Đường sức từ là gì ? Những tính chất, đặc điểm của đường sức từ lớp 11

Or you want a quick look:

Home » Vật Lý » Đường sức từ là gì ? Những tính chất, đặc điểm của đường sức từ lớp 11 Đường sức từ là gì ? Những nội dung dưới đây sẽ cho bạn thấy ngạc nhiên đấy. Mọi thông tin liên quan đến đường sức từ sẽ được tổng hợp đầy đủ trong bài viết này Vì thế đừng bỏ qua nội dung hữu ích nào trong bài viết này nhé, bởi nó sẽ giúp bạn rất nhiều đấy ! Tham khảo bài viết: Từ trường đều là gì ?        1. Đường sức từ là gì ? Đường sức từ là các đường cong kín hoặc thẳng dài vô tận không cắt nhau trong không gian xung quanh nam châm và dòng điện. Đường sức từ là đường biểu diễn mật độ của từ trường, đường sức từ càng dày độ lớn của từ trường càng lớn và ngược lại. Ta có qui ước chiều của đường sức từ theo hướng: Đi ra từ cực Bắc – Đi vào từ cực Nam của thanh Nam Châm tại một điểm bất kì nào đó.    2. Tính chất của đường sức từ + Đường sức từ là những đường cong vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó + Qua mỗi điểm chỉ vẽ được một đường sức từ, các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. + Đường sức từ của từ trường gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng là các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

READ  Mạch dao động là gì ? Dao động điện từ tự do trong mạch dao động ?
    3. Đặc điểm của đường sức từ  Đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm, có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực Nam. Càng gần đầu thanh nam châm, đường sức càng mau hơn (từ trường càng mạnh hơn).  Đặc điểm đường sức từ của nam châm chữ U Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong có hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm chữ U, có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam. Càng gần đầu thanh nam, đường sức càng mau hơn (từ trường càng mạnh hơn). Đường sức từ của từ trường trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau. Từ trường trong khu vực đó là từ trường đều.     4. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến đường sức từ Câu hỏi 1: Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện A. xung quanh dòng điện thẳngB. xung quạnh một thanh nam châm thẳngC. trong lòng của một nam châm chữ UD. xung quanh một dòng điện tròn ===> Đáp án đúng: C Câu hỏi 2: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây ? A. Chiều của các đường sức tuân theo những quy tắc xác định. B. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ. C. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. ===> Đáp án đúng: D Câu hỏi 3: Đường sức từ của từ trường gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng là A. các đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn. B. các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn. C. các đường cong hoặc đường tròn hoặc đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn. D. các đuờng tròn hay đường elip tùy theo cường độ dòng điện. ===> Đáp án đúng: B Câu hỏi 4: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. ===> Đáp án đúng: C Câu hỏi 5: Đường sức từ của từ trường gây ra bởi A. dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam của ống dây đó B. dòng diện tròn là những đường tròn C. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau D. dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện ===> Đáp án đúng: A
READ  Điểm chuẩn Đại học Huế 2012 (Y dược, Sư phạm, Kinh tế, Nông lâm, Ngoại ngữ,...)
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply