Công thức tính chu vi hình thang thường, cân chính xác 100%

Or you want a quick look:

Bạn không thể nào tìm được kết quả trong bài toán tính chu vi hình thang thường và hình thang cân bởi bạn không nhớ được công thức tính như thế nào? Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ công thức tính chu vi hình thang thường, cân và bài tập có lời giải để các bạn cùng tham khảo nhé Nội dung bài viết Công thức tính chu vi hình thang Chu vi hình thang bằng tổng các cạnh bên và cạnh đáy P= a + b + c + d. Trong đó: P: Chu vi hình thang. a,b: Lần lượt là độ dài 2 cạnh đáy. c,d: Lần lượt là đội dài 2 cạnh bên. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm: Công thức tính chu vi hình thang cân Khác với hai loại hình thang trên, công thức tính chu vi của hình thang cân là 2 nhân với độ dài một cạnh bên, sau đó cộng với độ dài hai cạnh đáy của hình thang cân P = (2 x a) + b + c Trong đó: a: là độ dài của 1 cạnh bên. b,c: là độ dài của hai cạnh đáy. Tham khảo thêm: Tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân đầy đủ từ A – Z Bài tập tính chu vi hình thang có lời giải Ví dụ 1: Tính chu vi của hình thang, biết: a) Đáy lớn = 12 cm; đáy bé = 10 cm; hai cạnh bên lần lượt = 7 cm và 8 cmb) Đáy lớn = 10,3 dm; đáy bé = 7,8 dm; hai cạnh bên lần lượt = 4,5 dm và 6 dm.c) Đáy lớn = 7 m, đáy bé = 5 m; hai cạnh bên lần lượt = 3 m và 4 md) Đáy lớn = 8 cm; đáy bé bằng 1⁄2 đáy lớn; hai cạnh bên lần lượt = 6 cm và 7 cm Lời giải: a) Chu vi của hình thang là: 12 + 10 + 7 + 8 = 27 (cm) b) Chu vi của hình thang là: 10,3 + 7,8 + 4,5 + 6 = 28,6 (dm) c) Chu vi của hình thang là: 7 + 5 + 3 + 4 = 19 (m) d) Đáy bé hình thang là: 8 : 2 = 4 (cm) Chu vi hình thang là: 8 + 4 + 6 + 7 = 25 (cm) Ví dụ 2: Cho hình thang cân EFGH, biết chu vi hình thang là 68 cm, chiều dài 2 cạnh đáy lần lượt là 20 cm và 26 cm. Tính chiều dài cạnh bên của hình thang Lời giải: Gọi chiều dài cạnh bên của hình thang là a. Theo dữ liệu của đầu bài, ta có công thức tính chu vi hình thang EFGH bằng P (EFGH) = (2 x a) + 20 + 26 = 68 Lúc này, ta dễ dàng tính được a = 11 cm Đáp án: Chiều dài cạnh bên của hình thang cân EFGH là 11 cm Ví dụ 3: Một mảnh vườn trồng táo hình thang có đáy lớn bằng 40m, đáy bé bằng nửa đáy lớn. Độ dài cạnh bên thứ nhất của mảnh vườn là 10m, độ dài cạnh bên thứ 2 gấp 3 lần độ dài cạnh bên thứ nhất. Tính chu vi mảnh vườn đó? Lời giải: Độ dài đáy bé là: 40 : 2 = 20 (m) Độ dài cạnh bên thứ hai là: 10 x 3 = 30 (m) Chu vi mảnh vườn đó là: P = a + b + c + d = 40 + 20 + 10 + 30 = 100 (m) Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn nhớ được công thức tính chu vi hình thang thường, cân để áp dụng vào làm bài tập nhanh chóng và chính xác nhé

READ  Tủ lạnh side by side là gì? Dùng có tốt và tốn điện không?
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply