Phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh

Or you want a quick look:

Phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh – Bài làm 1

Hồ Chí Minh một con người vĩ đại của nhân dân ta, để tìm ra con đường đấu tranh chống lại bọn xâm lược kia thì Hồ Chí Minh đã phải bôn ba nhiều nơi làm nhiều nghề ở các nước phương Tây. Không những thế Người còn phải trải qua những năm tháng bị giam cầm ở nơi đất khách quê người trong nhà tù của Tưởng Gioi Thạch. Trong những năm tháng ấy Người đã viết lên tác phẩm thơ Nhật Kí Trong Tù. Đặc biệt bài thơ đánh dấu sự ra tù của Hồ Chí Minh là bài mới ra tù tập leo núi. Vậy là bấy lâu bị giam hãm đến bây giờ tuy vẫn là giam lỏng nhưng Hồ Chí Minh vẫn có thể ngắm nhìn những cảnh vật cuộc sống một cách thoải mái nhất.

Bác ở trong tù ra sức khỏe bị giảm sút, chân chậm hơn, yếu hơn, mắt không thể nhìn xa được. và khi ấy bác đã quyết tâm tập đi cho khỏe dù có đau đớn như thế nào thì nhất định cũng phải đi được. Như thế qua đây ta thấy được tinh thần của người lúc nào cũng vượt lên trên mọi hoàn cảnh khó khăn nhất. Chính vì thế bài thơ ra đời nhằm thể hiện ý chí sắt đá kiên cường đó.

Trước hết là hai câu thơ đầu thể hiện cảnh tượng hùng vĩ của thiên nhiên mây núi. Bên dưới những hình ảnh của dòng sông sáng soi như gương:

“Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân, 
Giang tâm như kính, tịnh vô trần. ”
(Núi ấp ôm mây, mây ấp núi, 
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ. )

Cảnh tượng thiên nhiên hiện lên vô cùng đẹp, cái đẹp ấy là sự hùng vĩ của núi non. Hình ảnh mây núi chúng ta thường thấy rất rõ qua những bài hát. Mây ấp núi, núi ấp ôm mây gợi cho ta thấy một cảnh tượng vô cùng hùng vĩ và đẹp, núi kia cao như ôm ấp mây, mây như trôi chầm chậm và xà xuống chạm lên đỉnh núi mà ôm núi. Tác giả dùng từ “ôm ấp” ở đây để thể hiện một sự gắn kết hài hòa của cảnh vật. Đồng thời chính sự hài hòa ấy khiến cho nhà thơ thấy được cuộc sống đẹp đẽ vô cùng. Tình cảm của mây và núi hay chính là tình cảm đồng chí anh em của Người và những người cán bộ ở nhà. Nghe tin Bác mất trong tù những người anh em đồng chí ấy không hết thương tiếc, buồn dầu nhưng khi biết bác vẫn còn sống và chuẩn bị cho những hoạt động mới thì mọi người thấy vui vẻ hẳn lên. Đó chẳng phải là một tình cảm chan chứa ôm ấp, che chở nhau hay sao. Như thế cảnh thật mà lại chứa cái tình. Và có lẽ hình ảnh ấy khiến cho nhà thơ mong muốn chạm chân lên đó luyện tập leo núi để luyện cho đôi chan của mình.

Từ trên cao nhìn xuống nhà thơ cảm thấy hình ảnh của dòng sông kia mang một màu trắng như gương sáng, không có một chút bụi mờ nào. Lòng sông kia như soi tỏ được tấm chân dung con người của Bác. Thiên nhiên cũng có những khoảnh khắc, trạng thái thanh khiết như chính tấm lòng của Người trong cảnh ngộ đó. Lòng sông ấy hay chính là tâm hồn tấm lòng của bác với nhân dân với cách mạng Việt Nam. Đặng Thai Mai đã từng nhận xét rằng: “Đằng sau bức tranh phong cảnh này, đằng sau những tầng lớp mây núi trập trùng, đằng sau dòng nước trong dưới chân Tây Phong lĩnh, ấn tượng không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn của độc giả chính là tâm trạng vừa trong trắng sâu sắc, vừa cao cả của con người. ”

Tiếp đến hai câu sau thì chúng ta thấy được cảnh vật hiện tại và nỗi nhớ của bác về nước nam ta, một nỗi nhớ bạn, nhớ anh em đồng chí:

READ  Toàn cầu hóa là gì? Nguyên dân, Nội dung và Hệ quả của toàn cầu hóa

“Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh, 
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân”
(Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh, 
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa)

Có thể nói ra tù nhà thơ vừa cảm thấy vui vì được tự do, buồn vì sức khỏe giảm sút rồi lại thương nhớ đồng bào anh em. Có thể nói chính tâm hồn đẹp trong sáng ngời của Bác đã làm nên điều đó. Bác nhạy cảm với hiện tại và nhớ đến quê hương đất nước mình. Nhớ họ nhưng để bước chân tìm về cội nguồn thì còn là cả một khoảng thời gian khá dài. Nó dài và khó khăn vì chính những khoảng cách xa xôi kia cùng tình trạng hiện tại của người không thể nào bước về được. Đồng thời nó cũng là khoảng cách của con đường cách mạng khi thời cơ chưa đến thì Bác vẫn chưa thể về nước được.

Bài thơ cứ ngỡ là miêu tả cảnh sông núi hùng vĩ và sự vui sướng của Bác khi được ra tù những không phải chỉ có thế. Mà bài thơ còn như thể hiện ý chí vượt qua những khắc nghiệt của số phận của cuộc sống để rồi chinh phục những khó khăn kia. bài thơ còn là nỗi niềm xao xuyến của người khi niềm vui, nỗi buồn, nỗi nhớ cứ đan xen vào nhau.

Phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh – Bài làm 2

Hồ Chí Minh đã trải qua “mười bốn trăng tê tái gông cùm”, qua rất nhiều nhà lao, chịu cảnh gông cùm gian nan, nhiều cay đắng. Nhưng chính trong thời gian ấy, Người đã để lại cho đời tập thơ “Nhật ký trong tù” thể hiện tinh thần thép, kiên cường bất khuất. Bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” được sáng tác sau 14 năm thoát cảnh tù đày, lần đầu tiên Người được đặt chân đến đỉnh núi Tây Phong Lĩnh. Cảm hứng của bài thơ bắt đầu từ đó, bằng nét bút và bằng cảm nhận tinh tế, Bác đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và lòng không nguôi nhớ về quê hương tổ quốc.

Chỉ với 4 câu thơ nhưng Hồ Chí Minh đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên hữu tình thơ mông, sự hòa quyện trời và đất, giữa vạn vật và con người. Qua những vần thơ đó, người đọc cảm phục trước tấm lòng và ân tình mà Hồ Chí Minh vẫn luôn mang theo. Có thể nói chính hoàn cảnh ra đời bài thơ đã quyết định rất lớn đến tứ thơ, đến cảm hứng và đến ngôn ngữ, nhịp điệu. Mười bốn năm ở trong nhà giam nhưng người vẫn luôn yêu đời, lạc quan, luôn hướng đến những điều tốt đẹp. Đặc biệt tình yêu thiên nhiên đã làm nên tinh thần lạc quan cũng như kiên trì với hoạt động cách mạng.

Mở đầu bài thơ Bác viết:

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân

Tạm dịch:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi

Người dịch đã dịch thoát chứ không dịch sát nghĩa với ý thơ mà Bác viết. Nhìn vào có thể phát hiện ra câu thơ đã bị bỏ rơi mất từ “trùng”, một từ có thể lột tả được hết thần thái của cảnh sắc thiên nhiên quá hữu tình nơi xứ người. Hình ảnh “núi ấp mây, mây ấp núi” hiện lên giống như một bức tranh sơn thủy hữu tình, nặng lòng du khách. Có lẽ những năm tháng bị gông cùm, người đã thấy thiên nhiên bên ngoài vẫn luôn tươi đẹp một cách lạ kỳ, gần gũi và chan hòa. Hẳn là Hồ Chí Minh phải rất tinh tế và nhạy cảm mới có thể nhận ra hiện tượng mây núi ôm ấp nhau, thực ra đó là sự liên tưởng thú vị của người. Bởi núi Tây Phong Lĩnh cao ngất, cảm giác như chạm vào mây trên trời. Có thể vì lòng người, vì Bác quá yêu thiên nhiên đất trời nên mới có thể viết được tứ như thế. Cảnh sắc thiên nhiên khiến cho lòng Bác đắm say. Sự quấn quýt, hòa quyện của thiên nhiên dường như cũng tạo nên sự hòa quyện với con người một cách lạ kỳ nhất. Với phép lặp Người đã giúp người đọc nhận ra vẻ đẹp huyền diệu của thiên nhiên.

READ  Seohyun (SNSD) là ai? Tiểu sử của nữ ca sĩ xinh đẹp

Sang câu thơ thứ hai, hình ảnh “thủy” xuất hiện đã giúp hoàn thiện bức tranh phong cảnh hữu tình có mây, có núi ở câu thơ đầu:

Lòng sông gương sáng bụi không mờ

Mặt sông tĩnh lặng, có lẽ Hồ Chí Minh đứng từ trên cao nhìn xuống mới thấy được sự êm ả, dịu dàng của mặt nước, không hề có một chút bụi bẩn nào làm vẩn đục. Có một điều đặc biệt ở câu thơ thứ hai chính là cách dùng từ “lòng sông”, sao không phải là dòng sông chứ? Ngụ ý của Người chính là “khen ngầm” vẻ đẹp của sông núi nơi xứ lạ. Ở câu thơ thứ nhất Bác Hồ diễn tả sự cao xa vời vợi của trời đất, nhưng đến câu thơ thứ hai lại diễn tả chiều sâu thăm thẳm của núi sống mênh mông, hun hút. “Lòng sông” hay chính là lòng người luôn trong sáng, không vướng bụi dù sống trong môi trường nhiều nhơ bẩn như nhà giam.

Chỉ với hai câu thơ Hồ Chí Minh đã có thể vẽ tranh bằng ngôn ngữ một bức tranh thiên nhiên hoàn hảo hữu tình thơ mộng. Thật tài tình, thật tinh tế. Chữ ‘tâm” trong sáng của Người chính là đòn bẩy giúp cho thơ Bác luôn dịu dàng, êm ả nhưng tuyệt đẹp như vậy.

Câu thơ thứ 3, hình ảnh Người đã bắt đầu xuất hiện

Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh

Cả địa điểm lẫn người du khách đã bắt được bước ra, có lẽ vì Người không cưỡng lại được vẻ đẹp của thiên nhiên nên “đanh lòng” lộ diện. Từ láy “bồi hồi” được đặt ngay ở đầu câu thơ đã gợi tả lên tâm trạng, cảm xúc của một người đa sầu, đa cảm, luôn cánh cánh nhiều nỗi niềm trong tâm hồn. Núi Tây Phong Lĩnh thực sự rất đẹp, rất nên thơ, rất huyền ảo, mặn mà chữ tình. Người đọc có cảm giác Hồ Chí Minh như một tiên nhiên dạo bước xuống trần gian, mọi thứ đều thoát tục không hề vướng bận bất cứ lo âu, nhọc nhằn nào hết.

Câu thơ cuối có thể nói là “chốt điểm” cảm xúc và nỗi lòng của tác giả:

Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa

Người đang ở nơi xứ lạ, chỉ biết để chữ “nhớ” quê hương, đồng bào, đồng chí ở trong lòng. Đứng nơi đất khách quê người mà nhơ thảy những người bạn cũ, những người luôn đồng hành trong mọi khó khăn gian khổ. Mười bốn năm gông gùm, mười bốn năm xa cách những người bạn cũ ở quê nhà khiến Bác nhớ thương đau đau. Cảnh thiên nhiên dù đẹp, thơ mông, hữu tình nhưng trong lòng người vẫn luôn canh cánh một nỗi lo hướng về quê hương đất nước. Một tấm lòng kiên trung, một gương sáng để người đời noi theo. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào thì Hồ CHí Minh vẫn là con người của trời Nam, vì trời Nam mà chiến đấu.

“Mới ra tù tập leo núi” của Hồ Chí Minh thực sự là tuyệt bút khiến người đọc ngưỡng mộ trước một tấm lòng trung kiên ái quốc nhưng vẫn nặng lòng với thiên nhien. Yêu thiên nhiên chính là cách để Bác thêm yêu quê hương đất nước hơn.

Phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh – Bài làm 3

Bài thơ Mới ra tù, tập leo núi không nằm trong tập Nhật kí trong tù. Hồ Chí Minh viết bài này khi đã được giải thoát khỏi cảnh tù đày. Bài thơ được viêt bến rìa tờ báo cùng với mấy .hàng chữ “Chúc chư huynh ở nhà mạnh, khỏe và cồ’ gắng cổng tác. Ở bên này bình yên” và gửi về cho các đồng chí nhà đang ngày ngày chờ mong tin, tức Bác và lại được tin Bác đã mất trong ngục. Bài thơ đã mang lại cho các đồng chí niềm vui lớn. Người vẫn còn sống, đã ra tù và lại chuẩn bị bước vào chặng đường hoạt dộng mới.

READ  Set Nocount On Trong Ms Sql vuidulich.vn

”Sau khi ở tù ra sức khỏe của Người bị giảm sút hẳn. Tác giả vừa đi đường vừa kể chuyện đã viết: “Khi được thả ra, mắt Bác nhìn kém, chân bước không được, Bác quyết tâm tập đi mỗi ngày mười bước dù đau mà phải bò, phải lết cũng phải mười bước mới thôi. Cuối cùng, Bác chẳng những đi vững, mà còn tréo được núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi, Bác cao hứng làm một bài thơ chữ Hán”.

Bài thơ Mới ra tù, tập leo núi được làm trong hoàn cảnh đó. Chuyến leo núi của Bác nhằm mục đích rèn luyện ý chí và thân thể để tiếp tục hoạt động. Chủ đề của bài thơ Mới rá tù, tập leo núi không nhằm hướng vào chủ đề vượt khổ như một số bài thơ đi đường khác mà chủ yếu là bộc lộ tình cảm nhớ thương với đất nước, với đồng chí bạn bè.

“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi”

Hình tượng mây núi được biểu hiện qua hai hình ảnh gắn bổ: núi ấp ôm mây, mây ấp núi như tình cảm đồng chí bạn bè yêu thương nhau. Hình tượng mây núi ở đây không hàm ý ám chỉ cục diện chính trị tăm tối mù mịt ở Trung Quốc vào những năm 40 như có ý đã giải thích.

Sau gần 14 tháng xa đất nước, Người rất nóng lòng chờ tin tức bên nhà:

”Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng Tin tức bên nhà bừa bữa trông”
(Tức cảnh)

Nhớ đất nước, bạn bè Người cũng muôn giãi bày kín đáo phần nào tâm lòng của mình:

“Lòng sông gương sáng bụi không mờ”. .

Đứng trên đỉnh núi cao nhìn xuống dòng sông, lòng sông như gương nước trong không chút bụi mờ. Thiên nhiên cũng có những khoảnh khắc, những trạng thái thanh khiết như chính tấm lòng Người trong cảnh ngộ đó. Tình cảm của Người vẫn trước sau một lòng một dạ trung thành với cách mạng, với nhân dân. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai nhận xét: “Đằng sau bức tranh phong cảnh này, đằng sau những tầng lớp mây núi trập trùng, đằng sau dòng nước sông trong dưới chân Tây Phong Lĩnh, ấn tượng không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn cua độc giả chính là tâm trạng vừa trong trắng sâu sắc, vừa cáo cả cửa con người”.

Thiên nhiên ở đây đã góp phần biểu hiện tình cảm sâu kín của con người:

“Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa”.

Tình bận vẫn là một tình cảm cao đẹp nằm trong chủ đề quen thuộc: nhớ bạn (ức hữu) được biểu hiện trong Nhật kí trong tù:

“Ngày đi bạn tiễn đến bên sông,
Hẹn bạn về khi lúa đỏ đồng
Nay gặt đã xong, cày đã khắp,
Què người, tôi vẫn chốn lao lung”
(Nhớ bạn)

Tình cảm nhớ bạn trong bài Mới ra tù, tập leo núi được bộc lộ trong hoàn cảnh tác giả đã được tự do. Trong lòng Người lúc này có cả niềm vui nỗi buồn. Niềm vui của một chiến sĩ cách mạng giữ vững lòng trung kiên quá những thử thách của cảnh tù đày, niềm vui và hi vọng được gặp lại bạn bè. Nhưng dù sao Người đang còn trong cảnh ngộ xa đất nước, xa bạn bè nên không tránh khỏi cảnh buồn vắng cô đơn. Trước mắt là mệt chặng đường hoạt động mới mà Người chuẩn bị tinh thần để tham gia với lòng quyết tâm. Bao nhiêu cảm xúc bồi hồi xao xuyến trong lòng người chiến sĩ cách mạng,có ai ngờ giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ và trong trẻo ấy con người đương một mình dạo bước trên đỉnh núi kia với cái phong thái rất tiên phong đạo cốt lại là một chiến sĩ cộng sản của thời đại chúng ta đang chuẩn bị để bước vào một cuộc chiến đấu sống chết với kẻ thù” (Hoài Thanh).

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply