết, phải tuân thủ theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương và theo nguyên tắc 4 đúng.
- Giảm lượng nước tưới
Cây lúa không phải luôn luôn cần ngập nước. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa, nên điều tiết nước theo quy trình sau: (không áp dụng ruộng bị nhiễm chua phèn, mặn)
+ Giai đoạn sau sạ: để ruộng đủ ẩm
+ Giai đoạn cây lúa 2-3 lá: giữ mực nước khoảng 1-3cm, giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển. Giữ nước trong ruộng ở giai đoạn này còn hạn chế được sự mọc mầm của các loài cỏ.
Xem thêm: Vpbank Là Ngân Hàng Gì ? Ngân Hàng Vpbank Có Tốt Không? Vpbank Là Ngân Hàng Gì
+ Giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ: áp dụng tưới “ướt khô xen kẻ”. Cho nước vào ngập khoảng 3-5cm và đến khi nào thấy mặt nước trong ruộng rút khô (không để nứt chân chim) thì bắt đầu cho nước vào ruộng lại. Tưới nước theo phương pháp này sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào trong đất, vừa chống đổ ngả, vừa dễ thu hoạch
+ Cuối giai đoạn lúa đẻ nhánh: tháo nước hoàn toàn phơi mặt ruộng đến khi nứt nẻ chân chim nhằm hạn chế đẻ nhánh vô hiệu và giúp bộ rễ bám sâu vào đất.
+ Giai đoạn bắt đầu làm đòng – trổ: luôn giữ nước trong ruộng khoảng 1-3cm, đây là giai đoạn cây lúa rất cần nước, nếu thiếu nước sẽ giảm số hạt bông, số hạt lép nhiều.
+ Giai đoạn lúa ngậm sữa: áp dụng phương pháp tưới “ướt khô xen kẻ”
+ Giai đoạn lúa chín hoàn toàn – thu hoạch: tháo nước để ruộng khô giúp lúa chín tập trung và dễ thu hoạch.
- Giảm thất thoát sau thu hoạch:
+ Gặt: Đúng độ chín (85-90% số hạt lúa trên bông chuyển sang màu vàng).
+ Phơi: Hạn chế phơi lúa ngoài đồng, trên lộ giao thông.
+ Bảo quản: hạt lúa có độ ẩm 13-14%, lúa sạch, hạt chắc và khô đều, đựng vào bao bì kín khí giúp chống ẩm và cất giữ phòng chống côn trùng, chuột cắn phá…
Trong điều kiện “giá cả leo thang” như hiện nay mọi khoản phí đều tăng thì việc áp dụng “ 1phải 5 giảm” trên đồng ruộng là rất thiết thực, bên cạnh lợi ích kinh tế, chương trình còn góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tác động đến sự biến đổi khí hậu do hoạt động sản xuất lúa gây ra./.