Tuyển tập thơ Nguyễn Bính đặc sắc nhất

Or you want a quick look:

Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên thật là Nguyễn Trọng Bính. Ông sinh ra và lớn lên ở làng Thiện Vinh, Huyện Vụ Bảng, Nam Định. Vốn mồ côi mẹ từ nhỏ nên Nguyễn Bình phải trải qua một tuổi thơ vất vả, khó nhọc, phải tự học ở nhà.Năm 13 tuổi, ông được nhận giải khuyến khích thơ của Tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi. Sau đó, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống pháp tại Miền Nam, đến năm 1954 thì tập kết ra Bắc. Ông làm việc tại Hội văn nghệ Việt Nam, chủ bút tờ báo Trăm hoa.Về đời thơ, ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Thơ Nguyễn Bính luôn giản dị, mộc mạc, chân thành, trong sáng, nhẹ nhàng giống như ca dao trữ tình vậy. Làng quê Việt Nam được ông đưa vào thơ qua lăng kính lãng mãn nên vừa “chân quê” lại vừa trong trẻo, đẹp đẽ. Dưới đây là tuyển tập thơ Nguyễn Bính đặc sắc được hocde.vn sưu tầm lại, bạn hãy đọc và cảm nhận nhé!1. Những bóng người trên sân gaNhững cuộc chia lìa khởi từ đâyCây đàn sum họp đứt từng dâyNhững đời phiêu bạt thân đơn chiếcLần lượt theo nhau suốt tối ngày. Có lần tôi thấy hai cô gáiSát má vào nhau khóc sụt sùiHai bóng chung lưng thành một bóng“Đường về nhà chị chắc xa xôi?” Có lần tôi thấy một người yêuTiễn một người yêu một buổi chiềuỞ một ga nào xa vắng lắmHọ cầm tay họ bóng xiêu xiêu. Hai người bạn cũ tiễn chân nhauKẻ ở sân toa kẻ dưới tàuHọ giục nhau về ba bốn bậnBóng nhòa trong bóng tối từ lâu. Có lần tôi thấy vợ chồng aiThèn thẹn chia tay bóng chạy dàiChị mở khăn giầu anh thắt lại:“Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!” Có lần tôi thấy một bà giàĐưa tiễn con đi trấn ải xaTàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứngLưng còng đổ bóng xuống sân ga Có lần tôi thấy một người điChẳng biết về đâu nghĩ ngợi gìChân bước hững hờ theo bóng lẻMột mình làm cả cuộc phân ly. Những chiếc khăn màu thổn thức bayNhững bàn tay vẫy những bàn tayNhững đôi mắt ướt nhìn đôi mắt,Buồn ở đâu hơn ở chốn này? Tôi đã từng chờ những chuyến xeĐã từng đưa đón kẻ đi vềSao nhà ga ấy sân ga ấyChỉ để cho lòng dấu biệt ly?Sân ga – bến tàu là nơi bắt đầu của những cuộc chia ly. Tác giả đã lựa chọn hai hình ảnh đặc biệt này để diễn tả nỗi buồn, nỗi đau xé lòng của những cuộc chia ly. Có biết bao cuộc từ biệt đã diễn ra trên sân ga: vợ tiễn chồng, chị tiễn em, mẹ tiễn con, bạn tiễn bạn, người yêu tiễn người yêu đi xa. Có rất nhiều, rất nhiều cuộc chia ly thấm đã nước mắt đã diễn ra. Người đi hay người ở lại đều buồn thương. Hình tượng sân ga trong bài thơ có thể là hình ảnh thực có khi là hình ảnh mang tính ẩn dụ – sân ga trong lòng hồn thơ Nguyễn Bính.2. Xuân về Đã thấy xuân về với gió đôngVới trên màu má gái chưa chồngBên hiên hàng xóm cô hàng xómNgước mắt nhìn giời đôi mắt trong Từng đàn con trẻ chạy xum xoeMưa tạnh trời quang nắng mới hoeLá nõn nhành non ai tráng bạcGió về từng trận gió bay đi Thong thả nhân gian nghỉ việc đồngLúa thì con gái mượt như nhungĐầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụngNgào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng Trên đường cát mịn một đôi côYếm đỏ khăn thâm trảy hội chùaGậy trúc giắt bà già tóc bạcLần lần tràng hạt niệm nam mô3. Lỡ bước sang ngangEm ơi! em ở lại nhàVườn dâu em đốn, mẹ già em thươngMẹ già một nắng hai sươngChị đi một bước trăm đường xót xaCậy em, em ở lại nhàVườn dâu em đốn, mẹ già em thương Hôm nay xác pháo đầy đườngNgày mai khói pháo còn vương khắp làngChuyến này chị bước sang ngangLà tan vỡ giấc mộng vàng từ đâyRượu hồng em uống cho sayVui cùng chị một vài giây cuối cùngRồi đây sóng gió ngang sôngĐầy thuyền hận, chị lo không tới bờMiếu thiêng vụng kén người thờNhà hương khói lạnh chị nhờ cậy emĐêm qua là trắng ba đêmChị thương chị kiếp con chim lìa đànMột vai gánh lấy giang san…Một vai nữa gánh muôn vàn nhớ thươngMắt quầng tóc rối tơ vươngEm còn cho chị lược gương làm gì!Một lần này bước ra điLà không hẹn một lần về nữa đâuCách mấy mươi con sông sâuVà trăm ngàn vạn nhịp cầu chênh vênhCũng là thôi cũng là đànhSang sông lỡ bước riêng mình chị sao?Tuổi son nhạt thắm phai đàoĐầy thuyền hận, có biết bao nhiêu người!Em đừng khóc nữa em ơi!Dẫu sao thì sự đã rồi, nghe em!Một đi bảy nổi ba chìmTrăm cay nghìn đắng con tim héo dầnDù em thương chị mười phầnCũng không ngăn nổi một lần chị đi Chị tôi nước mắt đằm đìaChào hai họ để đi về nhà aiMẹ trông theo, mẹ thở dàiDây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ranTôi ra đứng tận đầu làngNgùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa… Trời mưa ướt áo làm gì?Năm mười bảy tuổi chị đi lấy chồngNgười ta pháo đỏ rượu hồngMà trên hồn chị một vòng hoa tangLần đầu chị bước sang ngangTuổi son sông nước đò giang chưa tườngỞ nhà em nhớ mẹ thươngBa gian trống, một mảnh vườn xác xơMẹ ngồi bên cửi xe tơThời thường nhắc: “- Chị mày giờ ra sao?” Chị bây giờ… nói thế nào?Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoangChị từ lỡ bước sang ngangTrời dông bão giữa tràng giang lật thuyềnXuôi dòng nước chảy liên miênĐưa thân thế chị tới miền đau thươngMười năm gối hận bên giườngMười năm nước mắt bữa thường thay canhMười năm đưa đám một mìnhĐào sâu chôn chặt mối tình đầu tiênMười năm lòng lạnh như tiềnTim đi hết máu mà duyên không về Nhưng em ơi! một đêm hèHoa xoan nở, xác con ve hoàn hồnDừng chân trên bến sông buồnNhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sangĐoái thương thân chị lỡ làngĐoái thương phận chị dở dang những ngàyRồi… rồi chị nói sao đây?Em ơi! nói nhỏ câu này với em…Thế rồi máu trở về timDuyên làm lành chị duyên tìm về môiChị nay lòng ấm lại rồiMối tình chết đã có người hồi sinhChị từ dan díu với tìnhĐời tươi như buổi bình minh nạm vàngTim ai khắc một chữ “nàng”Mà tim chị một chữ “chàng” khắc theoNhưng yêu chỉ để mà yêuChị còn dám ước một điều gì hơnMột lầm hai lỡ keo sơnMong gì gắn lại phím đờn ngang cungRồi đêm kia lệ ròng ròngTiễn đưa người ấy sang sông, chị vềTháng ngày qua cửa buồng theChị ngồi nhặt cánh hoa lê cuối mùa Úp mặt vào hai bàn tayChị tôi khóc suốt ba ngày ba đêmĐã đành máu trở về timNhưng khôn buộc nổi cánh chim giang hồNgười đi xây dựng cơ đồChị về giồng cỏ nấm mồ thanh xuânNgười đi khoác áo phong trầnChị về may áo liệm dần nhớ thươngHồn trinh ôm chặt chân giườngĐã cùng chị khóc đoạn trường thơ ngâyNăm xưa đêm ấy giường nàyNghiến răng nhắm mắt cau mày… cực chưa?Thế là tàn một giấc mơThế là cả một bài thơ não nùngTuổi son má đỏ môi hồngBước chân về đến nhà chồng là thôiĐêm qua mưa gió đầy giờiMà trong hồn chị có người đi quaEm về thương lấy mẹ giàĐừng mong ngóng chị nữa mà uổng côngChị giờ sống cũng bằng khôngCoi như chị đã ngang sông đắm đò.Lỡ bước sang ngang có lẽ là bài thơ nổi tiếng nhất, tiêu biểu nhất và được nhiều người yêu mến nhất trong đời thơ Nguyễn Bính. Bài thơ kể về câu chuyện của một người con gái bị cha mẹ ép gả cho người mà mình không hề yêu, phải bước chân lên xe hoa từ khi mới vừa 17 tuổi. Cô phải bỏ lại mối tình đầu tươi đẹp vừa chớm nở, bỏ lại mẹ già, bỏ lại vườn cau để đi một chuyến đi định mệnh.Đó là câu chuyện của nhân vật chị – người con gái trong bài thơ Lỡ bước sang ngang nhưng cũng là câu chuyện chung cho số phận của hàng triệu triệu người con gái khác đang sống trong chế độ phong kiến. Cái lễ giáo Tam tòng tứ đức đã khiến họ bị ràng buộc, bị đè nén, sống một cuộc đời lệ thuộc, không được tự do lựa chọn hôn nhân cho chính mình.Bài thơ thể hiện sự cảm thương sâu sắc của nhà thơ đối với nhân vật chị trong thơ, mở rộng ra là sự cảm thương đối với số kiếp của mọi người phụ nữ sống dưới chế độ phong kiến hà khắc.4. Qua nhàCái ngày cô chưa có chồngĐường gần tôi cứ đi vòng cho xaLối này lắm bưởi nhiều hoa(Đi vòng để được qua nhà đấy thôi)Một hôm thấy cô cười cườiTôi yêu, yêu quá nhưng hơi mất lòngBiết đâu rồi chả nói chòng“Làng mình khối đứa phải lòng mình đây”Một năm đến lắm là ngàyMùa thu, mùa cốm vào ngay mùa hồngTừ ngày cô đi lấy chồngGớm sao có một quảng đường mà xaBờ rào cây bưởi không hoaQua bên nhà thấy bên nhà vắng teoLợn không nuôi, đặc ao bèoGiầu không, dây chẳng buồn leo vào giànGiếng khơi mưa ngập nước trànBa gian đầy cả ba gian nắng chiều5. Gái xuân“Em như cô gái hãy còn xuân,Trong trắng thân chưa lấm bụi trần,Xuân đến, hoa mơ, hoa mận nở.Gái xuân giũ lụa trên sông Vân. Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng.Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng,Đôi tám xuân đi trên mái tóc.Đêm xuân cô ngủ có buồn không?”Mùa xuân là mừa đẹp nhất trong năm, mùa của trăm hoa đua nở, mùa của lễ hội, mùa của những lời hẹn ước lứa đôi. Em là cô gái tuổi đôi mươi căng tràn nhựa sống như mùa xuân, thẹn thùng nói chuyện vợ chồng6. Tương tư“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn ĐôngMột người chín nhớ mười mong một người.Gió mưa là bệnh của giờiTương tư là bệnh của tôi yêu nàng.Hai thôn chung lại một làng,Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?Ngày qua ngày lại qua ngày,Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.Bảo rằng cách trở đò giang,Không sang là chẳng đường sang đã đành.Nhưng đây cách một đầu đình,Có xa xôi mấy cho tình xa xôi…Tương tư thức mấy đêm rồi,Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!Bao giờ bến mới gặp đò?Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?Nhà em có một giàn giầuNhà anh có một hàng cau liên phòngThôn Đoài thì nhớ thôn ĐôngCau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”Đặc điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Bính là hồn quê mộc mạc, hương quê “hương đồng gió nội” thấm đẫm, khác hoàn toàn với ngòi bút của các nhà thơ lãng mãn đương thời. Điều này được thể hiện rõ trong bài thơ Tương tư.Bài thơ viết về câu chuyện tình yêu lứa đôi nhưng đằng sau đó là tấm lòng của tác giả đối với quê hương, ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa ngàn đời của dân tộc. Thơ mang âm hưởng ca dao nhẹ nhàng, ngọt ngào, sâu lắng, hồn thơ bình dị, trong trẻo nhưng đằm thắm, sắt son.7. Cô hàng xómNhà nàng ở cạnh nhà tôi,Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờnHai người sống giữa cô đơn,Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôiGiá đừng có dậu mùng tơi,Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng…Có con bướm trắng thường sang bên nàyBướm ơi! Bướm hãy vào đây!Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi…Chẳng bao giờ thấy nàng cười,Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiênMắt nàng đăm đắm trông lên… Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi!Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi,Tôi buồn tự hỏi: “Hay tôi yêu nàng?”Không, từ ân ái lỡ làng,Tình tôi than lạnh gio tàn làm sao?Tơ hong nàng chả cất vào,Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang Mấy hôm nay chẳng thấy nàng,Giá tôi cũng có tơ vàng mà hongCái gì như thể nhớ mong?Nhớ nàng? Không! Quyết là không nhớ nàng!Vâng, từ ân ái nhỡ nhàng,Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa Tầm tầm giời cứ đổ mưa,Hết hôm nay nữa là vừa bốn hômCô đơn buồn lại thêm buồn,Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi? Hôm nay mưa đã tạnh rồi!Tơ không hong nữa, bướm lười không sang.Bên hiên vẫn vắng bóng nàng,Rưng rưng… tôi gục xuống bàn rưng rưng…Nhớ con bướm trắng lạ lùng!Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng. Hỡi ơi! Bướm trắng tơ vàng!Mau về mà chịu tang nàng đi thôi!Đêm qua nàng đã chết rồi,Nghẹn ngào tôi khóc… Quả tôi yêu nàng. Hồn trinh còn ở trần gian?Nhập vào bướm trắng mà sang bên này!8. Chân quê“Hôm qua em đi tỉnh vềĐợi em ở mãi con đê đầu làngKhăn nhung quần lĩnh rộn ràngÁo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi?Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?Nào đâu cái áo tứ thân?Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng emVan em em hãy giữ nguyên quê mùaNhư hôm em đi lễ chùaCứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh! Hoa chanh nở giữa vườn chanhThầy u mình với chúng mình chân quêHôm qua em đi tỉnh vềHương đồng gió nội bay đi ít nhiều”Với những ai yêu hồn thơ Nguyễn Bính chắc chắn đều thuộc bài thơ Chân Quê. Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát giản dị nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Bề nổi của bài thơ là nỗi buồn của chàng trai khi chứng kiến những thay đổi về trang phục của cô gái – người mà anh yêu. Bề sâu của nó là hồi chuông cảnh tỉnh về hiện thực bản sắc văn hóa dân tộc, hồn dân tộc đang dần dần bị lấn át bởi văn minh thị thanhfNhưng bài thơ đâu phải chỉ có vậy. Một bài thơ lục bát giản dị, mộc mạc đến đơn sơ, vậy mà hàm chứa bao ý nghĩa sâu xa. Vâng, đúng là ở bề nổi, bài thơ kể về sự đổi thay trong trang phục của cô gái nhưng thăm thẳm trong bề sâu câu chữ, hình tượng, nó gióng lên một hồi chuông cảnh báo thật khẩn thiết: văn minh thị thành đang lấn át văn hoá đồng quê, cái áo cài khuy bấm kia đang lấn dần, át dần cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ và sâu xa hơn, hồn dân tộc, bản sắc dân tộc đang bị phai nhoà. Bài thơ thể hiện rất rõ tuyên ngôn nghệ thuật trong thơ của Nguyễn Bính: dung dị, chân chất, đơn sơ như hơi thở đồng nội.9. Mưa xuân Em là con gái trong khung cửiDệt lụa quanh năm với mẹ giàLòng trẻ còn như cây lụa trắngMẹ già chưa bán chợ làng xa Bữa ấy mưa xuân phơi phới bayHoa xoan lớp lớp rụng vơi đầyHội chèo làng Ðặng đi ngang ngõMẹ bảo: “Thôn Ðoài hát tối nay” Lòng thấy giăng tơ một mối tìnhEm ngừng thoi lại giữa tay xinhHình như hai má em bừng đỏCó lẽ là em nghĩ đến anh Bốn bên hàng xóm đã lên đènEm ngửa bàn tay trước mái hiênMưa thấm bàn tay từng chấm lạnhThế nào anh ấy chả sang xem! Em xin phép mẹ, vội vàng điMẹ bảo xem về kể mẹ ngheMưa bụi nên em không ướt áoThôn Ðoài cách có một thôi đê Thôn Ðoài vào đám hát thâu đêmEm mải tìm anh chả thiết xemChắc hẳn đêm nay giường cửi lạnhThoi ngà nằm nhớ ngón tay em Chờ mãi anh sang anh chả sangThế mà hôm nọ hát bên làngNăm tao bảy tuyết anh hò hẹnÐể cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng! Mình em lầm lụi trên đường vềCó ngắn gì đâu môt dải đê!Áo mỏng che đầu mưa nặng hạtLạnh lùng thêm tủi với canh khuya Em giận hờn anh cho đến sángHôm sau mẹ hỏi hát trò gì“- Thưa u họ hát…” rồi em thấyNước mắt tràn ra, em ngoảnh đi Bữa ấy mưa xuân đã ngại bayHoa xoan đã nát dưới chân giàyHội chèo làng Ðặng về ngang ngõMẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày” Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngàyBao giờ em mới gặp anh đây?Bao giờ chèo Ðặng đi ngang ngõÐể mẹ em rằng hát tối nay?10. Bài thơ quê hương“Trải nghìn dặm trời mây bạn tới.Thăm quê tôi, tôi rất đỗi vui mừng!Bạn nán lại cùng tôi thêm buổi nữa.Để tôi xin kể nốt chuyện quê hươngĐảng cùng dân đã viết thêm lịch sử,Lửa Điện Biên sáng dậy cả trăm năm.Lửa Ấp Bắc, Chu Lai cũng bừng rực rỡ,Lửa chiến công đang chói lọi miền Nam. Khi có Đảng, có Bác Hồ lãnh đạo;Có truyền thống cha ông để lại tự bao đời.Thì đánh Mỹ nhất định là phải thắngChuyện ấy, quê tôi, thành chuyện dĩ nhiên rồi…”Bài thơ thể hiện niềm vui của tác giả khi được gặp bạn hiền trên quê hương mình. Nhưng hơn hết thảy đó là niềm tự hào vô bờ bến về truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của người dân nơi đây. Với truyền thống yêu nước ngàn đời ấy, đánh Mỹ nhất định sẽ thắng lợi…. quê hương sẽ trở lại yên bình và giàu đẹp hơn xưa.11. Cô hái mơThơ thẩn đường chiều một khách thơSay nhìn xa rặng núi xanh lơKhí trời lặng lẽ và trong trẻoThấp thoáng rừng mơ cô hái mơ Hỡi cô con gái hái mơ giàCô chửa về ư? Đường thì xaMà cái thoi ngày như sắp tắtHay cô ở lại về cùng ta? Nhà ta ở dưới gốc cây dươngCách động Hương Sơn nửa dặm đườngCó suối nước trong tuôn róc ráchCó hoa bên suối ngát đưa hương Cô hái mơ ơi!Chả giả lời nhau lấy một lờiCứ lặng rồi đi, rồi khuất bóngRừng mơ hiu hắt lá mơ rơi…Thơ Nguyễn Bính mộc mạc, dung dị, chân chất như chính hồn quê Việt Nam. Nó ngọt ngào, sâu lắng như ca dao vậy. Ai yêu cảnh làng quê Việt hẳn sẽ rất yêu những vần thơ Nguyễn Bính. Hy vọng chùm thơ hay của ông mà hocde.vn sưu tầm nói trên là món quà giúp bạn tắm mát tâm hồn mình.

See more articles in the category: Giáo dục
READ  Đề thi thử THPT quốc gia lần 1 năm 2020 môn Toán có đáp án (THPT Lý Thái Tổ BN)

Leave a Reply