Vì Sao Phải Mã Hóa Thông Tin, Tại Sao Cần Mã Hóa Dữ Liệu Hóa Đơn Điện Tử vuidulich.vn

Or you want a quick look: Tầm quan trọng của Mã hóa dữ liệu

Mục lục

Tầm quan trọng của Mã hóa dữ liệuCác phương pháp mã hóaỨng dụng Mã hóa dữ liệu trong thời đại sốMã hóa dữ liệu Hóa đơn điện tử – Cần chú trọng nhiều hơn

Mã hóa dữ liệu hóa đơn điện tử đang được ứng dụng rất nhiều trong thời đại ngày nay. Vậy lý do gì khiến mã hóa dữ liệu trở nên phổ biến đến vậy?

Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà Internet mang lại cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Internet cũng là nơi các thông tin hay dữ liệu cá nhân khi lưu chuyển trên không gian mạng có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào. 

Khi đó, việc mã hóa dữ liệu là giải pháp hàng đầu nhằm bảo vệ dữ liệu an toàn. Tuy nhiên, mã hóa dữ liệu là gì, chức năng của nó ra sao, tôi sẽ giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Vì sao phải mã hóa thông tin

Tầm quan trọng của Mã hóa dữ liệu

Mã hóa dữ liệu là gì?


*

Mã hóa dữ liệu đang ngày càng phổ biến và phát triển.

Mã hóa dữ liệu (Data Encryption) là quá trình biến đổi thông tin từ hình thái này sang hình thái khác nhờ các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn các truy cập bất hợp pháp từ những người không phận sự. 

Quá trình này khiến các thông tin dữ liệu thông thường (Plaintext) có thể đọc và hiểu được chuyển đổi sang thông tin không thể hiểu theo các cách thông thường. Người ta gọi dữ liệu lúc này đã bị mã hóa (Ciphertext). Lúc này, Chỉ những người có quyền truy cập vào khóa giải mã hoặc có mật khẩu mới có thể đọc dữ liệu.

Chức năng chính của Mã hóa dữ liệu

Chức năng chính của mã hóa dữ liệu là bảo vệ thông tin cho cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta không thể đảm bảo bảo mật tuyệt đối các dữ liệu khỏi các cuộc tấn công của Hackers. 

READ  Line Up là gì và cấu trúc cụm từ Line Up trong câu Tiếng Anh vuidulich.vn

Quá trình này giúp nâng cao tính xác thực phần nào đó, toàn vẹn thông tin và không thu hồi khi các dữ liệu được lưu chuyển qua nhiều “trạm” trên mạng Internet trước khi đến đích. Cụ thể:

Tính xác thực cho phép truy xuất nguồn gốc phát của dữ liệu;Tính toàn vẹn đảm bảo dữ liệu không bị thay đổi nội dung kể từ khi được gửi đi;Tính không thu hồi: không cho phép người gửi hủy thao tác gửi dữ liệu.

Các phương pháp mã hóa

Hiện nay có 4 phương pháp mã hóa dữ liệu thông dụng nhất bao gồm:

Mã hóa dữ liệu cổ điển


*

Mã hóa dữ liệu cổ điển là một kỹ thuật đơn giản với tính an toàn không cao.

Đây là kỹ thuật đơn giản và tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Người gửi và người nhận không cần tạo khóa bảo mật mà chỉ cần biết về thuật toán giải mã.

Phương pháp mã hóa dữ liệu này có tính an toàn không cao, đặc biết nếu một bên thứ 3 biết được thuật toán mã hóa thì khả năng lộ thông tin rất cao. Trường hợp bí mật thuật toán bị rò rỉ ra ngoài hoặc kẻ xấu có thể lần mò giải ra thuật toán thì việc mã hóa trở nên vô nghĩa.

Mã hóa dữ liệu một chiều 

Mã hóa một chiều được áp dụng khi chỉ mã hóa dữ liệu mà không cần giải mã lại thành Password thật. 

Chẳng hạn, khi bạn đăng nhập vào một trang Web, mật khẩu sẽ được chuyển thành một chuỗi ký tự dài bằng một kỹ thuật với tên gọi là Hash Function (hàm băm). Chuỗi này được lưu vào cơ sở dữ liệu thay vì mật khẩu thực. 

Trường hợp Hacker có đánh cắp dữ liệu thì chúng sẽ chỉ nhận diện được chuỗi ký tự khó hiểu trên thay vì mật khẩu. Trong mỗi lần đăng nhập, Hash Function sẽ xử lý mật khẩu thật thành chuỗi ký tự và so sánh với cái đã lưu trong cơ sở dữ liệu, nếu kết quả trùng khớp thì đăng nhập thành công và ngược lại.

Mã hóa bất đối xứng

Còn được gọi là mã hóa khóa công khai, thường dùng thuật toán RSA. Khi đó, nó sử dụng đến hai khóa khác nhau gồm: một khóa công khai (Public Key) và một khóa bí mật (Private Key). Dữ liệu được mã hóa bằng khóa mà ai cũng có thể có được là Public Key nhưng để giải mã được thì người nhận phải có Private Key. Tuy nhiên tốc độ mã hóa và giải mã của phương pháp này rất chậm.

Mã hóa đối xứng


*

Mã hóa đối xứng 256 bit là phương pháp được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

READ  Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Xây Dựng ( Tải Trọng Tiếng Anh Là Gì ? vuidulich.vn

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Sơn Tĩnh Điện Tiếng Anh Là Gì, Sơn Tĩnh Điện Tiếng Anh Là Gì

Tôi cho rằng, mã hóa đối xứng là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, chỉ cần một Key giống nhau bạn đã có thể mã hóa và giải mã. Có hai thuật toán thường thấy trong kỹ thuật mã hóa này là DES và AES. 

Trong đó, DES xuất hiện từ năm 1977 và đến nay không còn sử dụng nhiều bằng AES. Thuật toán AES dùng nhiều kích thước ô nhớ khác nhau để mã hóa dữ liệu, thông dụng nhất là 128-bit và 256-bit, có một số trường hợp lên tới 512-bit hoặc 1024-bit. Kích thước ô nhớ càng lớn càng khó phá mã, bù lại cần nhiều kỹ năng để giải mã và mã hóa hơn.

Hiện nay, mã hóa 256 bit được dùng phổ biến hơn cả. Nó đề cập đến độ dài khóa của công nghệ mã hóa đối xứng, có nghĩa là khóa được tạo bởi 256 con số nhị phân (số 0 và số 1) và có 2256cách có thể kết hợp. 

Mã hóa 256-bit quá đủ để bảo vệ dữ liệu của bạn bởi ngay cả khi bạn sử dụng Tianhe-2 (MilkyWay-2), siêu máy tính nhanh nhất trên thế giới thì cũng sẽ mất hàng triệu năm để Crack mã hóa 256 bit.

Ứng dụng Mã hóa dữ liệu trong thời đại số

Vai trò quan trọng trong việc bảo mật thông tin Doanh nghiệp

Ngày nay, bảo mật thông tin là vấn đề hàng đầu đối với các doanh nghiệp và mã hóa dữ liệu là giải pháp vô cùng quan trọng để thực hiện được việc đó. Mã hóa dữ liệu giúp doanh nghiệp tránh bị lộ thông tin cho những người không liên quan hoặc sử dụng dữ liệu của mình cho các hành vi phi pháp. Bạn cũng có thể dùng mã hóa để bảo mật thông tin Email, di động, Bluetooth, các ứng dụng ngân hàng. 

Ngày nay, các dữ liệu tĩnh như hình ảnh, các tập tin lưu trong máy, ổ cứng hoặc cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp cũng được mã hóa để bảo toàn.

Các chủ Doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào việc bảo mật thông tin Doanh nghiệp


*

Các doanh nghiệp nên chú trọng bảo mật thông tin.

Hiện nay, sự thờ ơ của các lãnh đạo công ty đối với vấn đề bảo mật thông tin là nguyên nhân chủ chốt khiến các doanh nghiệp trở thành đối tượng của Hackers. Nhiều doanh nghiệp có nhận thức sai lầm rằng, họ không phải là một công ty dịch vụ tài chính, và họ không bao giờ trở thành mục tiêu của các Hackers. 

Vì vậy, họ rất chủ quan trong vấn đề bảo mật thông tin. Điều này khiến các Hackers dễ dàng đánh cắp dữ liệu quan trọng của họ. Việc bị đánh cắp hay rò rỉ thông tin sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho doanh nghiệp như: lộ thông tin của doanh nghiệp, đối tác, giao dịch, dẫn đến mất đối tác hoặc bị nhiễm Virus, tê liệt hệ thống quản lý chỉ vì để mất bảo mật thông tin. 

READ  Lời bài hát Ánh trăng tình ái - Dương Edward

Do đó, để tránh bị đánh cắp thông tin, các chủ Doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào việc bảo mật thông tin Doanh nghiệp.

Mã hóa dữ liệu Hóa đơn điện tử – Cần chú trọng nhiều hơn

Theo tôi thấy, một trong những vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần để tâm nhiều hơn, đó chính là mã hóa dữ liệu hóa đơn điện tử. 

Vì sao phải Mã hóa Hóa đơn điện tử?

Bạn biết đấy, trên mỗi hóa đơn điện tử, các nội dung bắt buộc đã biểu lộ rất rõ các thông tin, mã số thuế của hai bên bán – mua, loại hàng hóa và giá trị giao dịch. Do đó, việc bảo mật là vô cùng cần thiết, không thể bỏ qua. 

Mã hóa Hóa đơn điện tử là giải pháp giúp doanh nghiệp đảm bảo thông tin trên hóa đơn điện tử không bị lộ ra ngoài. Muốn làm được điều này, các doanh nghiệp cần lựa chọn phần mềm hóa đơn điện tử có ứng dụng công nghệ bảo mật tiên tiến, hiện đại. 

Lựa chọn phần mềm Hóa đơn Điện tử có bảo mật cao


*

ttmn.mobi là phần mềm hóa đơn điện tử có độ tin cậy cao.

Một trong những dữ liệu quan trọng cần được bảo mật đó chính là hóa đơn và lựa chọn được phần mềm tin cậy là điều mà bất cứ công ty nào cũng hướng tới. Một trong số đó là ttmn.mobi.

Hóa đơn Điện tử an toàn ttmn.mobi là phần mềm chuyên dụng cho việc phát hành, lưu trữ và quản lý hóa đơn trên hệ thống điện tử có độ bảo mật cao, giúp doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm vì việc sử dụng hóa đơn điện tử luôn được giữ an toàn. ttmn.mobi có những ưu điểm nổi bật như:

Toàn bộ cơ sở dữ liệu, hóa đơn và thông tin doanh nghiệp được lưu trữ an toàn trên hệ thống ttmn.mobi Cloud.Áp dụng công nghệ xác thực 2 lớp bằng mật khẩu (hoặc mã tra cứu) và mã OTP được gửi trực tiếp đến số điện thoại của chủ doanh nghiệp đã đăng ký tại WIFI.

Đến đây thì chắc hẳn bạn đã biết tầm quan trọng của việc mã hóa dữ liệu Hóa đơn điện tử và việc lựa chọn phần mềm hóa đơn an toàn rồi đúng không. Hãy sáng suốt chọn lựa đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử an toàn để đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn thuận lợi.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply