Cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Or you want a quick look:

Cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để thấy một sáng tạo nghệ thuật độc đáo và đặc sắc. Bởi vậy mà giá trị nội dung và ý nghĩa của tác phẩm cũng được thể hiện qua chi tiết ấy. Cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ còn thấy đây là linh hồn trong đời sống tinh thần vùng Tây Bắc, giúp khám phá và thể hiện vẻ đẹp nhân vật cũng như chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ còn khẳng định vai trò của tiếng sáo ấy đối với sự hồi sinh của nhân vật Mị…Nội dung bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN sẽ cùng bạn tìm hiểu và cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Mở bài: Bằng những tình cảm chân thành và sâu đậm dành cho những mảnh đời chịu nhiều mất mát, thương đau ở núi rừng Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tô Hoài đã cho ra đời tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và để lại những dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm là sự hiện diện của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc và tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân chính là một trong số những chi tiết giàu ý nghĩa không thể không nhắc đến của tác phẩm.

Nội dung chính bài viết

Sơ nét về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Trước khi cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ, ta cần nắm được những nét chính về nhà văn Tô Hoài cùng truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

Những nét chính về nhà văn Tô Hoài

Tô Hoài sinh năm 1920 và có tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông vốn là người con của vùng đất Hà Đông (nay là Hà Nội). Tô Hoài đã phải trải qua những năm tháng thiếu thời rất đỗi cực nhọc và vất vả để kiếm sống nhưng chính điều đó đã giúp ông có nhiều cơ hội để trải nghiệm, tích góp vốn sống cho mình. 

Sau đó khi có dịp đến với thơ văn, dẫu những khó khăn, trở ngại vẫn còn đó nhưng dường như cuộc đời của nhà văn đã bước sang một trang khác đầy tươi sáng bởi ông đã tìm được sự phù hợp của nghề viết với mình. Thế nên, đó cũng là lí do khiến ông đeo đuổi sự nghiệp sáng tác trong khoảng thời gian đến 60 năm và để lại rất nhiều những tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, tiểu luận, hồi kí, kịch bản phim,… 

Trong giai đoạn đầu sáng tác, Tô Hoài chọn viết những câu chuyện về đời sống con người, thế giới loài vật. Sau đó, sự ra đời của các tác phẩm như “Truyện Tây Bắc” (1953), “Miền Tây” (1967), “Cát bụi chân ai” (1992) đã giúp người đọc hình dung được sự chuyển hướng trong sáng tác của nhà văn: ông tập trung tái hiện cuộc sống của con người miền núi. 

Không chỉ vậy, nhà văn còn mạnh dạn chia sẻ những trăn trở của mình trong việc sáng tác thông qua việc viết các tiểu luận nghiên cứu. Năm 1996, Tô Hoài đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật như một sự ghi nhận vì những đóng góp to lớn của ông trong sự nghiệp văn học nước nhà.

Hoàn cảnh ra đời của “Vợ chồng A Phủ”

Nằm trong số những sáng tác của Tô Hoài về nếp sống, phong tục và phẩm chất của những con người ở miền núi, “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm tiêu biểu. Tác phẩm chính là trái ngọt của chuyến đi kéo dài đến 8 tháng của Tô Hoài ở Tây Bắc cùng với lực lượng bộ đội giải phóng. Tác phẩm được in trong tập truyện “Truyện Tây Bắc” (1953), đây cũng là tâp truyện giúp cho Tô Hoài vinh dự được nhận Giải Nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1956.

Cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Tiếng sáo được nhắc đến nhiều lần và giúp đánh thức tâm hồn

Cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ sẽ thấy đây vốn là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc và xuất hiện trở đi trở lại trong tác phẩm nhiều lần. Đây vốn là âm thanh quen thuộc của núi rừng Tây Bắc, là biểu tượng của tuổi xuân, của sức trẻ và chính là linh hồn đời sống tinh thần của con người nơi đây.

Chính tiếng sáo ấy đã đánh động vào tâm hồn của nhân vật Mị, để Mị tìm lại được chút “thiết tha bổi hổi ” sau biết bao nhiêu những tháng năm sống trong cái dáng hình “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Từ một cô gái “chỉ biết thức với lửa” trong cô đơn, quạnh quẽ, từ một con người phó mặc phận mình cho kẻ khác có đối xử tàn tệ như thế nào thì cũng câm lặng chịu đựng đến nỗi cảm xúc như bị trơ lì, nghe tiếng sáo “ngoài đầu núi lấp ló”, tâm hồn Mị bắt đầu có những cảm nhận, xúc động trở lại để rồi Mị nhận ra mình có thể hát nhẩm theo lời bài hát của người đang thổi sáo:

“Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu.”

Cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ, ta thấy chính tiếng sáo ấy đã giúp tâm hồn héo hon của Mị cựa quậy trở lại để tìm về hình ảnh của chính mình, để biết rằng đêm tình mùa xuân đã tới và mình cũng là một cô gái đáng lẽ vẫn được hòa mình cùng với mọi người trong cái sân chung của ngày Tết, để được xem “trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy”

Tiếng sáo chính là phương tiện đưa Mị về lại với những kỉ niệm thời quá khứ mà Mị đã vô tình lãng quên. Mị lãng quên vì chính cái không gian sống của cô ở nhà thống lí  với “cái buồng kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Trong không gian ấy Mị chỉ có thể “ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”, tù túng và bí bách chính là thứ khiến giam hãm, kìm kẹp khiến cô không thể vùng thoát khỏi thực tại tăm tối để tìm về một thời quá khứ đã xa. 

Nhưng giờ đây, tiếng sáo “gọi bạn đầu làng” kia đã giúp Mị được “sống về ngày trước”, Mị thấy hình ảnh của Mị ngày xưa cũng “thổi sáo giỏi” và Mị còn “thổi lá cũng hay như thổi sáo” và chính tài năng đã khiến “biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Vẫn là cái không gian có “cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng” nhưng Mị không còn trong hình ảnh của người con gái ủ dột, buồn bã nữa mà đã “thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Một điều đặc biệt nữa, Mị nhận thức rất rõ về việc “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.

Tiếng sáo giúp nhân vật Mị hồi sinh tâm hồn héo úa

Cảm nhận  ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ để thấy từ chỗ đánh thức Mị ý thức lần tìm hình ảnh của mình trong những năm tháng ngày xưa, tiếng sáo ấy giờ đây lại có tác dụng làm hồi sinh tâm hồn của Mị. Mặc dù tìm về quá khứ nhờ vào tiếng sáo nhưng càng hướng về quá khứ, càng tìm gặp lại những kí ức của một thời đã qua để thấy nó tươi đẹp như thế nào, Mị lại càng đớn đau khôn xiết và nhận thức rõ ràng về thực tại phũ phàng mà mình phải chịu đựng và trải qua. 

Là một cô gái, Mị cũng mong mình có cơ hội được xây đắp, vun xới hạnh phúc cho mái ấm của riêng mình. Thế nhưng, cuộc hôn nhân Mị có chỉ là sự chịu đựng và gắng gượng, đối với Mị nó là một sự tra tấn không hơn không kém vì Mị và A Sử “không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”

Có nỗi chán chường nào lớn hơn thế khi chính cuộc hôn nhân đã đày đọa Mị, triệt tiêu đi ở Mị ý thức đi tìm niềm vui sống. Thậm chí, nó còn gieo rắc trong tâm tưởng của Mị ý định tự tử để thoát kiếp khổ đau: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này. Mị sẽ ăn cho chết ngay”. Mị bất lực với chính cuộc đời mà mình đang sống. Thế nhưng, chính lúc này đây “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường” lần nữa giúp Mị xua tan những day dứt về thực tại bằng những khát khao tình yêu tự do:

“Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi…”

Ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ còn thể hiện ở việc nó làm lóe trên trong Mị khao khát về tình yêu tự nguyện nhưng đồng thời cũng là niềm tiếc nuối khi đã để lỡ tuổi xuân trong một cuộc hôn nhân cay đắng, ngậm ngùi. Mị nghĩ đến cái chết, Mị để cho “nước mắt ứa ra” khi những nuối tiếc về cái quá khứ của một thời tuổi trẻ đã hóa thành sự bí bách không thể tháo gỡ, đến phút cuối bị dồn đến chỗ đưa ra quyết định bi thảm. 

Có thể thấy, việc Mị nghĩ đến việc chấm dứt sự sống quả là một bước thụt lùi tiêu cực nhưng nếu soi xét kĩ hơn thì đó lại là một dấu hiệu đáng mừng cho việc nhận thức về sự sống của Mị. Vốn “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” nên cảm xúc của Mị đã trở nên chai sạn, nhìn mọi thứ xung quanh chỉ bằng ánh nhìn vô định. Ấy vậy mà giờ đây, Mị có thể khóc, có thể nghĩ đến chuyện giải thoát cho cuộc đời tù túng của mình nghĩa là Mị đã nhận thức được sự sống vô nghĩa của mình những ngày qua. 

Mị lúc này đã có phản ứng lại với những ngang trái, éo le của cuộc đời mình. Như vậy, sâu xa hơn cái ý muốn đoạn tuyệt với cuộc đời đầy tiêu cực lại chính là sự thức tỉnh của một con người muốn thoát khỏi kiếp sống làm trâu làm ngựa. Tâm hồn Mị lúc này thực sự đã hồi sinh ngay trên chính ý định kết thúc cuộc đời.

Hình ảnh trai gái Tây Bắc trong ngày vui mùa xuân

Tiếng sáo thôi thúc Mị hành động thoát khỏi cuộc sống u uất

Không chỉ giúp hồi sinh tâm hồn mà  tiếng sáo còn thôi thúc Mị có những hành động cụ thể để thể hiện ý thức mong muốn hoàn cải số phận của mình. Rồi Mị“đứng dậy xắn thêm mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng”. Tiếp theo hành động ấy, Mị mạnh dạn hơn khi “quấn lại tóc”, “với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” mà không màng đến sự có mặt của A Sử. Phải chăng đây cũng là hành động thể hiện niềm mong mỏi cuộc đời tăm tối của Mị sẽ có lúc được thắp sáng lên như thế. Không chỉ vậy, dường như Mị cũng không còn quan tâm đến những trở lực gây ảnh hưởng đến việc thay đổi cuộc đời của mình.

Cảm nhận  ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ sẽ thấy ngay cả khi bị trói đứng vào cột nhà bằng những vòng sợi đay thô ráp gây đau nhói, Mị cũng nương theo tiếng sáo để hòa mình vào những cuộc chơi, những đám chơi và say sưa với lời hát: “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Tiếng sáo lúc này giống như một phương thuốc giúp Mị thoát ra nỗi đau đớn cùng cực của thân xác để tâm hồn vẫn được bay bổng với khát vọng tự do và tình yêu.

Ấy vậy mà vào chính lúc Mị muốn “vùng bước đi” thì hiện thực phũ phàng lại kéo Mị về trong sợi dây trói đến thít chặt, đau nhói vô cùng. Trong cảnh đau đớn đó, hơi rượu vẫn tỏa và tiếng sáo vẫn vang xa xa. Có thể thấy, thực tại có cay đắng, có đau đớn đến nhường nào thì Mĩ cũng trở nên vững vàng hơn nhờ có tiếng sáo là điểm tựa. Tiếng sáo trong khung cảnh mùa xuân tưng bừng, rộn rã đối lập hoàn toàn với tình cảnh trớ trêu của Mị. 

Thế nhưng, chính nhận thức và những hành động của Mị khi có sự tác động của tiếng sáo ấy đã giúp ta nhận rõ một điều là Mị đã vượt lên trên những khổ đau, đày đọa về thể xác để vẫn có thể hướng về những thanh âm của sự sống để mong có cơ hội được là người có lòng ham sống và yêu đời. Đó cũng chính là những biểu hiện cho thấy khả năng đầy hứa hẹn ở Mị trong việc sẽ tìm được con đường tươi sáng hơn cho tương lai phía trước của mình.

Đánh giá tác phẩm khi cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ

Có thể thấy, qua “Vợ chồng A Phủ” Tô Hoài đã phác họa nên một bức tranh chân thực về cuộc sống của con người Tây Bắc. Họ không chỉ phải sống trong sự bóc lột đến tàn nhẫn của hai tầng áp bức thực dân và phong kiến mà còn là nạn nhân của sức ép thần quyền nhưng lại là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp và ý thức đấu tranh mạnh mẽ. Để có thể khắc họa thành công bức tranh ấy, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ chọn lọc sáng tạo và đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nội tâm ấn tượng. Bên cạnh đó, kết cấu hấp dẫn cùng với các tình tiết giàu kịch tính cũng là yếu tố tạo nên sự thành công của tác phẩm.

Kết bài: Quả thật, ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ đã giúp nhà văn thể hiện quan niệm cùng tư tưởng của tác phẩm. Tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân của tác phẩm là một chi tiết nghệ thuật đắt giá. Được miêu tả với nhiều cung bậc, sắc thái thẩm mĩ khác nhau, chi tiết không chỉ có tác dụng đánh thức niềm khao khát sống trong tâm hồn tưởng như đã chai sạn của Mị mà còn góp phần cho ta hình dung được phần nào những hiểu biết sâu sắc của tác giả về những nét văn hóa tinh thần giá trị của con người Tây Bắc.

Dàn ý chi tiết cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ

Nhằm giúp bạn nắm được nội dung bài viết cũng như giá trị và ý nghĩa của tác phẩm, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn lập dàn ý chi tiết ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ. 

Mở bài cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ

  • Giới thiệu sơ nét về tác giả cùng tác phẩm.
  • Khái quát ý nghĩa và tư tưởng của “Vợ chồng  A Phủ”.
  • Dẫn dắt đến hình tượng tiếng sáo cùng ý nghĩa của nó trong tác phẩm.

Thân bài cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ

  • Tiếng sao là chi tiết nghệ thuật xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm.
    • Ngoài đầu núi lấp ló đã có nghe tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.
    • Tai Mị đã văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.
    • Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng, thấp thoáng bay ngoài đường.
    • Mị vẫn luôn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi,..
  • Tiếng sáo giúp nhân vật Mị hồi sinh tâm hồn héo úa
    • Tiếng sáo chính là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu.
    • Tiếng sáo đã lay động và khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị
  • Tiếng sáo thôi thúc Mị hành động thoát khỏi kiếp sống nô lệ.
    • Tiếng sáo có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật Mị.
    • Tiếng sáo ấy cũng chính là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân.
  • Tiếng sáo thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Sức sống con người cho dù bị giẫm đạp hay trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên mạnh mẽ.

Kết bài cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ

  • Khái quát và khẳng định giá trị cùng ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ.
  • Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về hình tượng tiếng sáo, về giá trị nhân đạo ẩn chứa trong chi tiết nghệ thuật tiếng sáo trong tác phẩm. 

Tiếng sáo trong “Vợ chồng A Phủ” dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng lại có vai trò lớn lao trong việc tạo nên sự thành công của tác phẩm. Hy vọng những phân tích trên đây của DINHNGHIA.COM.VN về ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ đã gợi cho bạn những ý văn hay trong quá trình tìm hiểu về chi tiết này. Chúc bạn luôn học tốt!. 

Xem thêm:

Tu khoa lien quan:

  • dàn ý chi tiết tiếng sáo trong vợ chồng a phủ
  • ý nghĩa tiếng sáo mèo trong vợ chồng a phủ
  • chi tiết nắm lá ngón trong vợ chồng a phủ
  • vai trò của tiếng sáo đối với sự hồi sinh của nhân vật mị
  • cảm nhận hình tượng tiếng sáo trong tác phẩm vợ chồng a phủ
  • cảm nhận của anh chị về âm thanh tiếng sáo trong tác phẩm vợ chồng a phủ
See more articles in the category: wiki
READ  Phan Hiển là ai? Sự nghiệp của chồng kiện tướng Khánh Thi

Leave a Reply