Phương pháp sử dụng phương trình ion thu gọn ? Lý thuyết và bài tập có lời giải

Or you want a quick look:

Home » Hóa Học » Phương pháp sử dụng phương trình ion thu gọn ? Lý thuyết và bài tập có lời giải Phương pháp sử dụng phương trình ion thu gọn là dạng toán đòi hỏi người làm nắm bắt được những kiến thức cơ bản quan trọng để giải quyết bài toán.  Hãy cùng chúng tôi theo dõi để biết được những thông tin hôm nay chúng tôi đem đến cho bạn là gì nhé ! Tham khảo bài viết khác:        Phương pháp sử dụng phương trình ion thu gọn là gì ?    1. Phương trình ion rút gọn là gì ? – Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li.     2. Cách sử dụng – Vì để rút gọn phương trình phân tử thành phương trình ion rút gọn ta sử dụng cho các chất điện li mạnh, do vậy phương pháp này áp dụng chủ yếu cho các chất axit bazơ, muối trong vô cơ ( các chất hữu cơ thường là chất điện li yếu) + Phản ứng axit, bazơ và xác định pH của dung dịch + Bài toán CO2 , SO2 tác dụng với dung dịch bazơ + Bài toán liên quan tới oxit, hiđroxit lưỡng tính + Bài toán chất khử tác dụng với dung dịch chứa H+ và NO3- + Các phản ứng ở dạng ion thu gọn tạo ra chất kết tủa, chất dễ bay hơi, chất điện li yếu        3. Các dạng phản ứng thường gặp

READ  Sở GD-ĐT Đăk Lăk tuyển dụng 22 giáo viên Toán THPT năm 2019
Phản ứng trung hòa: (Phản ứng giữa axit với bazơ) Phản ứng giữa axit với muối Phản ứng của oxit axit với dung dịch kiềm Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối Oxit bazơ tác dụng với axit Kim loại tác dụng với axit      Bài tập minh họa có đáp án phương trình giải bằng ion thu gọn   Dạng 1: Bài 1: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch: a) KNO3 + NaCl b) NaOH + HNO3 c) Mg(OH)2 + HCl d) Fe2(SO4)3 + KOH e) FeS + HCl f) NaHCO3 + HCl g) NaHCO3 + NaOH h) K2CO3 + NaCl i) CuSO4 + Na2S – Hướng dẫn giải: a. Không xảy ra b. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O H+ + OH– → H2O c. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + H2O d. Fe2(SO4)3 + 6KOH → 2Fe(OH)3↓ + 3K2SO4 Fe2+ + 3OH– → Fe(OH)3↓ e. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S↑ f. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O HCO3 + H+ → CO2↑ + H2O g. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O HCO3– + OH– → CO32– + H2O h. Không xảy ra i. CuSO4 + Na2S → CuS↓ + Na2SO4 Cu2++ S2– → CuS↓     Dạng 2: Bài tập 2: Một dung dịch có chứa các ion: M2+, Cl–, Br–. Nếu cho dd này tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 11,6 gam kết tủa. Nếu cho dd này tác dụng với AgNO3 thì cần vừa đúng 200 ml dung dịch AgNO3 2,5M và sau phản ứng thu được 85,1 g kết tủa. a. Tính [ion] trong dung dịch đầu? biết Vdung dịch = 2 lít. b. Cô cạn dung dịch ban đầu thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ? – Hướng dẫn giải: Phương trình ion: Mg2+ + 2OH– → Mg (OH) 2 ↓ 0,2    0,2 mol Ag+ + Cl– → AgCl ↓; x Ag+ + Br– → AgBr ↓ và Gọi x, y lần lượt là mol của Cl-, Br-. x + y = 0,5 (1); 143,5x + 188y = 85,1 (2). Từ (1),(2) => x = 0,2, y = 0,3 Một. [ Mg2+ ] = 0,2 / 2 = 0,1 M; [Cl-] = 0,2 / 2 = 0,1 M; [Br–] = 0,3 / 0,2 = 0,15 M NS. m = 0,2.24 + 0,2.35,5 + 0,3.80 = 35,9 gam Cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung Phương pháp sử dụng phương trình ion thu gọn của Đồng Hành Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những giá trị nội dung hữu ích nhất !
READ  Điểm cực đại, cực tiểu của hàm số là gì ? Hai quy tắc tìm cực trị
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply