Phân tích nhân vật Hamlet trong vở kịch Hamlet của Shakespeare

Or you want a quick look:

Phân tích nhân vật Hamlet của Shakespeare người đọc sẽ cảm nhận được sự bế tắc khủng hoảng của thời đại cũng như tinh thần nhân văn mà tác giả đã gửi gắm. Qua hình tượng hoàng tử Đan Mạch của Shakespeare, thông điệp về lẽ sống với sự trân trọng phẩm giá con người ngời sáng hơn bao giờ hết. Cùng DINHNGHIA.COM.VN phân tích nhân vật Hamlet để thấy được vẻ đẹp và giá trị sâu sắc của tác phẩm.

Nội dung chính bài viết

Tìm hiểu về tác giả Shakespeare và vở kịch Hamlet

Hoàn cảnh sống, phong cách viết và cảm hứng khơi nguồn là những yếu tố ban đầu tạo nên cội nguồn cho nội dung của tác phẩm. Để phân tích nhân vật Hamlet theo chiều sâu, chúng ta cần tìm hiểu về tác giả Shakespeare và vở kịch Hamlet.

Tác giả Shakespeare

Được gọi với cái tên thân thuộc “nhà thơ của Avon”, Shakespeare là một nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng bậc nhất của xứ sở xương mù Anh quốc. Avon chính là quê hương của ông – tại đây ông ra đời năm 1564 và từ giã cuộc đời vào năm 1616.  Nhận xét về tư tưởng mà Shakespeare gửi găm trong các tác phẩm của mình, đại văn hào Nga Puskin đã khẳng định “Đó là con người và nhân dân. Đó là số phận của nhân loại… chính điều đó làm cho Shakespeare vĩ đại.”

Nhìn chung các tác phẩm của Shakespeare được sáng tác trong giai đoạn 1589-1613. Thể loại quen thuộc và là thế mạnh của ông chính là thơ và kịch. Shakespeare đã tạo nên nhiều nhân vật chân thật mà như đời thực bước ra vậy. Những nhân vật đó mang nhiều ý nghĩa vượt ra khỏi giới hạn của thời gian và không gian.

Các vở kịch của ông được phổ biến rộng rãi và được dịch ra nhiều ngôn ngữ. Tác giả Shakespeare viết tổng cộng hơn 40 vở kịch dưới dạng thơ và được chia thành 3 loại cụ thể:

  • Hài kịch
  • Bi kịch
  • Kịch thất lạc

Tác phẩm Bi kịch Hamlet

Nhan đề đầy đủ của tác phẩm là Hoàng tử Đan Mạch, được ra đời vào năm 1601. Kịch tuồng là thể loại mà ban đầu được thi hào Shakespeare lựa chọn cho tác phẩm Bi kịch Hamlet, về sau qua nhiều lần diễn tác giả đã sửa thành thể loại kịch nói. Được mô phỏng theo câu truyện cổ của Đan Mạch, tuy nhiên cốt truyện cũng được thay đổi đáng kể cũng như tính cách của nhân vật đã hoàn toàn khác.

Nội dung của tác phẩm có thể được tóm tắt như sau: Trong thời kì hỗn đoạn của đất nước Đan Mạch, có hai anh em sinh trưởng và lớn lên cùng nhau tên là Horwendil và Feng. Nếu Horwendil tài hoa bao nhiêu thì Feng lại kém cỏi bấy nhiêu. Vì đánh thắng được vua Na Uy trong cuộc đấu tay đôi nên Horwendil đã trở thành thành rể vua Đan Mạch. Không lâu sau khi vua Đan Mạch qua đời thì anh lên ngôi vua. Lại kể về Feng, lúc nào cũng ghen tức với Horwendil. Hắn tìm cách giết Horwendil và lên ngôi vua, sau đó lấy chính chị dâu của mình.

Amleth là con trai của Horwendil. Sau khi cha qua đời vì sự ám sát của Feng, Amleth ngấm ngầm trả thù bằng cách giả điên. Với sự hoài nghi của mình, Feng đã cho người rình nghe cuộc nói chuyện giữa Amleth và hoàng hậu. Tuy nhiên, Amleth đã phát hiện và giết tên đó. Feng lại nghĩ cách cho Amleth sang Anh với bức thư yêu cầu vua Anh giết chính Amleth. Tuy nhiên, chàng thông minh nên đã tráo đổi thư. Do vây, vua Anh đã gả công chúa cho chàng. Một năm sau, Amleth trở về giết chết Feng và lên ngôi vua ngay sau đó.

Là một trong những tấn bi kịch tiêu biểu và nổi tiếng nhất trong lịch sử sân khấu hiện đại. Tác phẩm thể hiện được cuộc sống của đấng vua chúa thời bấy giờ. Đồng thời nó cũng cho thấy lý tưởng nhân văn đã bị đè bẹp như nào trong xã hội của giai cấp tư sản Anh. Hamlet là một nhân vật vô cùng đặc biệt, chàng không những quan tâm đến việc trả thù lớn và nối ngôi vua, mà hơn cả đó chính là lẽ sống cao đẹp. Một xã hội mà thực tế đầy mâu thuẫn với lí tưởng khiến chàng phải đánh giá lại tất cả và tìm cho mình một lối đi riêng.

Phân tích nhân vật Hamlet của đại thi hào Shakespeare

Bi kịch được hiểu là thể loại hình kịch, là sự đối lập tương phản với hài kịch. Các tác phẩm bị kịch chủ yếu được thể hiện bằng những hạnh động của nhân vật chính với những mối xung đột không thể giải quyết được. Khi phân tích nhân vật Hamlet, người đọc sẽ thấy một bị kịch điển hình cũng như cuộc đời đầy sóng gió của chàng.

Hamlet là nhân vật bi kịch

Là nhân vật trung tâm của toàn bộ vở bi kịch, Hamlet là con người có sức mạnh bất diệt, là người vươn lên trong chính sự đau khổ mà thể hiện được nét đẹp phẩm chất cao quý. Hamlet luôn có khát vọng vươn tới đạo đức sáng ngời cao cả. Do vậy, phẩm chất đẹp đẽ chính là động cơ chi phối tính cách và hành động của Hamlet.

Sau cái chết của vua cha, Hamlet như bị ném ra khỏi cuộc đời. Chàng hiểu rõ những âm mưu, những nhâm hiểu của Feng, đồng thời cũng ghi tạc được bản thân mình không thuộc thế giới của họ. Chàng muốn sự tốt đẹp, sự hạnh phúc của một thế giới rất khác nơi chàng đang sống. Đó cũng là lí do mà Shakespeare đã để chàng đấu tranh rất nhiều về ý nghĩa giữa sự sống và cái chết. Quả thật, khi phân tích nhân vật Hamlet chúng ta mới thấu được sự đấu tranh giằng xé trong tâm hồn và hành động của chàng.

Hamlet thể hiện xung đột giữa lí tưởng với hiện thực xã hội

Nhìn nhận về thực tại cuộc sống, về sự bất công tàn bạo và đầy rẫy những thủ đoạn của lòng người, Hamlet đã lựa chọn con đường “cầm vũ khí đứng lên” bằng kế hoạch chàng đã vạch sẵn. Việc phân tích nhân vật Hamlet đã cho chúng ta nhìn nhận được thực tế trong con mắt của Hamlet, để rồi từ đó thấy rằng trong tâm hồn chàng toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở.

Ngược lại với những tác phẩm hài kịch mang âm hưởng vui tươi, lãng mạn với sự lạc quan tốt đẹp, nhân vật Hamlet trong tác phẩm cùng tên của đại thi hào Shakespeare mang đầy những suy tư nặng nề cùng với các mối quan hệ xung đột. Trước tiên, đó chính là sự mâu thuẫn đối kháng giữa hiện thực xấu xa với lý tưởng nhân văn đã được ông thể hiện rất rõ qua tấn bị kịch của nhân vật.

phân tích nhân vật hamlet và chân dung shakespeare Phân tích nhân vật Hamlet trong vở kịch Hamlet của Shakespeare

Hiện thực xấu xa của xã hội hiện lên sinh động qua việc phân tích nhân vật Hamlet

Trong thời kì phong kiến dưới sự thống trị của nữ hoàng Elizabeth, các thế lực đua nhau để tranh quyền đoạt vị, giai cấp tư sản mới nhu nhược, vì thế mà đời sống nhân dân cùng cực. Đai thi hào đã vẽ lên bức tranh toàn cảnh về một xã hội thối nát yếu kém chỉ bằng việc phân tích nhân vật Hamlet thông qua cuộc sống và chính hành động của chàng.

Tác phẩm của Shakespeare mang nội dung triết học sâu xa và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Hoàng tử Đan Mạch – Hamlet có trách nhiệm và vai trò lớn lao đó chính là diệt trừ tội ác, khôi phục chính nghĩa. Với chiều sâu triết học cùng nghệ thuật hấp dẫn, bên cạnh đó là sự phối hợp hài hòa giữa thực tế xã hội đã khiến cho nhân vật trở nên bất tử. Chỉ khi phân tích nhân vật Hamlet chúng ta mới hiểu vì sao tác phẩm này lại trở thành kiệt tác.

“Có cái gì thối nát trong đất nước Nga này” – mở đầu bi kịch chính là một tình thế lịch sử. Đó chính là sự lo âu, là những linh cảm dữ dội về thực tại xã hội. Mình Hamlet phải đương đầu cả khối liên minh ma quái giữa vua Đan Mạch Claudius với triều đình của y. Cốt truyện của tác phẩm phản ánh chế độ dã man thời trung cổ. Phân tích nhân vật Hamlet, suy cho cùng, chứng tỏ một hiện thực khốc liệt trong một xã hội đầy hoang mang lo âu.

phân tích nhân vật hamlet và hình ảnh tác giả Phân tích nhân vật Hamlet trong vở kịch Hamlet của Shakespeare

Phân tích nhân vật Hamlet để thấy hình tượng này là sản phẩm của hoàn cảnh

Với những điều kiện xã hội ngang trái đã sinh ra một thời đại Phục hung đầy rẫy bi kịch. Giai đoạn đó cũng bắt đầu hình thành chủ nghĩa tư bản, trong đó cũng bao gồm sự xấu xa tráo trở. Mâu thuẫn giữa tư tưởng và hành động cũng do hoàn cảnh mà hình thành. Các nhân vật bước ra từ bị kịch này, đều là sản phẩm của hoàn cảnh, mà việc phân tích nhân vật Hamlet là một minh chứng rõ nét nhất.

Mặc dù là bị xã hội đưa đẩy, bị hoàn cảnh chèn ép nhưng hoàng tử Đan Mạch ấy vẫn khẳng định được lý tưởng của bản thân – lý tưởng anh hùng nghĩa hiệp. Không chỉ cố gắng vì mục đích trả thù cho vua cha đã mất và tiếp nối ngai vàng, mà hơn hết đó chính là sự quan tâm đến lẽ sống và phẩm giá của con người.

Chiến đấu dũng cảm, coi thường cái chết nhẹ tựa lông hồng và lập được những chiến công hiển hách – đó là khát vọng lý tưởng của người anh hùng thời đại. Khi phân tích nhân vật Hamlet, người đọc sẽ phát hiện thấy lý tưởng anh hùng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ kiệt tác này của Shakespeare.

Ngoài việc phân tích nhân vật Hamlet, chúng ta còn thấy nhân vật Claudius là một ông vua tàn bạo độc ác. Hắn giết anh trai , còn muốn giết cả cháu trai – Hamlet của mình. Hắn bỏ thuốc độc vào rượu của Hamlet, phái Hamlet sang Anh để giết chàng bởi tay vua Anh…. Hành động của Claudius chính là hành động của một chính trị gia đầy mưu mẹo và toan tính.

Người đọc còn nhận ra rằng, khi phân tích nhân vật Hamlet tác giả đã kín đáo thể hiện sự tan vỡ của chủ nghĩa nhân văn. Tuy vậy, Shakespeare vẫn không mất đi niềm tin vào tương lai. Điều này bộc lộ rõ qua nhân vật chính của ông – Hamlet. Tác giả nhận ra quan niệm nhân sinh đầy hi vọng ở nhân dân. Đó cũng là niềm tin yêu cuộc sống và sự hi vọng.

Việc Hamlet giả viên điên, nhưng thực chất tâm hồn chàng bị chấn động dữ dội. Tình trạng trì trệ tù túng của thời trung cổ với cái bể khổ của tội ác lừa đảo đã khiến trí tuệ phải “phát điên. Bên cạnh Hamlet chỉ có duy nhất Hôraxiô là người bạn thân, nhưng chàng ko đơn độc. Chàng đại diện cho cái thiện để đấu tranh với Clodiuts và tay chân của hắn. Hamlet dũng cảm đương đầu với tất cả.

Khi phân tích nhân vật Hamlet, người đọc sẽ nhận ra rằng Hamlet quyết chiến với tội ác, với kẻ thù của mình bởi chàng không cho phép hắn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.  Một cuộc so tài không cân sức sẽ sớm xảy ra, và giờ đây Hamlet đã tin vào niềm tin của công lí, tin vào chính bản thân mình. Chàng biết việc mình đang làm có ý nghĩa lớn lao như nào, cũng như biết đựơc những gì sắp sửa diễn ra trên đất nước Đan Mạch nhỏ bé này.

Nhận thấy thế lực lớn lao hùng hậu của kẻ thù, Hamlet biết mình phải dùng vận dụng trí thông minh thay vì công khai trực chiến. Điều này sẽ giúp chàng giảm tránh đi sự hoài nghi của Clodius và tay chân của hắn. Đây chính là một kế hoạch mang tính chiến thuật cao. Tác giả đã để cho nhân vật của mình có đất để bộc lộ tài năng, ông tin vào nhân vật của mình, tin ở công lý và chiến thắng.

Có thể nói, khi phân tích nhân vật Hamlet, chúng ta sẽ thấy được tính cách phức tạp của nhân vật. Đại thi hào đã thổi vào nhân vật của mình tinh thần của thời đại, vẻ đẹp của sự kiên cường cũng như ước mơ về sự công bằng và chân lý cho thời đại lúc bấy giờ.

Có thể nói, thông qua tác phẩm này, Shakespeare đã tái hiện một cách thành công bộ mặt xã hội rối ren bất công và đầy thối nát. Bên cạnh đó, người đọc còn nhận thấy phẩm chất hiện thực chân chính bao giờ cũng hàm chứa trong đó thái độ đánh giá cuộc sống. Việc phân tích nhân vật Hamlet chính là sự làm rõ bức tranh toàn cảnh giữa cái chính và cái ác thời bấy giờ. Qua đó, nó cũng cho người đọc thấy được thông điệp và quan điểm nghệ thuật của tác giả. Nếu có bất cứ câu hỏi nào hay có thêm những đóng góp gì, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng nhau trao đổi thêm về việc phân tích nhân vật Hamlet nha!

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật mị trong đêm tình mùa đông

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

See more articles in the category: wiki
READ  Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt vuidulich.vn

Leave a Reply