Sự thật B2B là gì? B2C là gì? C2C là gì? Ví dụ & đặc điểm của các mô hình

Or you want a quick look: Tìm hiểu về mô hình thương mại điện tử B2B

Thương mại điện tử đang là xu hướng kinh doanh dẫn đầu thị trường trong thời gian vài năm gần đây. Với sự phát triển của công nghệ và sự phổ biến rộng rãi của internet, nhiều người bắt đầu yêu thích việc giao dịch với nhau qua hình thức thương mại điện tử, bởi sự tiện lợi và hiệu quả cao mà nó đem lại. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các loại hình thương mại điện tử chính B2B, B2C, C2C. Bạn sẽ dễ dàng biết được B2B là gì? B2C là gì? C2C là gì? Ví dụ & đặc điểm của các mô hình này.

mo-hinh-c2c-02

Tìm hiểu về mô hình thương mại điện tử B2B

Mô hình thương mại điện tử B2B là gì?

Theo định nghĩa thì B2B là cụm từ viết tắt của “Business to Business” nhằm ám chỉ những hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B (Business to Business) có nghĩa là mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Các hoạt động giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp diễn ra trên các sàn thương mại điện tử, hoặc các kênh thương mại điện tử của từng doanh nghiệp.

Đặc điểm của mô hình kinh doanh B2B

Khi nào gọi là mô hình kinh doanh B2B, đó là khi một khách hàng mua hàng từ một doanh nghiệp, công ty sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm đó để kinh doanh bán lại cho khách hàng là người dùng cuối.

Khách hàng trong mô hình B2B ở đây không phải là một cá nhân, mà là một công ty, doanh nghiệp, cửa hàng, do đó có thể giá trị của hợp đồng, đơn hàng thường rất lớn, không thể giao dịch ngay trên sàn thương mại điện tử hoặc kênh thương mại điện tử riêng mà buộc phải ký hợp đồng bên ngoài (trong trường hợp cần thiết).

Ví dụ một số mô hình kinh doanh B2B thường gặp

  • Ví dụ 1: Mô hình B2B đầu tiên thường gặp nhất sàn giao dịch thương mại điện tử đó là những ông lớn trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam như Lazada, Tiki, Adayroi, Shopee,… Còn thị trường nước ngoài thì có thể kể đến Amazon, Taobao, Alibaba, Ebay,… Nói một cách đơn giản, dễ hiễu thì bất cứ doanh nghiệp nào cần bán hàng hóa gì có thể đăng ký thông tin, rồi gửi hàng hóa lên sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc ngược lại doanh nghiệp nào muốn mua thì cũng liên hệ sàn giao dịch. Hình thức giao dịch qua sàn TMĐT này sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế được trường hợp gian lận, lừa đảo vì mọi giao dịch trên sàn được đã được bảo trợ, hoạt động công khai, minh bạch.
  • Ví dụ 2: Mô hình B2B dạng chuyên về phân phối hàng hóa, nói cách dân dã là bỏ sỉ, đầu mối. Mô hình này gặp nhiều bên ngành thời trang, may mặc, có nhiều trang web bán hàng quần áo giá sỉ khắp cả nước. Có thể coi đó gần như là một cái chợ đầu mối giống như mô hình kinh doanh offline theo kiểu truyền thống. Các cửa hàng, chủ shop nhỏ lẻ cả nước sẽ lên trang web của xưởng may đó, chọn sản phẩm, sổ lượng, giá cả rồi tiến hành thanh toán đặt hàng. Hầu như ngành nghề nào cũng có trang web thương mại điện tử giống như thế này. Đây có thể được xem là mô hình B2B phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, hơn cả mô hình B2B trung gian. Vì tâm lý của doanh nghiệp khi kinh doanh thường muốn tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp khách hàng của mình hơn là đến thông qua một bên thứ ba nào đó.

Tìm hiểu về mô hình thương mại điện tử B2C

Mô hình thương mại B2C là gì?

B2C là cụm từ viết tắt của Business To Consumer trong Tiếng Anh. B2C là thuật ngữ mô tả những giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Mô hình kinh doanh thương mại B2C (Business to customer) là hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng thông qua các giao dịch trên mạng internet.

mo-hinh-thuong-mai-b2c-la-gi

Đặc điểm của mô hình kinh doanh thương mại B2C:

Khách hàng của mô hình thương mại B2C ở đây là những cá nhân mua hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng bình thường. Họ chỉ có nhu cầu lên mạng internet và mua sản phẩm phục vụ nhu cầu của mình về dùng và không phát sinh thêm giao dịch tiếp theo.

Tất cả điều kiện mua hàng, giá cá, chính sách, đổi trả hàng hóa đều được cập nhật chi tiết trên website bán hàng vì thế khách hàng chỉ cần đọc qua những điều khoản, giá cả rồi quyết định có mua hàng hay không. Hình thức này không cần phải đàm phán giá cả như B2B.

Ví dụ của mô hình kinh doanh thương mại B2C

Đây là mô hình kinh doanh khá phổ biến ở nước ta, ví dụ bạn lên mạng mua một bộ quần áo từ một shop thời trang online, đấy chính là mô hình kinh doanh B2C. Hoặc bạn mua điện thoại từ một cửa hàng online về sử dụng, đó cũng là mô hình B2C. 

Ví dụ: Bạn kinh doanh đồ phượt, để áp dụng mô hình B2C thì bạn chỉ cần tạo một website bán hàng trực tuyến rồi sau đó bạn chỉ cần up hình ảnh, thông tin sản phẩm, giá cả, điều khoản vận chuyển, thanh toán online… Khách hàng của bạn truy cập website thì họ sẽ đọc sơ qua nội dung mô tả bộ đồ phượt cần mua, tiếp theo là giá cả và phương thức thanh toán, vận chuyển. Nếu cảm thấy hợp lý thì họ sẽ đặt hàng trên website của bạn. Công việc còn lại chỉ ngồi ở nhà và đóng gói giao hàng cho khách, không phải tốn thêm công sức gì nhiều.

Tìm hiểu về mô hình kinh doanh thương mại C2C

Mô hình thương mại C2C là gì?

Mô hình C2C (viết tắt của Consumer to Consumer) chỉ hình thức kinh doanh giữa cá thể với cả thể, trong đó, người mua và người bán đều là các cá nhân sử dụng nhiều cách khác nhau trên Internet chứ không phải doanh nghiệp. Đây còn gọi là giao dịch thương mại trực tuyến giữa những người tiêu dùng thông qua một bên thứ ba. Thị trường C2C được dự đoán sẽ phát triển trong tương lai vì hiệu quả chi phí mà nó mang lại.

Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty/ doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau.

C2C

Đặc điểm của mô hình kinh doanh C2C

  • Bán những sản phẩm khó tìm trên thị trường: Mô hình C2C là nơi dành cho những khách hàng mà họ không phải là người sản xuất, có thể các khách hàng sẽ trao đổi mua bán với nhau những mặt mặt hàng đồ cũ, không còn sản xuất nữa hoặc ngừng sản xuất nhưng vẫn rất được ưa chuộng, người ta có thể gọi là đồ cổ
  • Chất lượng không đảm bảo: Thương giao dịch theo hình thức này thì sẽ không đảm bảo được chất lượng, vì đây là các giao dịch cá nhân, họ không phải là người sản xuất nên không thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên khâu thanh toán thì lại khác, người mua được trả giá theo chất lượng còn lại của sản phẩm.
  • Tỷ suất lợi nhuận có lợi cho người bán: Giao dịch tại thị trường này thường không bị tác động bởi bất cứ nhân tố nhà bán lẻ, bán buôn gì nên người bán cá nhân có thể nhận được lợi nhuận tối đa.

Ví dụ về mô hình thương mại C2C

Một số ví dụ điển hình về mô hình C2C bạn có thể tham khảo

– Đấu giá: Hiện nay, các trang thương mại điện tử như eBay, Amazon,… cho phép người mua hàng làm hồ sơ dự thầu đối với các hàng hóa và dịch vụ, nhà thầu cao nhất sẽ có sản phẩm trong tay.

– Giao dịch trao đổi: Trao đổi ở đây là trao đổi của người dùng hoặc thông tin, cho phép người dùng thấy nhau trong giao dịch vào trao đổi về thông tin sản phẩm.

– Dạng dịch vụ hỗ trợ: Do mô hình C2C là hoạt động cá nhân mua sản phẩm từ các các nhân trực tuyến xa lạ nên các vấn đề về chất lượng, thanh toán, gian lận rất được coi trọng. Vì vậy, dịch vụ có thể hỗ trợ C2C thanh toán tin cậy như Paypal đã được đưa vào để hỗ trợ độ tin cậy.

– Bán tài sản ảo : Các Gamer có lẽ đã không còn xa lạ với hoạt động này. Theo đó, họ sẽ chiến đấu trong game và đem phần thưởng ra trao đổi, buôn bán.

Trên đây là định nghĩa, các đặc điểm và ví dụ về các mô hình kinh doanh thương mại phổ biến nhất hiện nay B2B, B2C, C2C. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu được B2B là gì? B2C là gì? C2C là gì và dễ dàng tham gia giao dịch trên các thị trường này.

See more articles in the category: wiki
READ  Only C là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ đầy tài năng

Leave a Reply