Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất có mối quan hệ như nào? Thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Việt nam

Or you want a quick look: Khái niệm lực lượng sản xuất là gì?

Lực lượng sản xuất là gì? Quan hệ sản xuất là gì? Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là gì? Có thể thấy, đây chính là hai yếu tố cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong sản xuất. Vậy cụ thể lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ với nhau như nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau của DINHNGHIA.COM.VN về chủ đề lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để tìm lời giải đáp cho thắc mắc của mình nhé!

Vuidulich.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
  • Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
  • Tiểu luận mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
  • Vai trò của lực lượng sản xuất
  • Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam
  • Cầu 18 mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
  • Ví dụ về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
  • Ý nghĩa phương pháp luận của lực lượng sản xuất và quan
 lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

https://www.youtube.com/watch?v=1IY7ynq46Zg

Nội dung chính bài viết

 
 

Khái niệm lực lượng sản xuất là gì?

Lực lượng sản xuất là gì? Đây là khái niệm được dùng để chỉ tổng thể tất cả các yếu tố cấu thành nội dung vật chất cũng như kỹ thuật, công nghệ,…của một quá trình sản xuất cụ thể. Những yếu tố này có khả năng tạo thành năng lực thực tiễn để cải biến giới tự nhiên của con người. Điều này cũng có nghĩa rằng lực lượng sản xuất là yếu tố đóng vai trò phản ánh căn bản trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.

Theo nghiên cứu, các yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất hiện nay bao gồm: tư liệu sản xuất và người lao động. Do đó, những ví dụ mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ cho bạn nhìn thấy được điều này một cách rõ ràng và chính xác nhất.

Khái niệm quan hệ sản xuất là gì?

Khi nghiên cứu về ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trước tiên các bạn cần hiểu khái niệm về quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất là khái niệm dùng để chỉ tổng thể các mối quan hệ kinh tế (trong đó chủ yếu là quan hệ giữa người với người về mặt thực hiện lợi ích vật chất khi thực hiện quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội).

Trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì yếu tố quan hệ sẽ bao gồm: quan hệ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất, mối quan hệ trong tổ chức – quản lý quy trình sản xuất. Đồng thời, đó còn là quan hệ trong sự phân phối kết quả của những quá trình sản xuất đó.

phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất có mối quan hệ như nào?

Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

  • Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta hiện nay cũng như các nước trên thế giới luôn là hai yếu tố có mối quan hệ thống nhất biện chứng chặt chẽ với nhau (phụ thuộc, ràng buộc nhau, tác động lẫn nhau) và tạo nên quá trình sản xuất hiện thực của xã hội.
  • Trên thực tế, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản và tất yếu trong mọi quá trình sản xuất. Trong đó, lực lượng sản xuất được xem là nội dung vật chất của quá trình sản xuất còn quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức kinh tế của quá trình đó.
  • Trong thực tiễn hiện nay, quá trình sản xuất tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên nhất định phải có sự kết hợp giữa các nhân tố trong quá trình đó. Vì vậy, nó không thể được diễn ra nằm bên ngoài hình thức kinh tế nhất định.
READ  Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

Ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cũng cho thấy rằng hai yếu tố này tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây được coi là nhu cầu tất yếu và phổ biến được diễn ra ở tất cả các quá trình sản xuất có trong hiện thực xã hội.

  • Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ biện chứng. Tuy nhiên trong đó, vai trò quyết định vẫn thuộc về lực lượng sản xuất còn quan hệ sản xuất chỉ đóng vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất
  • Khi trình bày mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cho ví dụ minh họa, các bạn có thể thấy rằng mối quan hệ giữa hai yếu tố này là mối quan hệ thống nhất tuân theo nguyên tắc khách quan.
  • Cụ thể, quan hệ sản xuất trên thực tiễn phải phụ thuộc phần lớn vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất theo từng giai đoạn lịch sử xác định. Bởi lẽ, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất còn lực lượng sản xuất mới chính là nội dung vật chất và kỹ thuật của quá trình đó.
  • Tuy nhiên, với tư cách là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất, quan hệ sản xuất luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động trở lại này có thể diễn ra theo hai chiều hướng chính đó là tích cực hoặc tiêu cực. Bởi điều này chịu sự chi phối từ yếu tố phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng và nhu cầu của khách hàng. Vì thế, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không thể là hai yếu tố tách rời nhau trong xã hội.
  • Giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất còn là mối quan hệ có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập làm phát sinh mâu thuẫn cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển liên tục của lực lượng sản xuất.
  • Không chỉ có mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế xác định, lực lượng sản xuất của xã hội sẽ luôn được bảo tồn. Không những thế, nó còn không ngừng được khai thác cũng như sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất, tái sản xuất trong xã hội hiện nay.

Thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Việt nam trước và sau Đổi mới (1986)

1. Thời kỳ trước đổi mới

Sau cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc kéo dài, kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu nay lại càng gặp nhiều khó khăn hơn, lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp kém và chưa có điều kiện phát triển. Trình độ người lao động  rất thấp, hầu hết không có chuyên môn tay nghề, phần lớn lao động chưa qua đào tạo. Lao động Việt nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm mà cha ông để lại. Trường dạy nghề rất hiếm, chủ yếu chỉ xuất hiện ở Hà Nội, Sài Gòn,….Tại những đô thị lớn, trình độ của người lao động cao hơn các vùng khác trong cả nước. Tư liệu sản xuất mà nhất là công cụ lao động ở nước ta thời kỳ này còn thô sơ, lạc hậu. Là một nước nông nghiệp thế nhưng công cụ lao động chủ yếu là cày, cuốc, theo hình thức “ con trâu đi trước, cái cày theo sau”, sử dụng sức người là chủ yếu, trong công nghiệp máy móc thiết bị còn ít và rất lạc hậu. Phát triển công cụ lao động giữa các vùng, miền cũng có sự khác nhau. Nhìn chung trước trước Đổi Mới lực lượng sản xuất ở Việt nam thấp kém, lạc hậu và phát triển không đồng đều. Trong hoàn cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất xã hôi chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm hai thành phần kinh tế: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Nhà nước không thừa nhận yếu tố kinh tế tư bản như là các thành  phần kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân dựa trên chế độ sở hữu tư nhân, đã phân định tách bạch thuần khiết chế độ sở hữu và thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, phi xã hội chủ nghĩa, tuyệt đối hóa vai trò của chế độ công hữu, dẫn đến chủ trương cải tạo, sớm xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa.
READ  Hiện Tượng Mạng Obito Là Ai ? Tiểu Sử, Năm Sinh, Chiều Cao Obito
Trong thời kỳ đầu, sau giải phóng miền Bắc, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nhấn mạnh thái quá vai trò “tích cực” của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước, mở đường để tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Có những nơi nông dân bị bắt ép đi vào các hợp tác xã, mở rộng nông trường quốc doanh mà không tính đến lực lượng sản xuất còn rất lạc hậu. Người lao động không được chú trọng về cả trình độ và thái độn lao động, đáng ra là chủ thể của sản xuất nhưng lại trở nên thụ động trong cơ chế quan liêu bao cấp. Nước ta quá nhấn mạnh sở hữu tư liệu sản xuất theo hướng tập thể hóa, cho đó là nhân tố hàng đầu của quan hệ sản xuất mới, từ đó người lao động bị biệt lập với đối tượng lao động. Quan hệ sản xuất lên quá cao, tách rời với lực lượng sản xuất. Hậu quả là sản xuất bị kìm hãm, đời sông nhân dân đi xuống nhanh chóng. Đến cuối năm 1985( 12/1985, giá bán lẻ hàng hóa tăng 845.3%), năng suất lao động quá thấp, kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

2. Thời kỳ sau đổi mới (1986)

Nhận thức được sai lầm trong thời kỳ trước, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm, chủ trương Đổi mới phương thức quản lý kinh tế và cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Người lao động nước ta đến năm 2005 là 44,3 triệu người, trong đó lao động đã qua đào tạo là 24,79 %. Hệ thống trường dạy nghề các cấp được mở rộng. Đội ngũ trí thức cũng tăng lên nhanh chóng, năm 2007-2008, cả nước có 1 603 484 nghìn sinh viên. Năm 2008, nước ta có 160 trường đại học, 209 trường cao đẳng và 275 trường trung cấp chuyên nghiệp, đáp ứng được phần nào nhu cầu đào tạo lao động cho đất nước. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn bị phân mảng, tồn tại tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động, nhất là thiếu thợ”. Nền kinh tế đang thiếu đi nguồn nhân lực có tay nghề, chất lượng nhân lực của Việt Nam còn thấp so với các nước lân cận. Máy móc và các trang thiết bị hiện đại ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế. Trong nông nghiệp là máy cày, máy bừa,…các giống cây trồng mới cũng được tìm ra và phổ biến. Trong công nghiệp, kỹ thuật hạt nhân bắt đầu phát triển, đẩy mạnh sản xuất. Tuy nhiên nhìn chung so với nhiều quốc gia trên Thế giới thì tư liệu sản xuất nước ta còn nghèo nàn, chậm cải tiến, hiệu quả chưa thật sự cao và còn phân hóa giữa các vùng trong cả nước. Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức kinh doanh đa dạng, phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, các quan hệ sản xuất xã hôi chủ nghĩa, quan hệ sản xuất tư bản, manh mún của quan hệ sản xuất phong kiến được công nhận. Như vậy, trong hoàn cảnh lực lượng sản xuất không  ngừng phát triển, Đảng và Nhà nước ta  chủ trương đa dạng các mối quan hệ xã hội đã bước đầu vận dụng đúng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và được đạt nhiều thành tựu đáng kể. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 8,4 %, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh nhiều nước rơi vào khủng hoảng thì vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn cao,cụ thể là 45 tỷ USD vốn  FDI từ 2005-2010, GDP trên người khoảng 1168 USD/người/năm.

III. Phương hướng để tiếp tục vận dụng tốt quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta

Nâng cao trình độ người lao động bằng cách phát triển giáo dục đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo nghề, nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng. Hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để hoàn thiện quan hệ sản xuất.
READ  Intel Smart Connect Technology Là Gì, Computer Simulation vuidulich.vn
Tăng cường những bước cơ bản về cơ sở vật chất cho khoa học – công nghệ, tập trung xây dựng một số phòng thí nghiệm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực trên các lĩnh vực công nghệ trọng điểm như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hóa dầu…. Về quản lý, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực KẾT LUẬN Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến, tác động trong toàn tiến trình lịch sử nhân loại. Sau chặng đường hai mươi bảy năm thực hiện Đổi mới vừa qua, Đảng ta đã không ngừng tìm tòi, phát triển nhận thức về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất trên tổng thể và đối với từng yếu tố cấu thành nên quan hệ sản xuất. Thực tiễn cho thấy con đường chúng ta đang đi là đúng đắn và đạt nhiều thành tựu quan trọng, vượt qua nhiều giai đoạn lịch sử nhạy cảm. Về con đường và cách thức đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta có nhiều vấn đề được làm sáng tỏ nhưng cũng có nhiều vấn đề cần phải phát triển thêm. Có thể nói việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một vấn đề như thế. Mặt khác cần đi đôi với việc phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và đi tắt đón đầu, chú trọng các ngành nhiều thế mạnh trở thành ngành côn nghiệp mũi nhọn, phù hợp với sự phát triển nền khoa học công nghệ nước nhà. Việc phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phát triển nền kinh tế thị trường phải được thực hiện đồng thời, thúc đẩy hỗ trợ nhau cùng phát triển. Bởi lẽ nếu công nghiệp hóa – hiện đại hóa tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho sự phát triển xã hội thì việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp. Nước ta cần xác lập và hoàn thiện một quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp với lực lượng sản xuất hiện nay để đất nước phát triển hơn nữa, mà trước hết là phát triển kinh tế một cách bền vững. trình bày về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất có mối quan hệ như nào?

Như vậy, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Đồng thời, sự tác động này sẽ tạo ra những ảnh hưởng chung đến sự phát triển của toàn xã hội. Vì thế, các bạn có thể tìm hiểu thêm những kiến thức lý luận về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thông qua bài viết trên đây của DINHNGHIA.COM.VN.

Tu khoa

mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta hiện nay

ví dụ mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

tieu luan mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

câu 18 mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

trình bày mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cho ví dụ minh họa

Vuidulich.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
  • Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
  • Tiểu luận mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
  • Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
  • Vai trò của lực lượng sản xuất
  • Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam
  • Cầu 18 mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
  • Ví dụ về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
  • Ý nghĩa phương pháp luận của lực lượng sản xuất và quan
See more articles in the category: wiki

Leave a Reply