Lý thuyết và Bài tập vận dụng

Or you want a quick look:

Tính giá trị của biểu thức là dạng toán quan trọng trong chương trình học của các em học sinh. Vậy phương pháp tính giá trị của biểu thức là gì? Lý thuyết và bài tập tính giá trị của biểu thức? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về chuyên đề tính giá trị của biểu thức cùng một số nội dung liên quan nhé!

Nội dung chính bài viết

Biểu thức là gì?

  • Biểu thức là sự kết hợp giữa các phép toán và các toán hạng để thực hiện một công việc nào đó trong toán học.

Ví dụ một số biểu thức

  • 10 – 7 , 52 x 2 + 6,  20 – 12 : 3, Chiều dài chiều rộng, chiều dài + chiều rộng x 2…
  • Phép toán: Cộng, trừ, nhân, chia.
  • Toán hạng: số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia

Thứ tự thực hiện trong biểu thức

  1. Thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc.
  2. Phép nhân và phép chia cùng mức độ ưu tiên và thực hiện trước phép cộng và phép trừ.
  3. Phép cộng và phép trừ cùng mức độ ưu tiên và thực hiện sau phép nhân, chia.
  4. Các phép tính cùng mức độ ưu tiên thì cứ thực hiện từ trái sang phải.

Giá trị của một biểu thức đại số

  • Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính

Lưu ý:

  • Đối với biểu thức nguyên, ta luôn tính được giá trị của nó tại mọi giá trị của biến.
  • Đối với biểu thức phân số ta chỉ tính được giá trị của nó tại những giá trị của biến làm cho mẫu khác không.

Tính giá trị của biểu thức lớp 3

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:

a) 25 – (20 – 10)

b) 125 + (13 + 7)

Giải:

a) 25 – (20 – 10) = 25 – 10 = 15

b) 125 + (13 + 7) = 125 + 20 = 145

Bài 2: Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau?

Giải:

Số ngăn sách xếp trong mỗi ngăn tủ là:

240 : 2 = 120 (quyển)

Số sách xếp trong mỗi ngăn là:

240 : 8 = 30 (quyển)

Đáp số : 30 quyển sách

Tính giá trị của biểu thức lớp 4

Bài 1: Tìm x

a) x + 6734 = 3478 + 5782

b) 2054 + x = 4725

c) x – 3254 = 237 x 145

Giải:

a) x + 6734 = 3478 + 5782

x + 6734 = 9260

x = 2526

b) 2054 + x = 4725

x = 2671

c) x – 3254 = 237 x 145

x – 3254 = 34365

x = 37619

Bài 2: Tính nhanh:

a) 5+ 5 + 5 + 5+ 5 + 5 +5+ 5 + 5 +5

b) 25 + 25 + 25 + 25 + 25 + 25 +25 + 25

c) 45 + 45 + 45 + 45 + 15 + 15 + 15 + 15

d) 125 + 125 + 125 + 125 – 25 – 25 – 25 – 25

Giải:

a) 5+ 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 10 = 50

b) 25 + 25 + 25 + 25 + 25 + 25 +25 + 25 = 25 x 8 = 200

c) 45 + 45 + 45 + 45 + 15 + 15 + 15 + 15 = 45 x 4 + 15 x 4

       = (45 + 15) x 4

       = 60 x 4

       = 240

d) 125 + 125 + 125 + 125 – 25 – 25 – 25 – 25 = 125 x 4 – 25 x 4

     = (125 – 25) x 4

     = 100 x 4

     = 400

bài tập tính giá trị của biểu thức Chuyên đề tính giá trị của biểu thức: Lý thuyết và Bài tập vận dụng

Tính giá trị của biểu thức lớp 5

Bài 1: Tính giá trị của các biểu thức sau bằng cách thích hợp:

a) 17,58 x 43 + 57 x 17,58

b) 43,57 x 2,6 x (630 – 315 x 2)

Giải:

a) 17,58 x 43 + 57 x 17,58 = 17,58 x 43 + 17,58 x 57 (tính giao hoán)

     = 17,58 x (43 + 57)

     = 17,58 x 100

     = 1758 (nhân 1 số với 1 tổng)

b) 43,57 x 2,6 x (630 – 315 x 2) = 43,57 x 2,6 x (630 – 630)

  = 43,57 x 2,6 x 0 = 0

Bài 2: Viết các tổng sau thành tích của 2 thừa số:

a) 132 + 77 + 198

b) 5555 + 6767 + 7878

Giải:

a) 132 + 77 + 198 = 11 x 12 + 11 x 7 + 11 x 18

   = 11 x (12 + 7 + 18) (nhân 1 số với 1 tổng)

   = 11 x 37

b) 5555 + 6767 + 7878 = 55 x 101 + 67 x 101 + 78 x 101

= 55 + 67 + 78) x 101

= 200 x 101

Tính giá trị của biểu thức lớp 6

Đối với biểu thức không có dấu ngoặc

  • Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
  • Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.

Lũy thừa (rightarrow) nhân và chia (rightarrow) cộng và trừ.

Đối với biểu thức có dấu ngoặc

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự :

( ) (rightarrow) [ ] (rightarrow) { }

Một số dạng bài tập tính giá trị của biểu thức lớp 6

Bài 1: Tính giá trị biểu thức

A = 2002.20012001 – 2001.20022002

Giải:

A = (2002.(20010000 + 2001) – 2001.(20022000 + 2002))

  = (2002.(2001.10^{4} + 2001) – 2001.(2002.10^{4} + 2001))

  = (2002.2001.10^{4} + 2002.2001 – 2001.2002.10^{4} – 2001.2002)

  = 0

Bài 2: Thực hiện phép tính

B = [(315 + 372).3 + (372 + 315).7] : (26.13 + 74.14)

Giải:

B = [(315 + 372).3 + (372 + 315).7] : (26.13 + 74.14)

  = [(315 + 372).21] : (338 + 1036)

  = 687.21 : 1374

  = 10,5

các dạng toán tính giá trị của biểu thức và cách giải Chuyên đề tính giá trị của biểu thức: Lý thuyết và Bài tập vận dụng

Tính giá trị của biểu thức lớp 7

Đơn thức

Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.

Đơn thức thu gọn

Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương. Số nói trên gọi là hệ số, phần còn lại gọi là phần biến của đơn thức thu gọn.

  • Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
  • Số thực khác 0 là đơn thức bậc không
  • Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.

Nhân hai đơn thức: Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.

Đơn thức đồng dạng

Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng.

Cộng, trừ đơn thức đồng dạng

Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

Đa thức

Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó. Mỗi đơn thức được coi là đa thức.

Một số dạng bài tập tính giá trị của biểu thức lớp 7

Bài 1: Tính giá trị các biểu thức sau tại m = -1 và n = 2

a) 3m – 2n

b) 7m + 2n – 6

Giải:

Thay m = -1 và n = 2 vào biểu thức, ta có:

a) 3m – 2n = 3.(-1) – 2.2 = -3 – 4 = -7

b) 7m + 2n – 6 = 7.(-1) + 2.2 – 6 = -7 + 4 = -9

Như vậy, bài viết trên đây của DINHNGHIA.COM.VN đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích về chuyên đề tính giá trị của biểu thức cùng những nội dung liên quan. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu phương pháp tính giá trị của biểu thức. Chúc bạn luôn học tốt!

See more articles in the category: wiki
READ  Lời Bài Hát Phượng Buồn Lyrics & MP3 Ca Sĩ H2K Và Quốc Lượng

Leave a Reply