Or you want a quick look: Hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học
Bạn đang xem: Phạm Vi Nghiên Cứu Đề Tài Tiểu Luận, Cấu Trúc Một Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Tại ttmn.mobiPhương pháp nghiên cứu khoa học là một môn học đại cương bắt buộc đối với hầu hết sinh viên đại học, cao đẳng. Đây là một môn học đặt nền móng giúp sinh viên có những kiến thức căn bản về phương pháp nghiên cứu để từ đó phát triển tư duy, sự sáng tạo từ những kiến thức đã được học góp phần vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Và tất nhiên, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên cần hoàn thành một “nghiên cứu đầu đời” mang tên tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong bài viết này, Luận Văn 123 sẽ hướng dẫn đến bạn cách viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Các phương pháp nghiên cứu khoa họcHướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học
Là một người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học, bạn có thể trình bày bài tiểu luận của mình theo bố cục sau đây nhé.
Bạn đang xem: Phạm vi nghiên cứu là gì
Phần mở đầu
Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Khi lựa chọn bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào, bạn luôn phải đảm bảo rằng đề tài đó có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như ý nghĩa về mặt thực tiễn. Đồng thời trả lời được câu hỏi “Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu là gì?”. Chỉ khi bạn xác định được rõ vấn đề này thì người đọc mới thấy rõ được tầm quan trọng của đề tài và có hứng thú với đề tài của bạn.
Mục đích của đề tài nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên cứu bao gồm: mục đích chung và mục đích cụ thể.
Việc nêu rõ mục đích của đề tài nghiên cứu giúp người đọc hiểu được những nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm:
Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu được thực hiện ở đâu?
Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian nào?
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu bạn sử dụng có thể là phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp chuyên gia….
Phần nội dung chính của tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học
Chương 1: Các khái niệm và kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trong phần này, bạn trình bày cụ thể, rõ ràng những khái niệm và kiến thức liên quan đến đề tài mà mình nghiên cứu. Những thông tin này bạn có thể dễ dàng tìm được thông qua các sách báo, giáo trình hoặc trên mạng internet… Bạn cũng nên lưu ý không nên trình bày phần này quá dài dòng, lan man, tránh trường hợp phần lý thuyết thì quá dài mà quên mất rằng phần thực trạng và giải pháp mới là phần quan trọng nhất của bài tiểu luận nhé.
Xem thêm: Vì Sao Điện Thoại Vertu Lại Đắt Nhất Thế Giới? Sự Khác Biệt Ở Đây Là Gì?
Chương 2: Thực trạng về vấn đề cần nghiên cứu
Đối với phần này, bạn sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin để nêu rõ thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu là gì nhé. Bạn hãy như rằng thực trạng của vấn đề bao gồm cả mặt tích cực và những hạn chế yếu kém đấy. Đối với những hạn chế, yếu kém, bạn hãy phân tích nó để từ đó tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân ở đây bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, bạn hãy cố gắng phân tích thật đầy đủ nhé.
Chương 3: Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém của vấn đề nghiên cứu
Sau khi đã đánh giá được vấn đề và tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế yếu kém, từ những kiến thức và hiểu biết của bản thân cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia, bạn đưa ra các giải pháp thật hợp lý cho vấn đề mà mình đang nghiên cứu nhé. Nếu nguyên nhân có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan thì giải pháp cũng bao gồm giải pháp vi mô và giải pháp vĩ mô đấy nhé.
Phần kết luận và kiến nghị
Trong phần kết luận và kiến nghị này, bạn hãy tóm tắt lại những nội dung chính của bài tiểu luận, đưa ra ý kiến của bản thân và giải pháp áp dụng vào thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Danh mục tài liệu tham khảo
Đây là một phần không thể thiếu trong bài tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như bất kỳ văn bản học thuật nào đâu nhé. Qua việc bạn liệt kê danh mục tài liệu tham khảo, bạn thể hiện sự tôn trọng của mình đối với các tác giả, tác phẩm mà bạn sử dụng trong bài tiểu luận. Bên cạnh đó, người đọc cũng sẽ đánh giá được mức độ nghiêm túc của bạn trong việc thực hiện đề tài và chứng minh rằng bài luận văn của bạn không “đạo nhái”.
Nếu bạn chưa biết cách cách ghi tài liệu tham khảo đúng cách, XEM TẠI ĐÂY
Danh mục từ viết tắt
Chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng quá nhiều từ viết tắt trong bài tiểu luận của mình. Tuy nhiên, nếu đó là những từ viết tắt chuyên môn bạn sử dụng thì bạn cũng nên liệt kê nó thật cẩn thận, tránh trường hợp người đọc không hiểu rõ ý nghĩa của từ đó nhé.
Phụ lục (nếu có)
Trong trường hợp, bạn làm điều tra, khảo sát… hoặc có những tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài, bạn hãy bổ sung nó vào phần phụ lục của đề tài nhé.
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn bạn viết bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình viết tiểu luận của mình. Chúc bạn thành công và có kết quả cao!