Dao động cưỡng bức là gì ? Ví dụ minh họa ? Đặc điểm của dao động

Or you want a quick look:

Home » Vật Lý » Dao động cưỡng bức là gì ? Ví dụ minh họa ? Đặc điểm của dao động Dao động cưỡng bức là gì ? Hãy cùng chúng tôi đi tìm định nghĩa của nó cũng như một số nội dung thông tin quan trọng, hữu ích về dao động cưỡng bức nhé ! Chắc chắn bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích đó. Tham khảo bài viết khác:         Dao động cưỡng bức là gì ?     1. Khái niệm về dao động cưỡng bức – Dao động cưỡng bức là dao động được tạo ra bằng cách tác dụng lên hệ một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian. Lực này cung cấp năng lượng cho hệ để bù lại phần năng lượng mất mát do ma sát. Dao động của hệ gọi là dao động cưỡng bức.    2. Ví dụ minh hoạ +) Khi đến bến xe buýt, xe chỉ tạm dừng nên không tắt máy, thân xe dao động. Dao động đó dao động cưỡng bức dưới tác dụng của lực cưỡng bức tuần hoàn gây ra bởi chuyển động của pit tông trong xi lanh của máy nổ.      Đặc điểm của dao động cưỡng bức – Dao động cưỡng bức có 2 đặc điểm chính của dao động cưỡng bức như sau: +) Về tần số: Trong khoảng thời gian ban đầu nhỏ, dao động của vật sẽ là một dao động phức tạp vì đó là sự tổng hợp của dao động riêng và của dao động do ngoại lực gây ra. ==> Sau khoảng thời gian nhỏ này, dao động riêng bị tắt dần hẳn, chỉ còn lại dao động do tác dụng của ngoại lực gây ra và đó là dao động cưỡng bức, dao động cưỡng bức này có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức. +) Về biên độ: Dao động cưỡng bức sẽ có biên độ phụ thuộc vào F0, vào ma sát và đặc biệt sẽ phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa tần số f của lực cưỡng bức và tần số riêng f0 của hệ. ==> Nếu tần số f càng gần với tần số riêng f0 thì biên độ của dao động cưỡng bức sẽ càng tăng, và nếu f ≈ f0 thì xảy ra cộng hưởng.

READ  Động Từ Là Gì ? Phân Loại ? Chức Năng ? Ví Dụ ? Tiếng Việt Lớp 4, Lớp 6
    Sự khác nhau giữa Dao động duy trì và dao động cưỡng bức Chú ý: Dao động duy trì và dao động cưỡng bức có những sự khác biệt sau: – Về sự bù đắp năng lượng: + Tự dao động: cung cấp một lần năng lượng, sau đó hệ sẽ tự bù đắp năng lượng từ từ cho con lắc. + Dao động cưỡng bức: sẽ bù đắp năng lượng cho con lắc từ từ trong từng chu kì và do ngoại lực thực hiện thường xuyên. – Về tần số: + Tự dao động: dao động duy trì và theo tần số f0 của hệ. + Dao động cưỡng bức: dao động duy trì và theo tần số f của ngoại lực. Chắc hẳn đến đây bạn đã tự định nghĩa cho mình dao động cưỡng bức là gì rồi đúng không ? Với những thông tin chúng tôi chia sẻ, hy vọng sẽ đem tới cho bạn một số thông tin hữu ích, giúp bạn giải quyết được một số câu hỏi bạn đang gặp khó khăn nhé !
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply