Mô thức Efas là gì? Cách thiết lập mô thức Efas như nào? Các yếu tố xây dựng mô hình Efas?… vốn là chủ đề được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về mô hình Efas là gì cùng những nội dung liên quan thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính bài viết
Mô thức Efas là gì?
Nền kinh tế của chúng ta đang không ngừng phát triển, ngày càng nhiều các công ty được thành lập và đạt được những thành công nhất định. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, các khái niệm, các phương thức đánh giá, phân tích lần lượt được ra đời. Một trong những phương thức sử dụng để phân tích doanh nghiệp đó là mô thức efas. Vậy mô thức Efas là gì?
- Mô thức Efas là mô hình phân tích các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp. Hay hiểu một cách đơn giản, mô thức Efas là chúng ta đi phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến những hoạt động của một công ty hay doanh nghiệp nào đó.
- Trên thực tế, để đánh giá, phân tích hoạt động của một công ty, doanh nghiệp, ta không chỉ dựa vào mô thức Efas và còn phải dựa trên cả mô thức Ifas. Bởi không chỉ có các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động và các yếu tố bên trong của các công ty, doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta chỉ tìm hiểu, phân tích về mô thức Efas là gì cũng như một số đặc điểm liên quan đến mô thức Efas.
Các yếu tố của mô thức Efas
Như phần định nghĩa mô thức Efas là gì cũng đã nói đến mô thức Efas là phân tích các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, do đó, nó bao gồm các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp như:
Nhân tố kinh tế
Nhân tố kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng có vai trò quyết định đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng tác động rất nhiều đến các doanh nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu không nhỏ. Năm 2009, chỉ số tăng trưởng kinh tế là 5,3 %, chỉ thấp hơn so với chỉ số tăng trưởng kinh tế trung bình của thế giới 0,8 %. Bên cạnh đó, mức lạm phát của nền kinh tế cũng giảm ở mức đáng kể là 6,5 %, thấp hơn rất nhiều so với năm 2008 là 19,9 %, thâm hụt tài khoản vãng lai là 7,8%, thấp hơn so với năm 2008 là 11,9% GDP.
Trong 9 tháng đầu năm 2010, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức bền vững, tốc độ tăng trưởng được kiểm soát, giá tiêu dùng được kéo xuống ở mức thấp, lãi suất các ngân hàng cũng được duy trì ở mức tối đa…
Cùng với đó, nền kinh tế thế giới cũng phát triển ở mức ổn định, tốc độ tăng trưởng không quá cao, lạm phát được khống chế, GDP đầu người được duy trì ở mức độ trung bình…Tác động của nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp.
Cụ thể, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đạt được những thành tựu vô cùng lớn, không chỉ trong lĩnh vực sản xuất và cả lĩnh vực dịch vụ, công nghệ, điện tử…
Nhân tố chính trị pháp luật
Trên thực tế, khi nhắc đến mô thức Efas là gì, nhiều người thắc mắc liệu chính trị pháp luật có phải là nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải khẳng định một điều, chính trị pháp luật là một nhân tố rất quan trọng đối với phát triển các doanh nghiệp. Cũng giống như nhân tố kinh tế, chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp.
Trước đây, khi phân tích mô thức Efas là gì, nhiều người không hề chú ý đến chính trị pháp luật bởi lẽ nền chính trị của Việt Nam tương đối ổn định so với các nước trong khu vực và trên thế giới nên nó không có nhiều biến động. Tuy nhiên, chính điều này là động lực thu hút không ít các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế, trong đó phải kể đến các ngành dịch vụ du lịch, bất động sản, tài chính, ngân hàng…
Với các chính sách mở cửa, Đảng và Nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Nhiều chủ trương, chính sách, các văn bản, điều lệ mới được ra đời không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển của các công ty, doanh nghiệp trong nước mà nó còn hướng tới các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý để các công ty, doanh nghiệp tạo dựng quy chế hoạt động của riêng mình.
Nhân tố công nghệ
Trong quá trình phân tích mô thức Efas là gì, nhân tố công nghệ được nhiều chuyên gia kinh tế chú trọng.
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ vào các ngành sản xuất, dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt, khi mà hệ thống kỹ thuật, công nghệ của nước ta đang dần được nâng cấp và cải tạo, nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại được đưa vào quy trình sản xuất thì hiệu suất kinh doanh mang lại ngày càng cao.
Bên cạnh đó, việc mua bán, trao đổi kỹ thuật, công nghệ với nước ngoài cũng được chú trọng giúp thu hẹp khoảng cách giữa nước ta với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Nhân tố văn hóa xã hội
Cũng giống như nhân tố chính trị và pháp luật, trong quá trình phân tích mô thức Efas là gì, nhân tố văn hóa xã hội không được chú trọng nhiều. Tuy nhiên nhân tố này lại đóng một vai trò rất quan trọng.
Nếu bạn tìm hiểu các tài liệu về mô thức Efas là gì thì chắc hẳn sẽ ít thấy sự xuất hiện của nhân tố văn hóa xã hội.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các yếu tố văn hóa xã hội rất được nhà nước ta coi trọng. Khi đời sống của con người được nâng cao, đồng nghĩa với đó là các nhu cầu về tinh thần cũng được nhiều người quan tâm. Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều công ty du lịch ra đời thỏa mãn nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng của người dân.
Không những thế, bên cạnh việc phát triển du lịch, các công ty, doanh nghiệp còn mở rất nhiều các trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng…để phục vụ người dân.
Các bước trong mô thức Efas là gì?
Trên thực tế, có thể nhiều người hiểu mô thức Efas là gì nhưng lại ít người biết các bước trong mô thức Efas là gì?
Mô thức Efas gồm 5 bước sau:
- Bước 1: Xác định và lập danh mục các nhân tố: Trong bước này, người tiến hành phân tích phải là người nắm rõ về công ty cũng như các xu hướng phát triển của kinh tế trong nước và nước ngoài. Sau khi đã xác định được các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công ty, việc tiếp theo là sắp xếp nó theo mức độ quan trọng. Những nhân tố có mức ảnh hưởng lớn đối với công ty, doanh nghiệp sẽ được ưu tiên xếp đầu.
- Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố: Trong khi phân tích về mô thức Efas là gì đã nêu những nhân tố trong mô thức efas. Việc của người đánh giá là phân tích các nhân tố đó tác động như thế nào đến công ty, doanh nghiệp của mình. Các tiêu chí để đánh giá nhân tố bao gồm so sánh những đối thủ cạnh tranh thành công với những doanh nghiệp không thành công và ảnh hưởng của từng nhân tố đến vị thế chiến lược hiện tại của doanh nghiệp trong khối ngành kinh doanh.
- Bước 3: Đánh giá xếp loại từng nhân tố dựa vào cách thức định hướng chiến lược hiện tại của doanh nghiệp dựa vào các nhân tố.
- Bước 4: Tích hợp độ quan trọng của mỗi nhân tố với xếp loại các nhân tố để xác định điểm quan trọng của từng nhân tố.
- Bước 5: Bước cuối cùng trong mô thức Efas là cộng điểm quan trọng của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp để biết được độ quan trọng của doanh nghiệp.
Trên đây là một số thông tin về mô thức Efas là gì? Cách thiết lập mô thức Efas như nào? Các yếu tố xây dựng mô hình Efas? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề bài viết mô thức Efas là gì, đừng quên để lại câu hỏi bên dưới để cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu thêm nhé!