Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên – Ngữ văn 12

Or you want a quick look:

Niềm hạnh phúc cùng sự gắn bó với cuộc sống, với đất nước và nhân dân luôn là đề tài nổi bật của thơ ca Việt Nam hiện đại. Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên sẽ giúp chúng ta cảm nhận được cảm hứng bao trùm bài thơ chính là tiếng hát reo vui của một tâm hồn đi từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui của một hồn thơ trữ tình. Cùng DINHNGHIA.COM.VN soạn bài, bình luận và phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu qua bài viết dưới đây!

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu tác giả và tác phẩm Tiếng hát con tàu

Cũng như nhiều tác phẩm nghệ thuật khác, để nắm được tư tưởng và nội dung của bài thơ, chúng ta cần có những thông tin cụ thể về tác giả và tác phẩm. Cùng tóm tắt một số nét chính về nhà thơ Chế Lan Viên và bài thơ này

Đôi nét về nhà thơ Chế Lan Viên

Được mệnh danh là nghệ sĩ thơ ca mang phong cách triết luận-tâm tình, Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920, mất năm 1989. Có thể nói, tài năng của ông được bộc lộ rất sớm, tiêu biểu là qua tập thơ đầu tiên mang tên Điêu tàn được xuất bản năm 1937.

Chế Lan Viên là nhà thơ mang tên tuổi trong phong trào thơ Mới. Chẳng thế mà Hoài Thanh trong thi nhân Việt Nam từng viết về ông “ta đắm say với Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên…” đã thể hiện phong cách thơ trữ tình mang đạm cái tôi rất riêng của thi sĩ họ Chế.

Phong cách sáng tác của ông trước Cách mạng tháng Tám mang chủ nghĩa cá nhân sâu sắc. Trong những vần thơ trong giai đoạn này, chúng ta bắt gặp một tâm hồn đơn độc, muốn trốn tránh ẩn náu cuộc sống “Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh/ Một vì sao trơ trọi cuối trời xa…”

Tuy nhiên, từ sau Cách mạng tháng Tám, phong cách thơ của thi nhân cũng hoàn toàn thay đổi theo hướng rất mới. Đó là đi từ cái riêng đến cái chung, từ cá nhân đến tập thể, đi cõi lòng trơ trụi đến thế giới rộng mở của đất nước nhân dân. Đi cùng với sự hóa thân kì diệu của Tổ quốc sau Cách mạng, những vần thơ của ông cũng như lột xác để mang tiếng nói chung của đất nước, và cũng chính nhà thơ như hóa thân để đổi mới chính mình trong công cuộc hòa nhập.

Giới thiệu bài thơ Tiếng hát con tàu

Trong bối cảnh hòa bình được lặp lại, khu vực miền Bắc bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Đảng và Nhà nước trong năm 1958 đã phát động phong trào kinh tế vùng cao. Thanh niên được coi là lực lượng nòng cốt trong cuộc đổi mới đến với những miền đất Tây Bắc, Việt Bắc…

Trong công cuộc kháng chiến trường kì chín năm chống Pháp, nhà thơ Chế Lan Viên có cơ hội thường xuyên công tác ở miền cao Tây Bắc, Việt Bắc, do vậy đã được đồng bào nơi đây đùm bọc và giúp đỡ. Chính tình cảm nặng lòng với con người và mảnh đất ấy đã trở thành ngọn nguồn cảm hứng bất tận cho nhà thơ họ Chế tạo nên một tác phẩm bất hủ mang tên Tiếng hát con tàu.

Soạn bài Tiếng hát con tàu của nhà thơ Chế Lan Viên

Được mệnh danh là nhà thơ của trí tuệ – Chế Lan Viên với ngòi bút tài hòa đầy tinh tế của mình luôn trăn trở để tìm ra cái độc đáo và mới lạ cho chất thơ và chất trữ tình trong từng tác phẩm. Tiếng hát con tàu là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của thi nhân. Để hiểu sâu sắc hơn nội dung và tư tưởng mà nhà thơ đã gửi gắm, chúng ta hãy cùng soạn bài Tiếng hát con tàu qua việc trả lời một số câu hỏi trong chương trình:

Bố cục của bài thơ Tiếng hát con tàu

  • Hai khổ đầu: Lời mời gọi lên đường trong tâm tưởng nhà thơ và những trăn trở suy tư
  • Chín khổ giữa: Sự trở về với nhân dân của nhân vật trữ tình cùng những kỉ niệm kháng chiến
  • Bốn khổ cuối: Khúc hát say mê tin tưởng và lạc quan về cách mạng

Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và địa danh Tây Bắc

Lúc Chế Lan Viên viết tác phẩm này thì thực tế chưa có đoàn tàu nào lên Tây Bắc. Như vậy, đoàn tàu chính là biểu tượng trong tâm tưởng của nhà thơ cũng chính là của nhân vật trữ tình.

  • Hình ảnh đoàn tàu thể hiện khát vọng lên đường, đến những miền đất xa xôi của Tổ quốc, hòa cùng với cuộc sống rộng lớn của đất nước và nhân dân.
  • Tây Bắc là một miền đất cụ thể chân thực chỉ miền vùng cao phía Tây Bắc của tổ quốc. Ngoài ra, Tây Bắc còn là hình ảnh tượng trưng cho những miền đất xa xôi, nơi có cuộc sống vất vả gian lao nhưng thấm đượm tinh thần dân tộc cùng tình nghĩa sâu nặng.
  • Tiếng hát con tàu, vì thế chính là lời mời lên đường, là tiếng hát của tâm tưởng xuất phát từ tâm hồn của nhà thơ. Đó là tiếng lòng hăm hở, say mê, khát khao đến với cuộc sống mới của nhân dân cũng là chân trời nghệ thuật.

Niềm vui sướng hạnh phúc khi gặp lại nhân dân trong hai khổ thơ đầu

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa…”

Chế Lan Viên đã diễn tả thật sinh động và cụ thể về khát vọng được trở về với cuộc sống mới qua những cặp hình ảnh giàu tính tượng trưng. Sự so sánh ẩn dụ đầy tinh tế đã giúp cho nhà thơ làm nổi bật lên mong ước từ bỏ sự chật hẹp của cá nhân để trở lại với cuộc sống nhân dân. Nhân dân chính là cội nguồn, là nơi che chở cưu mang và bầu sinh khí tiếp thêm sức mạnh.

Nhìn chung, trong hai khổ thơ đầu của Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên đã sử dụng những hình ảnh được chắt lọc từ cuộc sống bình dị và đời thường. Các cặp hình ảnh so sánh cùng với giọng thơ thắm thiết giúp nhà thơ thể hiện được khát khao cháy bỏng của mình được đến những miền đất xa xôi của Tổ quốc.

Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ

  • Người anh du kích
  • Thằng em liên lạc
  • Người mẹ nuôi quân

Con người Tây Bắc hiện lên với những con người rất thật và cụ thể đời thường. Đó là những người con quả cảm và anh dũng, một lòng một dạ chiến đấu hết mình cho đất nước quê hương, chấp nhận hi sinh bản thân cho cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

Chất suy tưởng và triết lý của Chế Lan Viên

Có thể nói, trong Tiếng hát con tàu, một trong những yếu tố tạo nên thành công cho tác phẩm chính là chất triết lý đầy suy tưởng của nhân vật trữ tình.

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

Các hiện tượng và sự vật đều có mối liên hệ chặt chẽ và khăng khít. Như luật nhân quả, như tính kết nối của thiên nhiên và vũ trụ vậy. Những hình ảnh so sánh đầy đắt giá đã thể hiện chất suy tưởng này như: cái rét với mùa đông, cánh kiến với hoa vàng, xuân đến với chim rừng.

Chất ẩn dụ lớn lao được gửi gắm trong những vần thơ này chính là tư tưởng về nghệ thuật: người nghệ sĩ chỉ có thể sáng tạo bền lâu được khi trở về với nhân dân. Tình yêu đã kết nối không gian và thời gian, đã khiến lạ thành quen, đã miền những miền đất xa xôi trở thành quê hương yêu dấu. Tình yêu giữa anh và em cũng chính là tình yêu, là tình cảm được kết tinh trong tình yêu vĩ đại dành cho đất nước.

Nghệ thuật tài hoa của nhà thơ trong Tiếng hát con tàu

  • Sử dụng nhuần nhuyễn các hình ảnh ẩn dụ, so sánh và nhân hóa
  • Hình ảnh phong phú, đa dạng, giàu sức gợi cảm
  • Chứa đựng chất suy tưởng và triết lý

tiếng hát con tàu và nghệ thuật tài hoa của bài thơ Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên – Ngữ văn 12

Bình giảng Tiếng hát con tàu để thấy lời mời gọi lên đường

Bốn câu thơ đề từ trong bài đã khái quát toàn bộ tư tưởng tình cảm của tác giả. Những câu thơ cất lên nghe thật tự nhiên sâu sắc:

“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”

Nhà thơ của chúng ta đã sử dụng câu hỏi tư tử ngay đầu câu đã nhấn mạnh sự tự hỏi, nỗi trở trăn băn khoăn của nhân vật trữ tình. Đó không chỉ là tiếng lòng của Chế Lan Viên, mà còn là tiếng nói là nỗi trăn trở chung của tầng lớp nghệ sĩ nói chung tại thời điểm lịch sử đó. Lòng ta chính là con tày Tây Bắc – đó chính là lời khẳng định của nhà thơ.

“Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?

Bạn bè đi xa anh giữa trời Hà Nội

Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

Ngoài cửa ô? Tàu đói những vầng trăng…”

Hình ảnh tượng trưng con tàu lại một lần nữa xuất hiện thể hiện tâm hồn và cõi lòng mong muốn lên đường của nhà thơ. Anh có đi chăng? Khi mà bạn bè đã đi xa anh lên những miền đất mới? Khi mà bên khung cửa, con tàu đang tha thiết với vầng trăng?

Con tàu chính là khát vọng lên đường, chính là tâm hồn đang tha thiết được đến với con người và mảnh đất Tây Bắc xa xôi. Tiếng hát con tàu chính là tiếng gọi của tâm hồn, vì vậy hình ảnh thiên nhiên này khơi gợi lên khát vọng lên đường của nhà thơ. Chế Lan Viên đặt ra hàng loạt những câu hỏi tu từ mà như đang tự hỏi chính mình…

Giặc Pháp đã tan rã, cuộc kháng chiến trường kì đã thành công, lúc này đây khi mà đất nước đổi mới trong công cuộc xây dựng phát triển thì cần anh – những thanh niên trai tráng nòng cốt. Tiếng hát con tàu chính là tiếng gọi của đất nước – hãy đập tan cái tôi nhỏ bé cũ kĩ và chật hẹp để hòa nhập với mọi người với đất nước. Chỉ khi trở về với cuộc sống đời thực cùng nhân dân, nhân vật trữ tình mới có thể nhận lại được sự sáng tạo cũng như nghệ thuật chân chính.

“Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép

Tâm hồn anh đang chờ anh trên kia”

Thi nhân họ Chế đã khẳng định rõ ràng về nghệ thuật bền lâu chính là ở nhân dân, là cuộc sống hiện thực. Chỉ có trải lòng hòa nhập cùng cuộc sống ngoài kia mới bắt gặp sự sáng tạo độc đáo mà biết bao nghệ sĩ khao khát đi tìm.

Vì thế, Tây Bắc ngoài tên gọi cụ thể của một địa danh nơi miền xa của đất nước, nó còn là biểu tượng của cuộc sống gian lao đầy ân tình nhưng cũng có nhiều kỉ niệm, biểu tượng của cuộc sống mới. Miền đất ấy đang vẫy gọi những thi sĩ hòa nhập và cùng cống hiến.

tiếng hát con tàu và lời mời gọi tâm tưởng của nhà thơ chế lan viên Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên – Ngữ văn 12

Phân tích Tiếng hát con tàu để thấy sự trở về với nhân dân

Nếu như những khổ thơ đầu là sự trăn trở suy nghĩ thì trong chín khổ thơ tiếp theo chính là sự trở về của nhân vật trữ tình với miền đất Tây Bắc. Niềm hạnh phúc khi được trở lại, những kỉ niệm thời kháng chiến lại ùa về dào dạt tạo nên những con người bất tử trong thơ của Chế Lan Viên.

Ân tình sâu nặng mà nhân dân Tây Bắc đã dành cho nhà thơ được gói gọn trong chín khổ thơ tiếp theo, xen với những hình ảnh đẹp đẽ đó là chất suy tưởng lung linh, sự chiêm nghiệm sâu sắc.

“Trên Tây Bắc ! Ôi mười năm Tây Bắc

…Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân”

Khổ thơ mở đầu đoạn hai là hình ảnh Tây Bắc đã đổi thay, sau đó những kỉ niệm khó quên thời kháng chiến cứ ùa về như một dòng thác đổ. Nghĩ về Tây Bắc, biết bao hình ảnh cũ mới cứ đan xen xuất hiện tầng tầng lớp lớp trong suy tư của nhà thơ. Trở về với Tây Bắc, trong tâm tưởng của nhà thơ, cũng chính là sự trở về với đất mẹ, của tâm hồn mình.

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

…Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh thoi đưa”

Nhà thơ đã khái quát hành trình trở về với nhân dần bằng những hình ảnh vô cùng cụ thể và xúc động thiêng liêng. Đó là chú nai vàng trở lại suối cũ, là ngọn cỏ trong tiết giêng hai, là chím én trong mùa xuân, là hình ảnh em nhỏ gặp sữa với cánh tay đưa… Đây đều là những so sánh trữ tình lại vô cùng hiện thực và cụ thể, thể hiện rất sâu sắc độ tinh tế trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà thơ.

Cả một trời kỉ niệm thương mến cứ thế mà ùa về một cách thật tự nhiên…

“Con nhớ anh con người anh du kích

Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn

…Con với mế không phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”

Những hoài niệm chân thành, những xúc cảm chân thực gắn liền với từng con người cụ thể đã cụ thể hóa tình cảm mà nhà thơ dành cho con người nơi đây, cũng như sự đùm bọc sẻ chia mà nhân dân Tây Bắc dành cho Chế Lan Viên trong những năm kháng chiến.

Con nhớ mãi sao quên hình ảnh anh du kích với chiếc áo nâu đêm cuối dành cho con, con nhớ người em liên lạc, là bà Mế suốt canh dài chăm con… Với cách xưng hô thân tình sử dụng đại từ “con” đã cho thấy tình cảm đằm thắm và tha thiết sâu nặng Chế Lan Viên đã dành cho con người nơi đây. Những con người lặng thầm cống hiến, sẵn sàng chiến đấu quên mình và nguyện hi sinh để có sự thành công của cuộc kháng chiến chín năm trường kì…

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”

Tiếng hát con tàu chính là tiếng hát của tâm tưởng. Mỗi bản làng, mỗi dòng sông, mỗi ngọn núi, mỗi địa danh đi qua khi mang những kỉ niệm khó phai của năm tháng sẽ trở thành mảnh đất của tâm hồn. Tình yêu đã khiến mảnh đất xa lạ trở thành máu mủ, thành quê hương chôn rau cắt rốn cả đời nguyện gắn bó.

Tiếng hát con tàu thể hiện sự say mê tin tưởng đầy lạc quan

Đoạn thơ cuối mang giai điệu rộn ràng, là tiếng hát hân hoan đầy lạc quan của nhà thơ. Khúc ca lên đường nghe sao háo hức và đầy mê say. Chất lãng mạn trữ tình hòa quyện trong giọng điệu sôi nổi hấp dẫn biết bao:

“Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi

Tình em đang mong tình mẹ đang chờ

…Mặt đấy nồng nhựa nóng của cần lao”

Chính khát khao cháy bỏng ấy đã thôi thúc nhà thơ trở về với Tây Bắc, cũng chính là trở về với ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật chân chính và bền vững. Có thể nói, cảm hứng bao trùm toàn bộ Tiếng hát con tàu chính là mong ước lên đường và trở lại miền đất Tây Bắc cũng chính là trở về với những kỉ niệm xưa. Con tàu chở đầy mộng tưởng mà rất hữu ích, tiếng hát con tàu ấy chính là khúc hát say sưa mời gọi lên đường.

Tiếng hát con tàu là vừa dạt dào tình cảm với con người với nhân dân, lại đong đầy những triết lý suy tư và chiêm nghiệm. Phân tích và bình giảng tác phẩm đã đem lại nhiều cung bậc cảm xúc cho mỗi chúng ta. Khát vọng hướng về tương lai tươi đẹp của cuộc sống mới sau cách mạng tháng Tám chính là vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ Chế Lan Viên. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có những thông tin cần thiết cho mình khi tìm hiểu tác phẩm. Nếu có thêm những đóng góp gì cho bài viết phân tích Tiếng hát con tàu, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

Xem thêm >>> Đây thôn vĩ dạ cảm nhận và phân tích vẻ đẹp bài thơ

Xem thêm >>> Phân tích hình tượng người lính oai hùng trong Tây Tiến của Quang Dũng

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

See more articles in the category: wiki
READ  Jav Là Viết Tắt Của Chữ Gì, Jav Là Từ Viết Tắt Của Japanese vuidulich.vn

Leave a Reply