Phân tích tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh – Ngữ Văn 12

Or you want a quick look:

Phân tích tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh để thấy tác phẩm xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Bên cạnh đó, phân tích tuyên ngôn độc lập cũng giúp người đọc cảm nhận được giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Trong nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu và phân tích tuyên ngôn độc lập. 

Mở bài: “Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Mấy ngàn năm đã trôi qua nhưng bài thơ thần của Lý Thường Kiệt được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Trải qua một ngàn năm đô hộ của giặc phương Bắc, nhân dân ta lại thêm xiềng xích gần trăm năm dưới tay bọn phát xít Pháp với những chính sách khai thác thuộc địa vô cùng tàn độc. Để khẳng định chủ quyền độc lập của đất nước, để bảo vệ quyền tự do của dân tộc, đồng thời tố cáo những tội ác của bọn thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ra đời áng văn chính luận Tuyên ngôn độc lập. Đây là một áng văn mẫu mực của nền văn học Việt Nam hiện đại , kết tinh từ những tinh hoa của dân tộc và khí phách của non sông; mang giá trị pháp lý, giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật đặc sắc. Tác phẩm ra đời đã làm bùng cháy hơn nữa lòng yêu nước nồng nàn, thấm nhuần vào từng con tim, khối óc của người Việt Nam.

Nội dung chính bài viết

Tìm hiểu Hồ Chí Minh và tác phẩm Tuyên ngôn độc lập 

Trước khi cùng tìm hiểu và phân tích tuyên ngôn độc lập, người đọc cần nắm vững những thông tin chính về tác giả tác phẩm.

Sơ nét về tác giả Hồ Chí Minh 

Hồ Chí Minh sinh ngày 19 – 5 – 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thời trẻ, Người học chữ Hán ở nhà, sau đó học tại trường Quốc học Huế và có một thời gian ngắn dạy học ở trường Dục Thanh – một trường học của tổ chức yêu nước ở Phan Thiết (thuộc tỉnh Bình Thuận). Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.

Trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội (1946), Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đã giữ chức vụ đó cho tới khi từ trần (ngày 2 – 9 – 1969).

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và là nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, đồng thời là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế Cộng sản. Cùng với sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để lại một sự nghiệp văn học to lớn.

Hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn độc lập 

Việc nắm vững hoàn cảnh ra đời của tác phẩm sẽ giúp việc phân tích tuyên ngôn độc lập một cách chi tiết. sơn cùng cực Ngày 26 – 8 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam mới.

Khi phân tích tuyên ngôn độc lập, ta thấy đây là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ cũng như vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất nước ta. 

Bản Tuyên ngôn Độc lập không dài, chỉ vỏn vẹn có 49 câu, với 1.010 chữ, nhưng lại chứa đựng những nội dung vô cùng to lớn, ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Bên cạnh sứ mệnh khai sinh, đưa dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, bản Tuyên ngôn Độc lập còn là bản tuyên ngôn về nhân quyền, về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng thiêng liêng giữa các dân tộc và mỗi con người của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Phân tích tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh 

Việc phân tích tuyên ngôn độc lập cần tìm hiểu về nguyên lí chung của bản tuyên ngôn, cơ sở thực tiễn cũng như thực tế. 

Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn

Khi phân tích tuyên ngôn độc lập, ta thấy như mọi bản tuyên ngôn của các quốc gia trên thế giới, bản tuyên ngôn độc lập được Hồ chủ tịch viết nên dựa trên nguyên lí chung về việc con người sinh ra luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Độc lập, tự do là hai chữ mà mỗi dân tộc nào cũng mong muốn có được, theo đó là những quyền lợi chung. 

Những quyền lợi ấy như quyền con người, trong đó quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc là những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm, mà tạo hóa đã ban cho con người. Có thể nói đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được. Nhiều tư tưởng tiến bộ trên thế giới đã sản sinh ra những tuyên ngôn bất hủ về quyền con người. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn tư tưởng của Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (năm 1776), Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (năm 1791) và đặt cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do, quyền con người ở Việt Nam vào dòng chảy của trào lưu tiến bộ trên toàn thế giới. 

Phân tích tuyên ngôn độc lập để thấy Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn hai câu nổi tiếng và ý nghĩa trong hai bản tuyên ngôn độc lập để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp mà hai quốc gia lớn Mĩ và Pháp đề cao. Mở đầu bản Tuyên ngôn, Người dẫn lại ý trích đoạn Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: 

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, nhưng khái quát cao hơn, đó là: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. 

Theo đó, điểm nhấn đặc biệt, độc đáo, có ý nghĩa ở đây là cụm từ: “Tất cả mọi người…” được nâng tầm thành “Tất cả các dân tộc…”.  Từ “mọi người” đã nâng lên thành “các dân tộc” thể hiện sự khẳng định của Người về sức mạnh của khối đại đoàn kết cộng đồng. 

Phân tích tuyên ngôn độc lập sẽ thấy đó không chỉ là số phận riêng lẻ của mỗi cá nhân mà ý nghĩa đã mang tính bao quát, đó là số phận, là quyền lợi của một dân tộc nói riêng và toàn thể các dân tộc bị áp bức nói chung. Sự phát triển này là chính xác, bởi lẽ, nước mất độc lập thì tất yếu người dân mất tự do, hạnh phúc; chừng nào nước vẫn còn giặc ngoại xâm chiếm đóng thì chừng đó không có gì bảo đảm cho nhân quyền.

Do đó, độc lập dân tộc là con đường duy nhất, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm và phát huy quyền con người trong bất kỳ thời kỳ nào của cách mạng nước ta, của dân tộc Việt Nam ta. Từ ý ấy, việc “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa: tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng hay quyền tự dochính là nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và tự do của các dân tộc bị áp trên thế giới.  

Phân tích tuyên ngôn độc lập sẽ thấy tác giả đã đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở phần sau. Việc Bác dẫn ra hai câu trong bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ và Pháp cũng thể hiện sự khéo léo một cách tài tình của một người đấu tranh trên lập trường chính trị. Hành động ấy mang tính chiến lược, sắc bén, khóa “miệng lưỡi” của đối phương trước những hành động của chúng. 

Lúc đó chính phủ Pháp phụng sự theo tinh thần của “Tuyên ngôn nhân quyền” đầy lẽ phải kia lại đang thi hành những hành động trái ngược hẳn; “Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do… hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Rõ ràng qua cách lập luận như thế, một sự thật được phơi bày một cách hiển nhiên: bản chất của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Đây là một câu khẳng định ngắn gọn và đầy sức thuyết phục. Đồng thời, ta cũng thấy rõ khẳng khái, khí phách bày tỏ lòng tự tôn dân tộc mình của Bác khi đặt ba cuộc Cách mạng, ba nền Độc lập, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau; khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc. Với cách mở đầu tác phẩm rất đặc sắc và chặt chẽ: Đi từ việc công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại, tiếp đến là sự khẳng định Độc lập, Tự do và Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc.

Câu văn như một điều khẳng định hùng hồn và xác đáng “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn về chân lí của thời đại: Độc lập, Tự do. Do đó, hạnh phúc, bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ. Các nước lớn có thế lực về quân sự không được xâm phạm quyền tự do độc lập của nước khác, dân tộc khác. 

Bởi lẽ nếu xâm phạm thì đã làm trái đi điều mà bản Tuyên ngôn độc lập nước nhà của mình đã hô hào với thế gian suốt bao đời nay. Có thể coi đây là đóng góp riêng của tác giả và của dân tộc ta vào một trong những tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo cao cả. Ở đây Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới, tinh thần tự do độc lập là của mọi dân tộc anh em. 

Khi phân tích tuyên ngôn độc lập, ta thấy trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ luôn sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời còn ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng.

Tựu chung, với lời lẽ sắc bén, đanh thép và hùng hồn, sự khéo léo tài tình trong việc viện dẫn hai dẫn chứng xác đáng và có sức nặng, Người đã xác lập cơ sở pháp lý cho bản Tuyên ngôn, nêu cao chính nghĩa của ta.

Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập 

Phân tích tuyên ngôn độc lập ta cũng thấy bên cạnh dẫn ra các câu văn mang lí thuyết với tinh thần sắc sảo từ hai bản Tuyên ngôn độc lập của đế quốc Mĩ và thực dân Pháp, Người còn đưa ra những dẫn chứng từ thực tế để vạch trần bộ mặt xảo quyệt của bọn xâm lăng. Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam phần nào chính là bản cáo trạng đanh thép tội ác thực dân Pháp. Chúnglợi dụng lá cờ bình đẳng, bác ái, để đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.

Về chính trị, Người nêu năm tội ác:

  1. tước đoạt tự do dân chủ,
  2. luật pháp dã man, với chính sách hà khắc chia để trị,
  3. chém giết những chiến sĩ yêu nước của dân ta,
  4. chúng ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân,
  5. đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.

Không chỉ dừng lại ở chiêu trò về chính trị của thực dân Pháp, ở khía cạnh kinh tế, Người cũng nêu rõ sự tàn bạo không có tính người của chúng:

  1. bóc lột tước đoạt,
  2. độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng,
  3. sưu cao thuế nặng, vô lý đã bần cùng nhân dân ta,
  4. đè nén rồi khống chế các nhà tư sản ta, đồng thời bóc lột tàn nhẫn công nhân ta.
  5. gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945.

Đến Việt Nam, thực dân Pháp đã bộc lộ dã tâm của mình, chúng đã đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng còn khiến cho các nhà tư sản ta không thể ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn…

Để thấy được tội ác chồng chất của bọn chúng, Người đã sử dụng phương pháp lặp cấu trúc cú pháp kết hợp liệt kê. Lời văn đanh thép ấy được thể hiện rõ sự căm hờn khiến cho người đọc, người nghe dấy lên lòng căm thù ghê gớm. Đặc biệt là hình ảnh “tắm cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong những bể máu”. Hình ảnh này có sức gợi hình gợi cảm hết sức mạnh mẽ. 

Nhưng tội ác của chúng chưa phải là hết. Trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. Vào mùa thu năm 1940, khi Nhật vào Đông Dương, Pháp đã “quì gối đầu hàng”. Hành động của Pháp một lần nữa cho nhân dân mọi miền thấy bản chất nhục nhã, đánh khinh bỉ của chúng.  Trong giai đoạn trước 1945, nhân dân ta lại chịu hai tầng xiềng xích Pháp – Nhật khiến từ Quảng Trị tới Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Quân giặc còn thẳng tay đàn áp, khủng bố Việt Minh ta. Khi phân tích tuyên ngôn độc lập, ta nhận thấy tội ác của chúng đã khiến dân ta khốn khổ cùng cực.

Nhân cơ hội Nhật hàng quân Đồng Minh, nhân dân ta vùng lên làm Cách mạng ở ba miền và đã thành công, đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Tình hình lúc ấy là: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xoá bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của chúng đối với đất nước ta. 

Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”, Người đã viết bằng một lời văn đầy tự hào:

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.

Phân tích tuyên ngôn độc lập, ta thấy ở phần thứ hai, Người đã đưa ra những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được. Đó là cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn: đó là lối biện luận chặt chẽ, lô gíc, từ ngữ sắc sảo, cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu, cách hành văn theo hệ thống móc xích …

Lời tuyên bố độc lập tự do với thế giới

Cuối cùng thay mặt cho cả một dân tộc vừa giành được tự do độc lập, Người nêu lời thề “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng cũng như của cải để giữ vững quyền tự do Độc lập ấy”. Tuyên ngôn Độc lập là kiệt tác của Hồ Chí Minh. Người đã thể hiện được khí phách của một dân tộc đang vùng dậy chống đế quốc, thực dân phong kiến, giành Độc lập tự do cho nước nhà.

Với Tuyên ngôn Độc lập, Việt Nam được hiện diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do và Độc lập và nhân dân thế giới cũng thấy được tinh thần quyết tâm bảo vệ nền Độc lập của dân tộc Việt Nam.

tìm hiểu và phân tích tuyên ngôn độc lập Phân tích tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh – Ngữ Văn 12

Ý nghĩa của bản tuyên ngôn độc lập 

Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện lịch sử. Nó được xếp vào dạng văn bản quan trọng bậc nhất của nước ta. Để có được Tuyên ngôn Độc lập ngày hôm nay, biết bao đồng bào, đồng chí đã hy sinh trong suốt 80 năm chống Pháp. Tuyên ngôn Độc lập là một cột mốc lịch sử, nó đã chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta sống kiếp ngựa trâu, nô lệ của dân tộc, nó đã mở đầu một kỉ nguyên mới: kỷ nguyên Độc lập tự do.

Kết bài: Như vậy, cùng với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và mang giá trị ngang tầm với các thiên cổ hùng văn của các dân tộc như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Dàn ý phân tích tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh 

Nhằm giúp bạn nắm được nội dung bài viết trên đây về chủ đề phân tích tuyên ngôn độc lập, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn khái quát và lập dàn ý cụ thể. 

Mở bài phân tích tuyên ngôn độc lập 

  • Đi từ những áng thiên cổ hùng văn xưa = > Dẫn dắt đến tác phẩm Tuyên ngôn độc lập. 
  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc. 

Thân bài phân tích tuyên ngôn độc lập 

  • Đề cập nguyên lý chung của bản tuyên ngôn độc lập.
  • Những cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn độc lập.
  • Lời tuyên bố đanh thép về độc lập tự do của dân tộc ta.

Kết bài phân tích tuyên ngôn độc lập 

  • Tác phẩm chính là sự kế thừa và phát huy những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc.
  • Khi phân tích tuyên ngôn độc lập sẽ thấy tài năng và tấm lòng của Bác với dân tộc Việt Nam.
  • Tuyên ngôn độc lập chính là bản anh hùng ca của toàn dân tộc ta.

Phân tích Tuyên ngôn độc lập, người đọc nhận thấy đất nước Việt Nam đã bước lên vũ đài chính trị quốc tế và trở thành nước độc lập tự do. Vì thế, bản tuyên ngôn này được nhân dân tiến bộ trên thế giới coi trọng và công nhận. Qua ngòi bút chính luận đanh thép, từ ngữ chặt chẽ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện lập trường, quan điểm rõ ràng trong chặng đường sắp tới, đồng thời cũng cho thấy tầm nhìn chiến lược vĩ đại của Người. 

DINHNGHIA.COM.VN đã giúp bạn tổng hợp về chủ đề phân tích tuyên ngôn độc  lập. Hy vọng qua những kiến thức trong bài viết, bạn đã tìm thấy thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình học tập. Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp gì về nội dung bài viết “Phân tích tuyên ngôn độc lập”, đừng quên để lại nhận xét để cùng chúng tôi trao đổi thêm nhé!. Chúc bạn luôn học tốt!.

Xem thêm >>> Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên Tây Tiến của Quang Dũng

Xem thêm >>> Cảm nhận bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng – Ngữ Văn 12

Xem thêm >>> Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng

Xem thêm >>> Tính dân tộc trong bài Việt Bắc của Tố Hữu – Ngữ Văn 12

See more articles in the category: wiki
READ  Vì Sao Phải Bảo Mật Thông Tin Là Gì, Tại Sao Phải Bảo Mật Thông Tin vuidulich.vn

Leave a Reply